Quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Quy chế Rome 1 Các quyền cơ bản

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề PHÁP lý cơ bản về tòa án HÌNH sự QUỐC tế (ICC) THEO QUY CHẾ ROME 1998 và XU THẾ hội NHẬP của VIỆT NAM (Trang 37 - 41)

5.1. Các quyền cơ bản

Theo Quy chế Rome về cơ bản quốc gia thành viên có các quyền sau đây: + Quyền thông báo về một vụ việc thuộc quyền thẩm phán của ICC và yêu cầu Trởng Công tố tiến hành điều tra vụ việc đó (Điều 14). Quốc gia thành viên cũng có quyền nhận thông báo về kết luận điều tra từ Trởng Công tố (khoản 6 Điều 15).

+ Quyền u tiên trong việc thụ lý vụ án thuộc quyền tài phán của ICC. Khi một tội phạm thuộc thẩm quền xét xử của ICC xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia thành viên hoặc kẻ bị tình nghi là công dân của quốc gia thành viên, thì trớc tiên quốc gia đó sẽ có quyền điều tra, truy tố, xét xử. Tòa án chỉ thực hiện quyền tài phán của mình khi quốc gia liên quan không muốn hoặc không đủ khả năng truy tố một cách thực sự (khoản 1 Điều 17). Quốc gia thành viên cũng có quyền đợc thông báo về hoạt động điều tra do Trởng Công tố tiến hành.

+ Quyền khiếu nại đối với quyền tài phán của Tòa án hoặc việc thụ lý. Về cơ bản Tòa án tự mình xác định quyền tài phán của mình đối với các vụ việc đợc đa ra trớc Tòa, và tự mình quyết định việc thụ lý. Song quyết định đó cũng có thể bị quốc gia thành viên khiếu nại với lý do quốc gia đó đã và đang tiến hành điều tra, truy tố vụ việc này (điểm b khoản 2 Điều 19).

+ Quyền đề nghị Hội đồng dự thẩm xem xét lại quyết định mở hoặc không mở cuộc điều tra của Trởng Công tố (điểm a khoản 3 Điều 53).

+ Quyền kháng cáo quyết định của Hội đồng dự thẩm đối với việc cho phép Trởng Công tố tiến hành các bớc điều tra cụ thể, trên lãnh thổ của quốc gia thành viên mà không có sự hợp tác của quốc gia đó (khoản 2 Điều 82).

+ Quốc gia thành viên có quyền đề cử ứng cử viên vào chức vụ Thẩm phán (điểm a khoản 4 Điều 36), có quyền bầu Thẩm phán (điểm a khoản 6 Điều 36), bầu Trởng Công tố và Phó Công tố (khoản 4 Điều 42).

+ Có quyền tham gia Hội đồng quốc gia thành viên và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến ICC.

+ Quyền tuyên bố trong thời hạn 7 năm kể từ khi Quy chế này có hiệu lực đối với quốc gia thành viên, quốc gia đó không chấp nhận quyền tài phán của Tòa án đối với tội phạm chiến tranh quy định tại Điều 8, khi tội phạm này đợc thực hiện bởi công dân hay trên lãnh thổ của quốc gia đó (Điều 124).

+ Quyền đề xuất, tham gia, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề liên quan đến Quy chế Rome nh sửa đổi, bổ sung quy chế Rome (Điều 121); Xây dựng định nghĩa tội xâm lợc (Điều 5); Sửa đổi các yếu tố cấu thành tội phạm (khoản 2 Điều 9); Xem xét lại Quy chế (Điều 123); Sửa đổi các quy định về thể chế (Điều 122).

+ Quyền yêu cầu và nhận đợc sự hỗ trợ của ICC. Theo khoản 10 Điều 93 thì nếu đợc yêu cầu, Tòa án có thể hợp tác hoặc hỗ trợ một quốc gia thành viên tiến hành điều tra, xét xử hành vi cấu thành tội phạm thuộc thẩm quyền tài phán của Tòa án, hoặc cấu thành tội phạm nghiêm trọng quy định trong pháp luật quốc gia thành viên.

5.2. Các nghĩa vụ cơ bản

5.2.1. Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật hình sự quốc gia

Theo khoản 4 Điều 70 thì một trong những nghĩa vụ trực tiếp mà Quy chế Rome đặt ra với các quốc gia thành viên đó là nghĩa vụ hình sự hoá các hành vi vi phạm hoạt động t pháp của ICC. Mọi quốc gia thành viên phải mở rộng luật hình sự nớc mình đối với vấn đề trừng phạt các hành vi vi phạm hoạt động t pháp, xảy ra trên lãnh thổ quốc gia mình và do công dân mình thực hiện một cách cố ý nhằm chống lại việc thực thi công lý bao gồm đa ra lời khai man, mặc dù có nghĩa vụ khai báo trung thực; Đa ra chứng cứ giả mạo hoặc bịa đặt; Mua chuộc ngời làm chứng, cản trở hoặc can thiệp vào việc tham dự hoặc làm chứng của họ; Trả thù nhân chứng vì đã khai báo, huỷ hoại, phá rối hoặc can thiệp vào việc thu thập chứng cứ; cản trở, đe doạ hoặc mua chuộc nhân viên của Tòa án nhằm mục đích cỡng ép hoặc thuyết phục nhân viên đó không thi hành hoặc thi hành sai chức trách của họ; Trả thù một nhân viên của Tòa án vì ngời đó hoặc ngời khác đã thi hành chức trách; Gợi ý, nài ép hoặc nhận hối lộ với t cách nhân viên của Toà án liên quan đến chức trách của mình.

Ngoài ra, các quốc gia thành viên Quy chế Rome còn phải thực hiện một nghĩa vụ gián tiếp xuất pháp từ nguyên tắc bổ sung. Theo nguyên tắc này, các quốc gia có trách nhiệm hàng đầu trừng trị kẻ phạm tội và ngăn ngừa tội phạm xảy ra. ICC chỉ thực hiện quyền tài phán của mình khi quốc gia liên quan không muốn hoặc không thể điều tra, truy tố, xét xử một cách thực sự. Nh vậy, để không mất quyền tài phán quốc gia cần phải hình sự hoá các tội phạm thuộc quyền tài phán của ICC và quy định mức hình phạt phù hợp với Quy chế; Ban hành các luật và thủ tục cần thiết để cơ quan t pháp có thể tiến hành việc điều tra, truy tố các tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội chiến tranh và tội xâm lợc.

5.2.2. Về hợp tác với ICC trong đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế

Quy chế Rome đặt ra cho các quốc gia thành viên nghĩa vụ hợp tác chung với Tòa án trong việc điều tra, truy tố các tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án (Điều 86). Tuỳ từng quy định cụ thể mà quốc gia thành viên phải hợp tác với các cơ quan khác nhau của ICC nh Ban Chánh án; Hội đồng phúc thẩm, sơ thẩm, dự thẩm; Văn phòng công tố; Văn phòng Lục sự. Tòa án có quyền yêu cầu quốc gia thành viên hợp tác, quốc gia đợc yêu cầu phải giữ bí mật về yêu cầu đó và tài liệu kèm theo, trừ trờng hợp việc tiết lộ là cần thiết để thực hiện yêu cầu đó. Nếu quốc gia thành viên không thực hiện yêu cầu hợp tác của Tòa án khiến cho Tòa án không thực hiện đợc chức năng và quyền hạn của mình theo Quy chế thì Tòa án có thể đa sự việc Hội đồng quốc gia thành viên hoặc Hội đồng Bảo an trong trờng hợp Hội đồng Bảo an đa vụ việc ra Tòa án.

Quốc gia thành viên có nghĩa vụ bắt và chuyển giao ngời cho Tòa án. Khi quốc gia thành viên nhận đợc yêu cầu bắt và chuyển giao một ngời, cùng tài liệu liên quan do Tòa án chuyển tới, thì quốc gia phải tuân thủ ngay dựa vào quy định trong Quy chế Rome và thủ tục pháp luật quốc gia mình. Nếu ngời bị yêu cầu chuyển giao khiếu nại lên Tòa án quốc gia căn cứ vào nguyên tắc không xét xử hai lần thì quốc gia thành viên phải lập tức trao đổi với Tòa án để đa ra những nhận định về vấn đề thụ lý. Trờng hợp vụ việc thuộc thẩm quyền thụ lý của Tòa án thì quốc gia đợc yêu cầu tiếp tục thực hiện yêu cầu. Trong khi quyết định về thụ lý còn đang đợc xem xét, quốc gia đợc yêu cầu có thể hoãn việc thực hiện yêu cầu (khoản 2 Điều 89). ở đây cần phải phân biệt giữa khái niệm "chuyển giao ngời" và khái niệm "dẫn độ tội phạm". "Chuyển giao" có nghĩa là việc một quốc gia chuyển một ngời cho Toà án, còn "dẫn độ" là việc một quốc gia chuyển một ngời cho quốc gia khác theo quy định của Điều ớc quốc tế hoặc luật của quốc gia đó.

Bên cạnh đó, giữa ICC và quốc gia thành viên còn có những hình thức hợp tác khác trong qúa trình điều tra truy tố các tội phạm thuộc thẩm quền của Tòa án. Theo Điều 93 Tòa án có quyền yêu cầu quốc gia thành viên thực hiện các trợ

giúp nh xác định nhân thân, nơi ở của ngời hoặc nơi ở của vật; Thu thập chứng cứ; Thẩm vấn bất kỳ ngời nào đang bị điều tra hay truy tố; Cung cấp các tài liệu, kể cả các tài liệu t pháp; Tạo điều kiện cho ngời làm chứng và chuyên gia tự nguyện có mặt tại toà; Tạm thời chuyển một ngời cho Toà án để xác định nhân thân, lấy lời khai; Khám nghiệm địa điểm hay hiện trờng;…và bất kỳ hình thức hỗ trợ nào khác không bị cấm theo quy định của pháp luật quốc gia đợc yêu cầu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử của Tòa án. Quốc gia thành viên chỉ có thể từ chối toàn bộ hay một phần yêu cầu hỗ trợ từ phía Tòa án nếu sự hỗ trợ đó có thể ảnh hởng đến an ninh quốc gia đó. Khi từ chối yêu cầu, quốc gia thành viên phải thông báo ngay cho Tòa án và Trởng Công tố vì lý do từ chối (khoản 6 Điều 93).

Có thể nói một trong những quyền rất đặc biệt của ICC đó là: "Tòa án đợc hởng những u đãi và miễn trừ cần thiết cho việc thực hiện các mục đích của Tòa án trên lãnh thổ quốc gia thành viên" (khoản 1 Điều 48). Nh vậy, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng và thừa nhận các quyền u đãi, miễn trừ dành cho ICC và nhân viên của ICC trên lãnh thổ quốc gia mình. Cụ thể quốc gia thành viên phải dành cho Thẩm phán, Trởng Công tố, các Phó Công tố, Chánh Lục sự quyền u đãi, miễn trừ tơng tự dành cho ngời đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao khi họ thực hiện nhiệm vụ mà ICC giao cho trên lãnh thổ của mình. Không chỉ có vậy, sau khi kết thúc nhiệm kỳ họ vẫn tiếp tục đợc hởng miễn trừ mọi tố tụng pháp lý đối với những phát ngôn bằng miệng hoặc bằng văn bản và các hoạt động mà họ đã thực hiện với t cách chính thức của mình.

Ngoài ra, quốc gia thành viên còn phải trao quyền u đãi, miễn trừ và cung cấp các cơ sở vật chất cần thiết cho Phó Lục sự, nhân viên của Văn phòng Công tố và Văn phòng lục sự để thi hành chức năng của họ phù hợp với thoả thuận về - u đãi, miễn trừ của Toà án (khoản 3 Điều 48). Đối với các luật s, chuyên gia, những ngời làm chứng, bất kỳ ngời nào đợc yêu cầu có mặt tại trụ sở Tòa án sẽ đợc hởng chế độ đối xử cần thiết từ quốc gia thành viên (khoản 4 Điều 48).

5.2.3. Về tài chính

Để duy trì hoạt động thờng niên của ICC, các quốc gia phải có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ Tòa án và của Hội đồng Quốc gia thành viên (Điều 115). Ngoài ra, quốc gia thành viên phải chi trả các chi phí thông thờng cho việc thực hiện yêu cầu của ICC trên lãnh thổ của quốc gia mình (Điều 100).

Chơng iii

Quy chế Rome và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề PHÁP lý cơ bản về tòa án HÌNH sự QUỐC tế (ICC) THEO QUY CHẾ ROME 1998 và XU THẾ hội NHẬP của VIỆT NAM (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w