5. Đóng góp mới của đề tài
3.3.1. Vùng nuôi ngao tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh
Thủy, tỉnh Nam Định
3.3.1. Vùng nuôi ngao tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định tỉnh Nam Định
Vùng nuôi ngao huyện Giao Thủy: Nằm tiếp giáp với 5 xã vùng đệm của vườn quốc gia Xuân Thủy gồm: Giao Hải, Giao Xuân, Giao An, Giao Thiện và Giao Lạc là vùng nuôi ngao của huyện Giao Thủy. Phía bắc vùng nuôi là rừng ngập mặn của vườn quốc gia, nằm xen kẽ với rừng ngập mặn là những đầm nuôi tôm với diện tích rất lớn.
Vùng bãi triều nuôi ngao là một bãi bồi rộng lớn có diện tích khoảng trên 1.500ha nằm lồi ra biển, phía nam giáp với Biển Đông, ngay phía bắc là cửa biển Ba Lạt của sông Hồng, đây là nguồn cung cấp nước ngọt, phù sa và thức ăn rất phong phú cho vùng nuôi ngao. Giữa vùng nuôi là hệ thống sông, lạch nhỏ chằng chịt được nối với sông Hồng từ phía bắc nên càng tạo thêm thuận lợi cho môi trường nuôi.
Các sông nhỏ, kênh rạch bắt nguồn từ sông Hồng trước khi đi qua vùng nuôi ngao, nó đã chảy qua vùng nuôi tôm nước lợ phía đầu nguồn. Đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng tới môi trường, như làm gia tăng các vật chất hữu cơ trong nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường từ thải lượng của các hoạt động trong nuôi tôm như: Thuốc, hóa chất độc hại...
Năm 2010 tổng diện tích nuôi ngao là 1.290ha, nhưng đến nay điều tra lại diện tích thực tế chỉ còn 921ha. Nguyên nhân giảm diện tích nuôi ngao là
do sự biến động bồi lở tự nhiên, đến nay giảm 370ha. Hiện nay việc phân vùng nuôi ngao chưa phù hợp, khu vực ươm ngao giống và khu vực nuôi ngao thương phẩm chưa phân vùng rõ ràng. Do vậy rất khó quản lý và dẫn đến hiệu quả không cao [7].
Để đảm bảo sản lượng đến năm 2015 vẫn đạt: 19.000 tấn theo chỉ tiêu của ngành và bảo đảm có 50% lượng giống ngao xuất bán ra thị trường bên ngoài thì cần quy hoạch các vùng ươm nuôi, khai thác ngao như sau:
Khu vực ươm ngao giống trong đầm: 200ha chuyển từ nuôi quảng canh kết hợp của các xã: xã Giao Xuân 27ha, Giao Lạc 32ha, Giao An 141ha sang ươm ngao giống trong đầm.
Khu vực ươm ngao giống trên bãi của các xã Giao Xuân và Giao Lạc với diện tích 215ha.
Khu vực nuôi ngao thương phẩm tập trung chủ yếu ở các xã Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long.
Vùng khai thác khôn khéo và chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng: 800ha vùng đất bãi bồi giữa cồn Lu và cồn Mờ thuộc địa phận Giao An, Giao Thiện và Giao Long để nuôi ngao thương phẩm và bảo tồn giống ngao bản địa theo tinh thần quyết định 126/QĐ – TTg, ngày 02/02/2012 của thủ tướng Chính Phủ, trong quản lý, bảo vệ phát triển bền vững rừng đặc dụng [7].