5. Đóng góp mới của đề tài
3.3.2.2. Đặc điểm bãi nuôi tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy,
Thủy, tỉnh Nam Định
Bãi nuôi thường được chọn ở những bãi triều gần cửa sông, bằng phẳng, độ dốc thấp và ít sóng gió.
Độ cao mặt bãi: bãi nuôi chọn ở tuyến trung và hạ triều. Nếu nuôi ở những vùng triều cao ngao sẽ sinh trưởng chậm, tỉ lệ chết sẽ cao, nhưng nếu nuôi ở bãi triều quá thấp thì ngao dể bị địch hại tấn công và khó quản lý. Thời gian phơi bãi không quá 6 giờ/ ngày.
Chất đáy: chất đáy tốt nhất cho Ngao là cát bùn, cát chiếm 70-90%. Nồng độ muối: nồng độ muối thích hợp cho nuôi Ngao là từ 15-300
/00. Cần tránh những nơi có dòng nước ngọt đổ ra trực tiếp.
Chất thải: cần tránh những nơi bỉ ảnh hưởng của chất thải, chất độc do sinh hoạt, nông nghiệp hay công nghiệp (thuốc trừ sâu, hóa chất, dầu khí...)
Ngoài ra cần chú ý đến yếu tố dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khác (vật chất hữu cơ, muối dinh dưỡng, yếu tố thủy lý hóa...)
Cải tạo bãi: Vệ sinh, thu gom đá sỏi, rác…ra xa khỏi bãi. Khi triều xuống cần cày xới mặt bãi sâu khoảng 5 – 10cm, san phẳng mặt bãi để ngao giống dễ dàng chui xuống, tránh bị nước triều cuốn đi.
Tạo luống: Luống có cùng hướng với dòng chảy của thủy triều khi lên, xuống. Mỗi luống rộng 1,5m, giữa hai luống có lối đi để tránh dẫm lên bãi sau khi thả giống.Những vùng nuôi ngao có thời gian phơi bãi trên 5 giờ/ngày cần có biện pháp giữ nước, tạo độ ẩm cho bãi nuôi.
Quây lưới quanh bãi: Dùng lưới xâm cũ (không bị rách) loại Polyetylen có cỡ mắt lưới 2a (rộng mắt = 1cm, cao lưới = 80cm). Dùng cọc tre, gỗ dài 1m để giăng lưới. Lưới vùi sâu xuống mặt bãi khoảng 30cm, và dùng các cọc nhỏ nâng lưới lên cao so với mặt bãi từ 60 – 70cm. Cứ 1,5m cắm 1 cọc nhỏ và 10m cắm một cọc loại lớn để giăng lưới, lưới dựng hơi ngả vào trong mặt bãi.