5. Đóng góp mới của đề tài
2.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng VIII năm 2013 đến tháng XII năm 2014
2.4. Điều kiện tự nhiên – xã hội tại vùng nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Huyện Giao Thuỷ là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Nam Định, có vị trí địa lý 20001’ – 20021’ vĩ độ Bắc, 106021’ - 106035’ kinh độ Đông, trong vùng nhiệt đới gió mùa với 32 km bờ biển, gần 12 km sông Hồng và 15 km sông Sò bao bọc. Diện tích tự nhiên 23.824 ha và 12.000 ha đất có mặt nước ven biển, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ nội địa ra phía biển, từ Đông sang Tây [2].
2.4.1.2 Khí hậu, thủy văn, thời tiết và độ ẩm
- Thủy triều và lũ: vùng biển và cửa sông của Giao Thủy thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên, dưới 25 giờ, biên độ trung bình 150 đến 180 cm, lớn nhất 340 cm, nhỏ nhất 50 cm. Lũ sông Hồng từ tháng VII đến tháng X, dòng chảy ven bờ biến động mạnh, biên độ triều lớn [2].
- Độ mặn ven bờ biến đổi tùy thuộc các tháng trong năm từ 110/00 đến 300/00. Mùa lũ, vùng cửa sông Hồng có độ mặn 40/00, mùa đông nước mặn xâm nhập sâu trên sông Hồng từ 15 đến 20 km với độ mặn 2 – 30
/00 [2].
- Gió thịnh hành hướng Bắc và Đông – Bắc vào mùa đông, hướng Nam và Đông – Nam vào mùa hè. Tốc độ gió trung bình 3,2 đến 4,5 m/s, lớn nhất 45 đến 50 m/s (khi giông, bão) [2].
- Mưa, giông – bão: mùa mưa kéo dài từ tháng IV đến tháng X, mưa nhiều vào tháng VI, VII, VIII cũng là thời kỳ có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới với 3 đến 5 cơn bão mỗi năm. Lượng mưa trung bình từ 1.300 đến 1.800
mm/năm. Số ngày mưa trung bình 133 ngày/năm. Số giờ nắng 1.650 đến 1.700 giờ /năm [2].
- Nhiệt độ và độ ẩm: nhiệt độ trung bình 240C, cao nhất đến 380C (mùa hè), thấp nhất dưới 100C (mùa đông). Độ ẩm bình quân 85 % [2].
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục ổn định và phát triển. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản phát triển; sản xuất công nghiệp tuy gặp khó khăn nhưng đạt kế hoạch tăng trưởng. Giáo dục đào tạo, công tác y tế - Dân số, công tác giảm nghèo và một số lĩnh vực khác về văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm, nhiều lĩnh vực có chuyển biến tốt; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương được triển khai thực hiện tốt.
Những năm qua, nhờ có sự đổi mới về cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, kinh tế huyện Giao Thuỷ ngày một phát triển, duy trì nhịp độ tăng trưởng cao.
Dân số và lao động: Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có 22 xã, thị trấn với dân số gần 194 nghìn người, trong đó số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80% [2].
Trong 5 năm (2006 - 2010) kinh tế phát triển khá, giá trị tổng sản phẩm tăng bình quân 10,71%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị và thu nhập, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm - ngư nghiệp; tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng 14%; dịch vụ chiếm 38%; ngành nông – lâm – ngư nghiệp 48%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,2 triệu đồng/người/năm [2].
Huyện Giao thủy phân bố lao động theo ngành nghề như sau: [2] + Nông, lâm, thủy sản: 43,55%
+ Công nghiệp, xây dựng: 16,53% + Dịch vụ: 39,92%
Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp: từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. Tổng sản lượng lương thực bình quân: 101.166 tấn/năm. Giá trị sản xuất / ha canh tác đạt 66,7 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tăng bình quân 3,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, đặc biệt ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân 15,15%/năm [2].
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp – tiểu thụ công nghiệp có bước tăng trưởng khá, mức tăng trưởng bình quân 18,91%/năm, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp từng bước được mở rộng. Một số sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng trưởng khá như nước mắm bình quân là 934.000 lít, muối Iốt 13.588 tấn, quần áo may sẵn 1.319 nghìn sản phẩm, gạch đất nung 97.812 nghìn viên… Các ngành cơ khí, sửa chữa, đóng tàu, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, đan, thêu, chế biến lương thực, thực phẩm đều có bước tăng trưởng khá góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo tăng thu cho ngân sách địa phương [2].
Ngành nghề nông thôn: Hiện tại trên địa bàn huyện có 1.325 cơ sở sản xuất và hộ ngành nghề nông thôn, 5 làng nghề, thu hút trên 7.000 lao động tham gia với các cơ sở sản xuất chính là: mây tre giang, móc sợi, thêu ren, sản xuất nấm, chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, nghề mộc, cơ khí, xây dựng... Ngành nghề nông thôn với các cơ sở sản xuất rất đa dạng, phong phú[2].
Du lịch và dịch vụ: Với 32km bờ biển, Giao Thủy có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. Vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn nằm ở cửa sông Hồng có hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng, phong phú với gần 3000ha rừng
ngập mặn là nơi dừng chân của nhiều loài chim di trú quý hiếm được ghi tên trong sách đỏ quốc tế. Tháng I/ 1989 vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn được UNESCO công nhận tham gia công ước RAMSAR đầu tiên của Đông nam á và duy nhất của Việt Nam hiện nay. Ngày 02/01/2003, Thủ tướng chính phủ ký quyết định chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy. Giao thủy còn có bãi biển Quất Lâm với hơn 5km bãi cát trải dài nằm dưới rừng phi lao ngút ngàn, xanh biếc. Đây là những điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển và các loại hình dịch vụ phục vụ khách thăm quan [2].
Kết cấu hạ tầng: Hoàn thành việc bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý, 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng qua nhiều năm đang phát huy tác dụng: trên địa bàn huyện hiện có 46,4km tỉnh lộ, 19km huyện lộ, 761km đường trục xã, liên xã, đường thôn xóm được nhựa hoá hoặc bê tông hoá [2].
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm, giữ vững thành tích đơn vị tiên tiến xuất sắc đứng trong tốp đầu của ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Nam Định..Phổ cập tiểu học, trung học cơ sở được duy trì và phát triển.
Phong trào xây dựng nhà văn hoá xóm, xây dựng cơ quan, gia đình văn hoá phát triển mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực.
Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, y tế được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng.
Tích cực giải quyết việc làm cho người lao động. Tạo việc làm mới bình quân 4.000 lao động/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35% [2].
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất ngao tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
3.1.1. Tuổi thả ngao
Tuổi thả ngao được tính qua nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ngao. Ta có quy trình tính tuổi thả ngao như sau:
Giai đoạn 1: nuôi ngao giống trong đầm, số lượng ngao đạt 5 – 6 vạn con/kg người ta gọi là ngao “cám”. Nuôi ngao trong vòng 1 tháng ngao “cám” thành ngao “tấm”
Giai đoạn 2: ngao “tấm” đạt 10 – 15 vạn con/kg. Nuôi ngao từ 1 tháng – 1 tháng rưỡi ngao “tấm” thành ngao “dắt”.
Giai đoạn 3: ngao “dắt” đạt 2000 con/kg. Nuôi ngao 2 – 3 tháng khi ngao “dắt” thành ngao “cúc”.
Giai đoạn 4: nuôi ngao “cúc” thành ngao thương phẩm.
Đối với bãi ngao đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của môi trường nuôi ngao thì thời gian nuôi thành ngao thương phẩm tầm 8 – 12 tháng.
Bãi ngao không đáp ứng tiêu chuẩn của môi trường nuôi ngao thì thời gian nuôi tầm 24 tháng đến 36 tháng.
Bảng 3.1. Kích thƣớc ngao giống nuôi và năng suất của chúng tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Đơn vị Ngao giống
Bình quân Tối đa Tối thiểu
cm 0,5 1 0,1 Năng suất (tấn/ha) Dao động 35 – 45 45 – 55 25 – 35 Trung bình 40 50 30
Ngao giống có chất lượng tốt, ngao nhỏ có hình tròn đều, màu hồng – trắng. Tùy thuộc vào kích cỡ giống, tuy nhiên kích cỡ tối thiểu từ 0,5 – 1cm/ con. Qua bảng trên ta thấy kích thước ngao giống càng nhỏ thì năng suất ngao thương phẩm càng thấp. Khi kích thước ngao giống 0,1cm thì năng suất ngao thương phẩm trung bình là 30 tấn/ha. Trong khi đó kích thước ngao giống 1cm, năng suất ngao thương phẩm đạt 50 tấn/ha. Năng suất tăng gần gấp đôi so với năng suất ngao thương phẩm khi ngao giống có kích thước 0,1cm. Khi kích thước ngao giống quá nhỏ thì làm sức đề kháng của ngao yếu dễ mắc bệnh làm tỷ lệ ngao hao hụt, làm giảm năng suất ngao thương phẩm.
Bảng 3.2. Mật độ thả ngao giống và năng suất của chúng tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Cỡ giống (vạn con/kg)
Mật độ thả (kg/1000m2)
Năng suất trung bình (tấn/ha)
5 100 30
4 110 40
3 140 45
2 180 50
Khi thả ngao giống cần để con giống thích nghi từ từ với môi trường mới bằng cách thả giống vào thời điểm thủy triều lên, đưa từ từ con giống để
làm quen môi trường, rải đều con giống, triều xuống thả ở chỗ nước sâu 10cm, không thả chỗ nước cạn.
Cỡ giống ngao nhỏ, mật độ thả ngao dày kéo theo năng suất ngao thương phẩm cũng bị ảnh hưởng. Năng suất ngao thương phẩm đạt 30 tấn/ha khi cỡ ngao giống thả là 5 vạn con/kg. Tỷ lệ năng suất ngao thương phẩm ngày càng tăng cao hơn khi mật độ thả ngao giống ngày càng rộng. Sự chênh lệch năng suất ngao thương phẩm từ 5 vạn con/kg đến 2 vạn con/kg gần như gấp đôi.
Như vậy, kích thước ngao giống cùng mật độ thả ngao giống quá nhỏ, sẽ làm ngao giống hao hụt đi nhiều, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ngao thương phẩm. Kích thước nhỏ, mật độ thả ngao giống dày làm năng suất ngao thương phẩm thấp. Tuy nhiên trong thực tế tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định kích thước và mật độ thả ngao giống thường được thả ra bãi nuôi ngao thương phẩm là 0,5 – 1cm và mật độ thả là 2 – 3 vạn con/kg trên 180 – 140 kg/ 1000m2 tại đó năng suất ngao thương phẩm đạt 40 – 55 tấn/ha, được xác định là đạt năng suất ngao cao. Bởi vậy kích thước và mật độ thả ngao giống tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định phù hợp với điều kiện nuôi ngao thương phẩm giúp năng suất ngao thương phẩm đạt năng suất cao.
3.1.2. Nồng độ muối
Độ mặn hay nồng độ muối được ký hiệu S 0
/00 (S là viết tắt từ chữ Salinity – độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1kg nước.
Độ mặn chịu ảnh hưởng của thủy triều, lượng mưa, dòng chảy,… Ngao phát triển tốt với giá trị độ mặn từ 20 – 300
/00 . Ngao bắt đầu chết ở vùng biển với độ mặn lớn hơn 40 0
Theo Shirley Baker và cộng sự (2007), độ mặn tối ưu từ 20 – 300 /00, trong giới hạn này ngao di chuyển, lấy thức ăn, tăng trưởng và các hoạt động khác diễn ra mạnh mẽ nhất [24]. Mặc dù ngao có thể điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi độ mặn, nhưng khi môi trường có độ mặn nằm ngoài phạm vi giới hạn tối ưu, cơ thể ngao yếu, sinh trưởng phát triển chậm, nếu thời gian kéo dài ngao sẽ chết.
Do các bãi nuôi ngao thường nằm cạnh các cửa sông lớn, nên môi trường nuôi, đặc biệt là độ mặn có sự biến động rất lớn, do tác động của thủy triều và của nguồn nước ngọt từ nội địa, đặc biệt vào mùa lũ từ tháng IV đến tháng XI dương lịch. Thủy triều thấp, khi nước mặn chưa xâm nhập vào sâu trong bãi nuôi, độ mặn đo được thường có giá trị thấp. Ngược lại khi thủy triều lên cao, độ mặn có giá trị cao.
Bảng 3.3. Độ mặn tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Thời gian Độ mặn (o /00) TB MAX MIN Tháng II 23,16 25 22 Tháng III 22,8 24 22 Tháng IV 20,9 23 19 Tháng V 17,33 20 14
Nguồn: “Nguyễn Thị Mơ – Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)”
Qua bảng để đo nồng độ muối tại vùng nuôi ngao ở xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thì ta có nhận xét như sau:
Độ mặn giữa tháng II, tháng III, tháng IV có sự chênh lệch không đáng kể. Độ mặn trung bình các tháng đều từ 200
/00 – 230/00đều nằm trong giới hạn tối ưu từ 200
/00 – 300/00 là môi trường tốt cho ngao sinh trưởng.
Do tháng V là vào mùa nắng nóng kéo dài lại kết hợp với mưa nhiều cho nên độ mặn trong tháng có khi xuống thấp chỉ còn 140
/00. Độ mặn xuống thấp làm cơ thể ngao bị suy yếu. Thế nhưng do độ mặn xuống thấp dần dần mà không quá đột ngột cho nên không gây ra tình trạng ngao chết hàng loạt.
Tuy nhiên, càng về cuối năm độ mặn của nước biển tại vùng nuôi lại có xu hướng tăng lên rất cao nên các sinh vật phù du ngày càng khan hiếm. Theo điều tra ở các hộ nuôi ngao thì họ đều nhận xét năm nào cũng vậy cứ vào thời điểm về cuối năm nồng độ muối đều tăng cao làm ngao bị sốc, cơ thể rất yếu gây nên tình trạng ngao chết hàng loạt.
Sự biến động của độ mặn giữa các tháng thường không có biến động nhiều. Độ mặn lên xuống theo đợt nhất định theo các tháng hàng năm cho nên chỉ làm cơ thể ngao suy yếu nhẹ, không ảnh hưởng nhiều quá đến sinh trưởng và phát triển của ngao. Trong thực tế tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định với độ mặn trung bình từ 20 – 230
/00 thì người ta thu được năng suất ngao thương phẩm trung bình là 50 tấn/ha (Bảng 3.7. Tổng hợp nồng độ muối, pH, đặc điểm nền đáy và năng suất ngao thương phẩm tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Với năng suất như vậy được xác định là đạt năng suất cao. Như vậy độ mặn trung bình 20 – 230/00 tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam định phù hợp với điều kiện môi trường nuôi ngao thương phẩm giúp đạt năng suất ngao thương phẩm cao.
3.1.3. pH
Độ pH của nước là một đặc tính hóa học cơ bản, ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng, sinh sản và khả năng hấp thụ oxy của sinh vật (Wilbur và
Pentony, 1999) [26]. Trong số các hệ thống thủy vực: nước ngọt, cửa sông và biển khơi, độ pH có sự thay đổi tự nhiên và các sinh vật đã thích nghi với sự biến đổi tự nhiên đó.
pH là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống ngao như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng.