Tuổi thả ngao

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ngao thương phẩm tại vùng triều xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định (LV01297) (Trang 30 - 46)

5. Đóng góp mới của đề tài

3.1.1. Tuổi thả ngao

Tuổi thả ngao được tính qua nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ngao. Ta có quy trình tính tuổi thả ngao như sau:

Giai đoạn 1: nuôi ngao giống trong đầm, số lượng ngao đạt 5 – 6 vạn con/kg người ta gọi là ngao “cám”. Nuôi ngao trong vòng 1 tháng ngao “cám” thành ngao “tấm”

Giai đoạn 2: ngao “tấm” đạt 10 – 15 vạn con/kg. Nuôi ngao từ 1 tháng – 1 tháng rưỡi ngao “tấm” thành ngao “dắt”.

Giai đoạn 3: ngao “dắt” đạt 2000 con/kg. Nuôi ngao 2 – 3 tháng khi ngao “dắt” thành ngao “cúc”.

Giai đoạn 4: nuôi ngao “cúc” thành ngao thương phẩm.

Đối với bãi ngao đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của môi trường nuôi ngao thì thời gian nuôi thành ngao thương phẩm tầm 8 – 12 tháng.

Bãi ngao không đáp ứng tiêu chuẩn của môi trường nuôi ngao thì thời gian nuôi tầm 24 tháng đến 36 tháng.

Bảng 3.1. Kích thƣớc ngao giống nuôi và năng suất của chúng tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Đơn vị Ngao giống

Bình quân Tối đa Tối thiểu

cm 0,5 1 0,1 Năng suất (tấn/ha) Dao động 35 – 45 45 – 55 25 – 35 Trung bình 40 50 30

Ngao giống có chất lượng tốt, ngao nhỏ có hình tròn đều, màu hồng – trắng. Tùy thuộc vào kích cỡ giống, tuy nhiên kích cỡ tối thiểu từ 0,5 – 1cm/ con. Qua bảng trên ta thấy kích thước ngao giống càng nhỏ thì năng suất ngao thương phẩm càng thấp. Khi kích thước ngao giống 0,1cm thì năng suất ngao thương phẩm trung bình là 30 tấn/ha. Trong khi đó kích thước ngao giống 1cm, năng suất ngao thương phẩm đạt 50 tấn/ha. Năng suất tăng gần gấp đôi so với năng suất ngao thương phẩm khi ngao giống có kích thước 0,1cm. Khi kích thước ngao giống quá nhỏ thì làm sức đề kháng của ngao yếu dễ mắc bệnh làm tỷ lệ ngao hao hụt, làm giảm năng suất ngao thương phẩm.

Bảng 3.2. Mật độ thả ngao giống và năng suất của chúng tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Cỡ giống (vạn con/kg)

Mật độ thả (kg/1000m2)

Năng suất trung bình (tấn/ha)

5 100 30

4 110 40

3 140 45

2 180 50

Khi thả ngao giống cần để con giống thích nghi từ từ với môi trường mới bằng cách thả giống vào thời điểm thủy triều lên, đưa từ từ con giống để

làm quen môi trường, rải đều con giống, triều xuống thả ở chỗ nước sâu 10cm, không thả chỗ nước cạn.

Cỡ giống ngao nhỏ, mật độ thả ngao dày kéo theo năng suất ngao thương phẩm cũng bị ảnh hưởng. Năng suất ngao thương phẩm đạt 30 tấn/ha khi cỡ ngao giống thả là 5 vạn con/kg. Tỷ lệ năng suất ngao thương phẩm ngày càng tăng cao hơn khi mật độ thả ngao giống ngày càng rộng. Sự chênh lệch năng suất ngao thương phẩm từ 5 vạn con/kg đến 2 vạn con/kg gần như gấp đôi.

Như vậy, kích thước ngao giống cùng mật độ thả ngao giống quá nhỏ, sẽ làm ngao giống hao hụt đi nhiều, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ngao thương phẩm. Kích thước nhỏ, mật độ thả ngao giống dày làm năng suất ngao thương phẩm thấp. Tuy nhiên trong thực tế tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định kích thước và mật độ thả ngao giống thường được thả ra bãi nuôi ngao thương phẩm là 0,5 – 1cm và mật độ thả là 2 – 3 vạn con/kg trên 180 – 140 kg/ 1000m2 tại đó năng suất ngao thương phẩm đạt 40 – 55 tấn/ha, được xác định là đạt năng suất ngao cao. Bởi vậy kích thước và mật độ thả ngao giống tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định phù hợp với điều kiện nuôi ngao thương phẩm giúp năng suất ngao thương phẩm đạt năng suất cao.

3.1.2. Nồng độ muối

Độ mặn hay nồng độ muối được ký hiệu S 0

/00 (S là viết tắt từ chữ Salinity – độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1kg nước.

Độ mặn chịu ảnh hưởng của thủy triều, lượng mưa, dòng chảy,… Ngao phát triển tốt với giá trị độ mặn từ 20 – 300

/00 . Ngao bắt đầu chết ở vùng biển với độ mặn lớn hơn 40 0

Theo Shirley Baker và cộng sự (2007), độ mặn tối ưu từ 20 – 300 /00, trong giới hạn này ngao di chuyển, lấy thức ăn, tăng trưởng và các hoạt động khác diễn ra mạnh mẽ nhất [24]. Mặc dù ngao có thể điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi độ mặn, nhưng khi môi trường có độ mặn nằm ngoài phạm vi giới hạn tối ưu, cơ thể ngao yếu, sinh trưởng phát triển chậm, nếu thời gian kéo dài ngao sẽ chết.

Do các bãi nuôi ngao thường nằm cạnh các cửa sông lớn, nên môi trường nuôi, đặc biệt là độ mặn có sự biến động rất lớn, do tác động của thủy triều và của nguồn nước ngọt từ nội địa, đặc biệt vào mùa lũ từ tháng IV đến tháng XI dương lịch. Thủy triều thấp, khi nước mặn chưa xâm nhập vào sâu trong bãi nuôi, độ mặn đo được thường có giá trị thấp. Ngược lại khi thủy triều lên cao, độ mặn có giá trị cao.

Bảng 3.3. Độ mặn tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Thời gian Độ mặn (o /00) TB MAX MIN Tháng II 23,16 25 22 Tháng III 22,8 24 22 Tháng IV 20,9 23 19 Tháng V 17,33 20 14

Nguồn: “Nguyễn Thị Mơ – Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)”

Qua bảng để đo nồng độ muối tại vùng nuôi ngao ở xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thì ta có nhận xét như sau:

Độ mặn giữa tháng II, tháng III, tháng IV có sự chênh lệch không đáng kể. Độ mặn trung bình các tháng đều từ 200

/00 – 230/00đều nằm trong giới hạn tối ưu từ 200

/00 – 300/00 là môi trường tốt cho ngao sinh trưởng.

Do tháng V là vào mùa nắng nóng kéo dài lại kết hợp với mưa nhiều cho nên độ mặn trong tháng có khi xuống thấp chỉ còn 140

/00. Độ mặn xuống thấp làm cơ thể ngao bị suy yếu. Thế nhưng do độ mặn xuống thấp dần dần mà không quá đột ngột cho nên không gây ra tình trạng ngao chết hàng loạt.

Tuy nhiên, càng về cuối năm độ mặn của nước biển tại vùng nuôi lại có xu hướng tăng lên rất cao nên các sinh vật phù du ngày càng khan hiếm. Theo điều tra ở các hộ nuôi ngao thì họ đều nhận xét năm nào cũng vậy cứ vào thời điểm về cuối năm nồng độ muối đều tăng cao làm ngao bị sốc, cơ thể rất yếu gây nên tình trạng ngao chết hàng loạt.

Sự biến động của độ mặn giữa các tháng thường không có biến động nhiều. Độ mặn lên xuống theo đợt nhất định theo các tháng hàng năm cho nên chỉ làm cơ thể ngao suy yếu nhẹ, không ảnh hưởng nhiều quá đến sinh trưởng và phát triển của ngao. Trong thực tế tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định với độ mặn trung bình từ 20 – 230

/00 thì người ta thu được năng suất ngao thương phẩm trung bình là 50 tấn/ha (Bảng 3.7. Tổng hợp nồng độ muối, pH, đặc điểm nền đáy và năng suất ngao thương phẩm tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Với năng suất như vậy được xác định là đạt năng suất cao. Như vậy độ mặn trung bình 20 – 230/00 tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam định phù hợp với điều kiện môi trường nuôi ngao thương phẩm giúp đạt năng suất ngao thương phẩm cao.

3.1.3. pH

Độ pH của nước là một đặc tính hóa học cơ bản, ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng, sinh sản và khả năng hấp thụ oxy của sinh vật (Wilbur và

Pentony, 1999) [26]. Trong số các hệ thống thủy vực: nước ngọt, cửa sông và biển khơi, độ pH có sự thay đổi tự nhiên và các sinh vật đã thích nghi với sự biến đổi tự nhiên đó.

pH là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống ngao như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng.

Theo Curtis và Roger (1990), Ngao trưởng thành sinh trưởng trong khoảng pH từ 6,75 – 8,5 và PH tối ưu từ 7,5 – 8,5 [19]. Calabrese (1972) cho rằng ngao có thể sống và phát triển bình thường trong điều kiện pH từ 7,0 – 9,0. Ngao có thể tồn tại ngay cả khi độ pH giảm thấp dưới 7,0 ở vùng triều cửa sông (Eversole, 1987) [20].

Theo Nybakken, (1993) độ pH của nước biển ổn định nhất, dao động trong khoảng từ 7,5 – 8,5 [23]. Độ pH các vùng cửa sông phụ thuộc vào sự kết hợp của nước biển và nước ngọt từ thượng nguồn. pH có thể dao động đáng kể giữa ngày và đêm.

Chết Chết

4 5 6 7 8 9 10 11 pH min pH aptimin pH max

Hình 3.1. Ngưỡng sinh trưởng của ngao theo độ pH môi trường nuôi ngao tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Như vậy, theo Định luật shelford ta có thể thấy khi pH nằm trong khoảng từ 6,75 – 8,5 thuộc phạm vi giới hạn pH aptimin thì ngao sinh trưởng tốt nhất. Khi pH < 6 và pH > 9 thi ngao bắt đầu sinh trưởng chậm, khả năng sinh sản ít thậm chí ngừng sinh sản. Khi pH < 4 và pH > 11 thì ngao sẽ chết.

Khi môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, có thể làm thay đổi nồng độ pH, do vậy có thể có nguy cơ đối với ngao nuôi ở các vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của các nguồn thải lớn từ nội địa ( Mulholland, R.1984) [22].

Bảng 3.4. Nồng độ pH tại vùng triều huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Thời gian pH TB MAX MIN IV/2014 7,7 ± 0,25 8,3 7,3 V/2014 7,9 ± 0,3 8,5 7,2 VI/2014 7,8 ± 0,16 8,2 7,6 VII/2014 7,9 ± 0,27 8,3 7,4 VIII/2014 7,8 ± 0,19 8,1 7,4 IX/2014 7,8 ± 0,27 8,3 7,4

Nguồn: “Chu chí thiết – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ”

Theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định gới hạn thông số và nồng độ cho phép các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ (TCVN 5943 – 1995) đã quy định nồng độ pH trong nuôi thủy sản là 6,5 – 8,5.

Qua kết quả phân tích ở bảng trên ta có thể nhận xét như sau:

 Nồng độ pH tại vùng triều xã Giao xuân – huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định qua 6 tháng đo thì pH trung bình đều dao động trong khoảng từ 7,7 – 7,9 nồng độ pH đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 5943 – 1995 đã quy định.

 Nếu pH cao hay thấp quá so với phạm vi giới hạn tối ưu trong thời gian kéo dài sẽ làm ngao chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiễm bệnh và chết.

 Theo định luật Shelford nồng độ pH qua 6 tháng từ tháng IV đến tháng IX trung bình qua các tháng đều dao dộng từ 7,7 – 7,9 nằm trong khoảng giới hạn phạm vi pH aptimin là 6,75 – 8,5 chính là mức sinh trưởng tốt nhất.

Bảng 3.5. Nồng độ pH tại vùng triều Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Đợt Thời gian Vùng nuôi Nồng độ pH

1 VII/2014 Xã Giao Xuân – Giao Thủy – Nam Định 7 < pH < 8 2 VIII/2014 Xã Giao Xuân – Giao Thủy – Nam Định 7 < pH < 8

Qua 2 đợt thu mẫu đo nồng độ pH bằng giấy quỳ tím so sánh với số liệu ở bảng trên tại vùng nuôi thuộc xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ta có thể thấy giá trị pH đều nằm trong khoảng phù hợp với môi trường nuôi Ngao, pH dao động từ 7 < pH < 8

Trong thực tế tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định nồng độ pH trung bình từ 7,7 – 7,9 thì năng suất ngao thương phẩm trung bình người ta thu được là 50 tấn/ha. (Bảng 3.7. Tổng hợp nồng độ muối, pH, đặc điểm nền đáy và năng suất ngao thương phẩm tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Với năng suất ngao thương phẩm như vậy được xác định là đạt năng suất cao.

Như vậy, nồng độ pH trung bình từ 7,7 – 7,9 tại vùng triều xã Giao Xuân huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định phù hợp với điều kiện môi trường nuôi ngao thương phẩm, mang lại hiểu quả năng suất ngao thương phẩm đạt cao.

3.1.4. Đặc điểm nền đáy

Ngao là động vật sống vùi trong đáy nên nền đáy có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của ngao. Thường mặt ở nền đáy là cát bùn hoặc cát – cát bùn, trong đó cát chiếm 60 – 80%, nếu nền đáy có nhiều bùn ngao dễ bị

vùi lấp nhưng nếu cát quá nhiều ngao không sống được vì khô nóng. Vì vậy mà ta thường ít gặp ngao ở đáy cát thô, đáy rắn chắc.

Stanley (1983) đã dẫn lại nguồn từ các nghiên cứu trước đây cho biết: Sự tăng trưởng của ngao có liên quan tới thành phần cơ học trầm tích. Ngao phát triển nhanh hơn 50% trong môi trường trầm tích cát so với bùn. Có mối tương quan cao (r = 0,88) giữa chiều dài vỏ ngao và kích thước hạt của thành phần cơ học trầm tích. Sự phân bố của ngao có sự liên quan đến sự phong phú của kích thước hạt lớn hơn 2mm (tương ứng với trầm tích cát) [25].

Trầm tích dường như là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bố của ấu trùng ngao. Keck và cộng sự (1974) quan sát trong phòng thí nghiệm thấy ngao ưa thích đào hang trong cát hơn là trong bùn [21].

Ngao thích sống trong môi trường có nền đáy là cát – bùn (cát – thịt) hơn trong nền đáy bùn. Đặc điểm nền đáy rất quan trọng đối với sự phân bố, phát triển của ấu trùng ngao (larvae) và ngao trưởng thành. Chúng thích nền đáy có cát bao phủ phía trên tầng đáy bùn. Chúng có thể sống trong các dạng của nền đáy như, cát hoặc bùn kết hợp với đá, sỏi nhỏ hoặc vỏ nhuyễn thể (Keck và cộng sự, 1974) [21]. Vùng bãi triều có nền đáy cát – thịt (Loamy – Sand) nuôi ngao sẽ tốt hơn vùng bãi triều có nền đáy cát.

Nền đáy có tỷ lệ cát cao, thường không tơi xốp, đáy bị lèn chặt do sự sa lắng, ảnh hưởng tới sự vận động của ngao. Hơn nữa đáy cát sẽ bị tác động của nhiệt độ (năng lượng mặt trời) làm cho nền đáy bị khô nóng hơn vùng bãi nuôi có nền đáy cát – thịt, ảnh hưởng xấu tới ngao nuôi.

Chính vì vậy người ta hay chọn những nơi có vùng triều và dưới triều tương đối bằng phẳng ít dốc, nền đáy hơi xốp, độ sâu vùi khoảng 4 – 6cm dưới lớp mặt đáy. Không phơi đáy quá 4 – 6 giờ/ ngày, độ mặn trung bình từ 15 – 250/00, có lượng nước ngọt nhất định đổ vào.

Theo kinh nghiệm của người nuôi thường những bãi triều có nền đáy mềm khi đi trên mặt bãi thụt khoảng nửa bàn chân sẽ nuôi ngao tốt hơn những bãi có nền đáy chặt, đi lại không bị lún.

Stanley (1983) ngao phát triển nhanh hơn 50% trong môi trường trầm tích cát so với bùn [25]. Ngao M. mercenaria tăng trưởng kém trong trầm tích bùn do chúng phải thường xuyên tự làm sạch mang, do vậy tiêu hao năng lượng và ảnh hưởng đến quá trình lọc thức ăn (Mulholland,1984) [22].

Bảng 3.6 : Nền đáy vùng nuôi ngao Giao Thủy

Vùng nuôi Vị trí thu mẫu Thành phần cơ học Cát % Limon % Sét % Kết cấu Giao Thủy Bắc 81 12 7 Cát –thịt Giữa 80 14 6 Cát–thịt Nam 76 17 7 Cát –thịt

Nguồn “Đánh giá hiện trạng môi trường một số vùng nuôi ngao miền bắc Việt Nam” (Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Thị Là và Phan Thị Vân tháng XI/2011)

Trong thực tế tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam định nền đáy vùng nuôi ngao là cát – thịt thì năng suất ngao thương phẩm trung bình thu được là 50 tấn/ha (Bảng 3.7. Tổng hợp nồng độ muối, pH, đặc điểm nền đáy và năng suất ngao thương phẩm tại vùng triều xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Với năng suất ngao thương phẩm như vậy

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ngao thương phẩm tại vùng triều xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định (LV01297) (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)