5. Đóng góp mới của đề tài
3.1.7. Thời điểm khai thác hiệu quả
Khi ngao đạt cỡ 30 – 70 con/kg thì có thể thu hoạch. Thu hoạch ngao bằng tay hay cơ giới. Sau thu hoạch thì chuyển ngay đến nhà máy hoặc các cơ sở để tiến hành chế biến sản phẩm.
(1) Lợi dụng tính hướng cọc gỗ của ngao để thu. Trên bãi cứ cách 1,5m đóng cọc gỗ có đường kính 4 – 5cm, dài 65 – 70cm. Sau một thời gian ngao sẽ tập trung ở xung quanh cọc gỗ với bán kính 30cm, lúc này bắt rất thuận tiện.
(2) Dùng chân đạp trên nước nông để bắt.
Cỡ ngao thu tốt nhất khi ngao đạt 50 con/kg, lúc này ngao đạt tỷ lệ thịt lớn nhất. Nếu để lâu hơn thì chất lượng thịt ít, vỏ ngao rất dày và nặng.
Thời gian thu hoạch ngao thường phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ bên Trung Quốc nhưng các năm trở lại đây thị trường tiêu thụ được mở rộng cả thị trường nước ngoài và thị trường nội địa nên thời gian thu hoạch ngao diễn ra quanh năm. Tuy nhiên, nếu thu hoạch vào mùa thành thục sinh dục tầm tháng IV đến tháng VII thì hàm lượng chất dinh dưỡng trong thịt ngao cao.
Mùa vụ thu hoạch ngao ngoài việc chú ý đến chất lượng sản phẩm cũng cần phải quan tâm đến thời gian bảo quản. Thu hoạch ngao vào mùa xuân và mùa thu dễ bảo quản hơn mùa hè khi nhiệt độ cao.
Cần thu hoạch ngao vào lúc triều rút, lúc này ngao đã ăn no, thải các vật thừa trong vỏ, chỉ giữ lại nước nên thịt rất sạch, ngược lại thu lúc triều lên chúng thường ngậm cát giảm chất lượng thịt ngao.
Như vậy, thời điểm khai thác mùa vụ ngao thích hợp nhất là tầm tháng IV đến tháng VII đây là thời điểm trùng hợp với mùa vụ sinh sản của ngao giúp hàm lượng ngao cao hơn và con ngao nặng hơn, nên thu hoạch ngao khi triều rút.
3. 2. Các hình thức nuôi ngao tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
3.2.1. Nuôi theo hộ gia đình
Hình thức nuôi theo hộ gia đình là hình thức nuôi ở mức manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, chưa có quy trình kỹ thuật nuôi hợp lý, đúng kỹ thuật, các hộ nuôi chưa có tính liên kết.
Hàng năm, vùng nuôi ngao của huyện Giao Thủy đều có giống tự nhiên, chủ yếu là giống nghêu (Bến Tre), giống ngao bản địa (Ngao Dầu, Ngao Mật) chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên, nguồn giống ngày một suy giảm, năm có năm không có. Việc khai thác ngao giống tự nhiên rất tùy tiện, khi phát hiện có ngao giống (loại rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường) là tổ chức thu bắt nên tổn thất sau ương nuôi lên đến 60 – 70 %.
Nguồn giống nhập từ nơi khác ngày một khó khăn do các tỉnh phía Nam quản lý nguồn giống rất chặt, ngao giống được mua trôi nổi, thời gian vận chuyển dài nên kết quả ương nuôi thấp.
Người dân phải tự tìm hiểu đi mua nguồn giống. Nguồn giống ở xa vận chuyển khó khăn, không có kỹ thuật, chi phí lại cao dẫn đến ngao giống yếu dễ chết làm thiệt hại lớn.
Chăm sóc ngao nuôi
Dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước, kinh nghiệm của bản thân. Không có kiến thức kỹ thuật khoa học, không được tuyên truyền giáo dục về nuôi ngao.
Hình thức thu mua
Trước năm 2004, ngao chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch và tiêu thụ nội địa. Từ năm 2005 đến nay lượng ngao thương phẩm tiêu thụ qua Trung Quốc của huyện giảm mạnh kèm theo giá bán thấp và thường bị ép giá.
Một vấn đề bất lợi là Trung Quốc chỉ thu mua ngao từ tháng VIII năm trước đến tháng II năm sau, người nuôi phải tận thu để bán nên không còn ngao trưởng thành bổ sung cho nguồn ngao bố mẹ mùa sinh sản.
Thị trường nội địa còn nhỏ hẹp, sức tiêu thụ thấp nên ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển.
Việc thu mua và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu hoạt động còn đơn lẻ, không có tổ chức, cạnh tranh không lành mạnh làm cho giá bán thương phẩm ngày một giảm.
Trong thực tế hình thức nuôi ngao theo hộ gia đình đạt năng suất ngao thương phẩm dao động từ 30 – 40 tấn/ha. Như vậy năng suất ngao thương phẩm không được cao mức năng suất tuy không phải là quá thấp nhưng cũng làm người dân không được nhiều công.
3.2.2. Nuôi theo tổ hợp tác
Tổ hợp tác đã xây dựng và thực hiện kế hoạch làm việc cho tổ, các thành viên của tổ họp lại với nhau thường xuyên mỗi tháng một lần để bàn bạc các công việc, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng các hoạt động tiếp theo [8].
Tổ hợp tác có thể huy động và sử dụng nguồn vốn (đóng góp) của các thành viên cá nhân trong cộng đồng, tham gia hoạt động tuyên truyền, bảo vệ các nguồn lợi thủy sản.
Xã Giao Xuân có 128 hộ nuôi ngao trên đất dự án dành trồng rừng, cồn cát cao địa phương thu phúc lợi với tổng diện tích nuôi 136.38ha và 138 hộ nuôi trên diện tích bãi bồi Uỷ ban nhân dân huyện thu tiền thuê đất với diện tích 277.06ha.
Nguồn giống
Nguồn giống khai thác tự nhiên và mua từ nơi khác về ngày một khó khăn, có nhiều năm không có nguồn giống. Năm 2003 tổ hợp tác đã tiến hành nghiên cứu, tổ chức sản suất giống ngao nhằm chủ động nguồn giống trong quá trình nuôi thả. Đến năm 2011 tổ hợp tác đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất ngao giống, xây dựng được cơ sở nuôi ngao chuyên nghiệp.
Nguồn giống sản xuất nhân tạo đáp ứng hầu như đủ nhu cầu cho người nuôi ngao, chủ động trong nguồn giống.
Chăm sóc ngao nuôi
Hình thức nuôi ngao theo tổ hợp tác chủ động trong kỹ thuật chăm sóc, có kỹ thuật khoa học.
Các tổ còn lập ra cuốn “sổ tay hướng dẫn nuôi ngao thương phẩm” để chia sẻ kinh nghiệm và cách chăm sóc ngao thương phẩm.
Hình thức thu mua
Uỷ ban nhân dân huyện Giao Thủy ủy quyền và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Cửu Dung xây dựng thương hiệu “Ngao Giao Thủy” và đã được Cục sở hữu công nghiệp cấp giấy chứng nhận nhãn, xuất xứ hàng hóa, mở Website để quảng bá và mở rộng tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức nhiều chuyến đi qua các cửa khẩu nhằm tìm kiếm thị trường sâu trong nội địa của Trung Quốc nhất là tỉnh Vân Nam với sự hỗ trợ của lãnh sự quán Việt Nam ở Côn Minh.
Mở rộng thị trường tiêu thụ ra các thành phố lớn, chú trọng công nghệ làm sạch Ngao trước khi bán, tổ chức tốt mạng lưới tiếp thị, bán sỉ, bán lẻ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Miền trung,….và xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật,…qua các doanh nghiệp chế biến ở Miền Nam.
Hình thức nuôi theo tổ hợp tác bảo vệ quyền lợi sản phẩm làm ra, giá thành cao hơn. Đồng thời nuôi theo tổ hợp tác đảm bảo nguồn sản phẩm nhiều không sợ thiếu sản phẩm.
Trong thực tế hình thức nuôi ngao theo tổ hợp tác thường đạt năng suất ngao thương phẩm dao động từ 45 – 55 tấn/ha. Như vậy năng suất ngao thương phẩm của hình thức nuôi theo tổ hợp tác đạt cao hơn hẳn so với năng suất ngao thương phẩm hình thức theo hộ gia đình.
Hiệu quả của hai hình thức nuôi theo hộ gia đình và nuôi theo tổ hợp tác thì nuôi theo tổ hợp tác mang lại hiệu quả cao hơn nhiều, hiệu suất nuôi tăng cao, kỹ thuật nuôi đảm bảo hơn, giá thành luôn cao hơn và khả năng chống chịu thời tiết tăng cao hơn,…
Hiện nay trên địa bàn xã Giao Xuân hầu hết các hộ gia đình đều theo các tổ hợp tác, còn rất ít các hộ dân nuôi nhỏ lẻ.
3.3. Diện tích nuôi ngao tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Thủy, tỉnh Nam Định
3.3.1. Vùng nuôi ngao tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định tỉnh Nam Định
Vùng nuôi ngao huyện Giao Thủy: Nằm tiếp giáp với 5 xã vùng đệm của vườn quốc gia Xuân Thủy gồm: Giao Hải, Giao Xuân, Giao An, Giao Thiện và Giao Lạc là vùng nuôi ngao của huyện Giao Thủy. Phía bắc vùng nuôi là rừng ngập mặn của vườn quốc gia, nằm xen kẽ với rừng ngập mặn là những đầm nuôi tôm với diện tích rất lớn.
Vùng bãi triều nuôi ngao là một bãi bồi rộng lớn có diện tích khoảng trên 1.500ha nằm lồi ra biển, phía nam giáp với Biển Đông, ngay phía bắc là cửa biển Ba Lạt của sông Hồng, đây là nguồn cung cấp nước ngọt, phù sa và thức ăn rất phong phú cho vùng nuôi ngao. Giữa vùng nuôi là hệ thống sông, lạch nhỏ chằng chịt được nối với sông Hồng từ phía bắc nên càng tạo thêm thuận lợi cho môi trường nuôi.
Các sông nhỏ, kênh rạch bắt nguồn từ sông Hồng trước khi đi qua vùng nuôi ngao, nó đã chảy qua vùng nuôi tôm nước lợ phía đầu nguồn. Đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng tới môi trường, như làm gia tăng các vật chất hữu cơ trong nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường từ thải lượng của các hoạt động trong nuôi tôm như: Thuốc, hóa chất độc hại...
Năm 2010 tổng diện tích nuôi ngao là 1.290ha, nhưng đến nay điều tra lại diện tích thực tế chỉ còn 921ha. Nguyên nhân giảm diện tích nuôi ngao là
do sự biến động bồi lở tự nhiên, đến nay giảm 370ha. Hiện nay việc phân vùng nuôi ngao chưa phù hợp, khu vực ươm ngao giống và khu vực nuôi ngao thương phẩm chưa phân vùng rõ ràng. Do vậy rất khó quản lý và dẫn đến hiệu quả không cao [7].
Để đảm bảo sản lượng đến năm 2015 vẫn đạt: 19.000 tấn theo chỉ tiêu của ngành và bảo đảm có 50% lượng giống ngao xuất bán ra thị trường bên ngoài thì cần quy hoạch các vùng ươm nuôi, khai thác ngao như sau:
Khu vực ươm ngao giống trong đầm: 200ha chuyển từ nuôi quảng canh kết hợp của các xã: xã Giao Xuân 27ha, Giao Lạc 32ha, Giao An 141ha sang ươm ngao giống trong đầm.
Khu vực ươm ngao giống trên bãi của các xã Giao Xuân và Giao Lạc với diện tích 215ha.
Khu vực nuôi ngao thương phẩm tập trung chủ yếu ở các xã Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long.
Vùng khai thác khôn khéo và chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng: 800ha vùng đất bãi bồi giữa cồn Lu và cồn Mờ thuộc địa phận Giao An, Giao Thiện và Giao Long để nuôi ngao thương phẩm và bảo tồn giống ngao bản địa theo tinh thần quyết định 126/QĐ – TTg, ngày 02/02/2012 của thủ tướng Chính Phủ, trong quản lý, bảo vệ phát triển bền vững rừng đặc dụng [7].
3.3.2. Đặc điểm bãi thả tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Giao Thủy, tỉnh Nam Định
3.3.2.1. Đặc điểm bãi thả giống tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Bãi thả giống thường được đặt gần bãi ngao trưởng thành.
Bãi là nơi có nước đối lưu, nước triều lên xuống đều, không phơi đáy quá 4 giờ/ ngày.
Đối với bãi ngao giống thì chọn vùng triều cao hơn so với bãi ngao trưởng thành.
Đáy là cát – bùn ( trong đó cát chiếm 70 – 80%) Độ mặn nước biển trung bình từ 15 – 250
/00 Bãi là nơi có lượng nước ngọt nhất định đổ vào.
Có bờ chắn lũ, đắp các bờ có bề rộng từ 30 – 40cm, cao 40cm song song với bờ chắn lũ, dung lưới hoặc cây gỗ để làm giảm lưu tốc nước của thủy triều vầ đồng thời cũng tránh để ngao giống bị cuốn đi xa.
Thường xuyên kiểm tra bờ bãi, chống nóng, không cho người đi vào.
3.3.2.2. Đặc điểm bãi nuôi tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Thủy, tỉnh Nam Định
Bãi nuôi thường được chọn ở những bãi triều gần cửa sông, bằng phẳng, độ dốc thấp và ít sóng gió.
Độ cao mặt bãi: bãi nuôi chọn ở tuyến trung và hạ triều. Nếu nuôi ở những vùng triều cao ngao sẽ sinh trưởng chậm, tỉ lệ chết sẽ cao, nhưng nếu nuôi ở bãi triều quá thấp thì ngao dể bị địch hại tấn công và khó quản lý. Thời gian phơi bãi không quá 6 giờ/ ngày.
Chất đáy: chất đáy tốt nhất cho Ngao là cát bùn, cát chiếm 70-90%. Nồng độ muối: nồng độ muối thích hợp cho nuôi Ngao là từ 15-300
/00. Cần tránh những nơi có dòng nước ngọt đổ ra trực tiếp.
Chất thải: cần tránh những nơi bỉ ảnh hưởng của chất thải, chất độc do sinh hoạt, nông nghiệp hay công nghiệp (thuốc trừ sâu, hóa chất, dầu khí...)
Ngoài ra cần chú ý đến yếu tố dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khác (vật chất hữu cơ, muối dinh dưỡng, yếu tố thủy lý hóa...)
Cải tạo bãi: Vệ sinh, thu gom đá sỏi, rác…ra xa khỏi bãi. Khi triều xuống cần cày xới mặt bãi sâu khoảng 5 – 10cm, san phẳng mặt bãi để ngao giống dễ dàng chui xuống, tránh bị nước triều cuốn đi.
Tạo luống: Luống có cùng hướng với dòng chảy của thủy triều khi lên, xuống. Mỗi luống rộng 1,5m, giữa hai luống có lối đi để tránh dẫm lên bãi sau khi thả giống.Những vùng nuôi ngao có thời gian phơi bãi trên 5 giờ/ngày cần có biện pháp giữ nước, tạo độ ẩm cho bãi nuôi.
Quây lưới quanh bãi: Dùng lưới xâm cũ (không bị rách) loại Polyetylen có cỡ mắt lưới 2a (rộng mắt = 1cm, cao lưới = 80cm). Dùng cọc tre, gỗ dài 1m để giăng lưới. Lưới vùi sâu xuống mặt bãi khoảng 30cm, và dùng các cọc nhỏ nâng lưới lên cao so với mặt bãi từ 60 – 70cm. Cứ 1,5m cắm 1 cọc nhỏ và 10m cắm một cọc loại lớn để giăng lưới, lưới dựng hơi ngả vào trong mặt bãi.
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Giao Xuân thuộc huyện Giao Thủy xưa kia là “vùng đất chết”. Cả xã như một bãi bồi hoang dại cỏ mọc um tùm, chỉ có những loài sú vẹt tồn tại, và là một vùng rộng lớn ngập mặn khiến hoa màu không thể phát triển.
Sau này chính quyền tỉnh Nam Định dốc sức quyết tâm xây dựng và gia cố đê điều thì sự bình yên mới được bắt đầu ở vùng đất này.
Giao Xuân đã từng bước phát huy thế mạnh của mình trong nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là việc nuôi ngao thương phẩm. Với diện tích bãi bồi lên đến gần 700ha, trong đó có khoảng 295ha là đất nuôi ngao ( đất đủ điều kiện nuôi trồng), xã Giao Xuân luôn đứng đầu huyện về diện tích và sản lượng nuôi ngao trong nhiều năm qua. Trên địa bàn xã có hơn 280 hộ nuôi ngao, tuy nhiên con số này có xu hướng tăng trong 3 năm trở lại đây.
Nuôi ngao theo hình thức tổ hợp tác ngày một phát triển trên địa bàn. Các hộ gia đình hiện giờ không nuôi đơn lẻ manh mún mà tập trung lại với nhau. Xã Giao Xuân đã tạo thương hiệu “Ngao Giao Thủy” để nâng cao giá trị sản phẩm, giúp ngao có giá trị cao trong thị trường.
“Ngao Giao Thủy” luôn đạt danh hiệu ngao sạch, và là nơi cung cấp ngao lớn nhất miền Bắc.
Nghề nuôi ngao đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn người lao động; bộ mặt nông thôn các xã ven biển được đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên.
Nghề nuôi ngao thực sự đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương cũng như phát triển kinh tế cho xã Giao Xuân.
Nghề nuôi ngao mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên rất nhiều người dân nuôi ngao đã nói rằng: “Nuôi ngao chẳng khác nào đánh bạc với trời, mỗi lần có bão lớn đổ về là coi như mất hết. Sau mỗi cơn bão, ngao thường bị sóng cuốn trôi hoặc bị đánh dạt sang bãi của nhà khác. Có những chủ ngao đầu tư hàng tỷ đồng rồi bị mất trắng chỉ sau một trận bão”. Bên cạnh đó thì vấn đề thời tiết với hiện tượng nồm hay nắng nóng kéo dài khiến ngao không hấp thụ được thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra