5. Đóng góp mới của đề tài
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Giao Xuân thuộc huyện Giao Thủy xưa kia là “vùng đất chết”. Cả xã như một bãi bồi hoang dại cỏ mọc um tùm, chỉ có những loài sú vẹt tồn tại, và là một vùng rộng lớn ngập mặn khiến hoa màu không thể phát triển.
Sau này chính quyền tỉnh Nam Định dốc sức quyết tâm xây dựng và gia cố đê điều thì sự bình yên mới được bắt đầu ở vùng đất này.
Giao Xuân đã từng bước phát huy thế mạnh của mình trong nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là việc nuôi ngao thương phẩm. Với diện tích bãi bồi lên đến gần 700ha, trong đó có khoảng 295ha là đất nuôi ngao ( đất đủ điều kiện nuôi trồng), xã Giao Xuân luôn đứng đầu huyện về diện tích và sản lượng nuôi ngao trong nhiều năm qua. Trên địa bàn xã có hơn 280 hộ nuôi ngao, tuy nhiên con số này có xu hướng tăng trong 3 năm trở lại đây.
Nuôi ngao theo hình thức tổ hợp tác ngày một phát triển trên địa bàn. Các hộ gia đình hiện giờ không nuôi đơn lẻ manh mún mà tập trung lại với nhau. Xã Giao Xuân đã tạo thương hiệu “Ngao Giao Thủy” để nâng cao giá trị sản phẩm, giúp ngao có giá trị cao trong thị trường.
“Ngao Giao Thủy” luôn đạt danh hiệu ngao sạch, và là nơi cung cấp ngao lớn nhất miền Bắc.
Nghề nuôi ngao đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn người lao động; bộ mặt nông thôn các xã ven biển được đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên.
Nghề nuôi ngao thực sự đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương cũng như phát triển kinh tế cho xã Giao Xuân.
Nghề nuôi ngao mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên rất nhiều người dân nuôi ngao đã nói rằng: “Nuôi ngao chẳng khác nào đánh bạc với trời, mỗi lần có bão lớn đổ về là coi như mất hết. Sau mỗi cơn bão, ngao thường bị sóng cuốn trôi hoặc bị đánh dạt sang bãi của nhà khác. Có những chủ ngao đầu tư hàng tỷ đồng rồi bị mất trắng chỉ sau một trận bão”. Bên cạnh đó thì vấn đề thời tiết với hiện tượng nồm hay nắng nóng kéo dài khiến ngao không hấp thụ được thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngao chết hàng loạt.
Trong các năm 2010 – 2012 Trung Quốc được xác định là thị trường trọng điểm tiêu thụ ngao chiếm đến hơn 50% sản lượng ngao xuất khẩu. Thế nhưng từ năm 2013 trở lại đây, thị trường ngày một khó khăn.
Như chúng ta thấy, mặc dù nghề nuôi ngao cho thu nhập cao song cũng gặp rất nhiều rủi ro như thị trường tiêu thụ không ổn định, thiếu con giống, ô nhiễm môi trường,…để giải quyết bài toán trên cơ quan địa phương đã tích cực hỗ trợ bằng các biện pháp như cho thuê đầm, bãi với mức giá hợp lý. Cùng với việc hỗ trợ các hộ dân mở rộng diện tích, ngành khuyến ngư còn
chủ động phổ biến kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến đến cho người dân. Ngoài ra, liên kết với ngân hàng Nông nghiệp tạo điều kiện cho người dân vay vốn với số tiền lớn, lãi suất thấp. Nhưng để giải quyết bài toán đầu ra của ngao thương phẩm, cơ quan địa phương cần chủ động hơn trong việc kết hợp sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể là kết hợp với các doanh nghiệp trong nước để tìm thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài cho con ngao của địa phương mình.
Các biện pháp phòng dịch bệnh cho ngao:
Chủ động san thưa ngao khi mật độ dày, tập trung thu hoạch khi ngao đạt kích cỡ thương phẩm. Đối với bãi ngao đang nuôi bị phơi nắng từ 5 – 8 giờ/ngày thì sau 4 giờ phải phun nước làm mát lien tục và che nắng tránh để ngao chết do nhiệt độ quá cao.
Vào những tháng nắng nóng kéo dài, cần chuyển ngao xuống vùng hạ triều, không nuôi vùng cao triều để tránh bãi ngao bị phơi nắng trong thời gian dài dẫn đến ngao chết.
Theo dõi sát sao các yếu tố môi trường: độ mặn, nồng độ PH vùng nuôi. Khi có hiện tượng thủy triều đỏ (tảo độc nở hoa) cần có biện pháp phòng ngừa bằng cách cào ngao xuống khu vực sâu hơn, phun nước, khua mạnh để ngao không ăn tránh cho ngao bị nhiễm độc.
Khi ngao có dấu hiệu bất thường hoặc chết phải báo ngay cho các ngành chức năng để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, làm vệ sinh ở khu vực vùng nuôi bằng cách thu gom ngao chết, rắc vôi bừa kỹ hoặc phủ cát mới để cải tạo đáy nhằm khử ô nhiễm diệt trùng và làm sạch môi trường ở bãi ngao, tránh lan truyền sang các khu vực lân cận, đặc biệt là khu vực có ngao giống.
Như vậy ta có thể thấy nuôi ngao đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Năng suất ngao thương phẩm trung bình tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam định đạt 50 tấn/ha trong khi đó tỉnh Thái Bình đạt năng suất ngao thương phẩm trung bình tầm 40 tấn/ha. Năng suất
ngao thương phẩm ở Nam Định luôn đứng đầu năng suất ngao thương phẩm của toàn miền Bắc, chính bởi vậy nghề nuôi ngao đang được chú trọng quan tâm và mở rộng nhiều hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ