Quy định về quyền giám hộ, đại diện của vợ chồng

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình Việt Nam (Trang 102 - 103)

Hiện nay phù hợp với phong tục, tập quán của người dân Việt Nam coi vợ chồng là người đại diện đương nhiên của nhau trong các quan hệ xã hội, theo đó khoản 3 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định vợ, chồng đại

diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan [36, Điều 24]. Theo đó, về mặt nguyên tắc mọi vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người vợ (chồng) bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải thực hiện thông qua người đại diện thực hiện. Trên thực tế, không ít trường hợp phát sinh tình huống người chồng là người giám hộ, thực hiện đại diện cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng chính người chồng lại là người xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ. Trường hợp này, người thân thích của người vợ đã kiện ra Tòa yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ nhưng thực tế Tòa án không có cơ sở để thụ lý vì lý do người khởi kiện không có thẩm quyền (không phải là người đại diện cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự).

Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ (chồng) trong trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, pháp luật tố tụng dân sự cần quy định Tòa án thụ lý đơn yêu cầu giải quyết các yêu cầu, tranh chấp trong lĩnh vực HN&GĐ trong những trường hợp này không phụ thuộc vào người người đại diện của người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình Việt Nam (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)