Những loại cà phê thường trồng nhất ở nước ta cũng như các nước khác đều thuộc 4 loại sau đây: C.arabica, C.canophora, C.excelsalc, C.liberi-ca.
1. Cà phê Arabica L
Tên địa phương: cà phê chè, cà phê tẻ, cà phê ré, cà phê đậu. Nó là loại cà phê trồng và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, chiếm 9/10 tổng sản lượng cà phê. Nguồn gốc: ở cao nguyên Djimma thuộc nước E-tiôpia, vùng nhiệt đới phía đông châu Phi.
Đặc tính: cây cao từ 3 – 5m, trong điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi có thể cao từ 7 – 10m. Độc thân hoặc nhiều thân, vỏ mốc trắng, gỗ vàng ngà, nhiều cành ngang. Lá hình trứng hoặc hình lưỡi mác, phiến lá có nhiều gân, biên lá có gợn. Kích thước lá thay đổi tùy theo chủng và điều kiện ngoại cảnh, thường dài từ 10 – 15 cm, rộng từ 4 – 6 cm.
Hoa mọc thành từng xim(chùm) ở rãnh lá, tràng hoa có 5 cánh, màu trắng, thời gian ra hoa ở nước ta từ tháng 2 – 4.
Quả thường là hình trứng hoặc hình tròn, nốm quả bằng, khi quả chín thường có màu đỏ tươi, kích thước quả: dài 17 – 28 mm, đường kính tiết diện 10 – 15 mm, trọng lượng từ 520 – 700 quả/1kg. Thời gian nuôi quả (từ lúc ra đến lúc chín) 6 – 7 tháng. Thời gian thu hoạch từ tháng 9 – 12, quả chín khi gặp mưa dễ bị rụng.
Hạt có vỏ lụa màu bạc, ít bám vào nhân. Kích thước dài từ 5 – 10 mm, dày 2 – 4 mm, kích thước hạt cũng thay đổi theo từng chủng và điều kiện ngoại cảnh. Trọng lượng hạt từ 500 – 700 hạt/100g. Hàm lượng cafein trong hạt trung bình 1,3%. Màu hạt: xám xanh, xanh lục, xanh biết, tùy theo chủng và cách chế biến.
Năng suất: thường 400 – 500 kg cà phê nhân (hạt) trên 1 hecta, tốt 600 – 800 kg/hecta, giá trị thương phẩm cao, cà phê chè được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường thế giới, hương vị thơm, dịu.
Tỷ lệ thành phẩm (hạt cà phê nhân) so với nguyên liệu (quả tươi) từ 14 – 20%.
2. C.canophora Pierra
Tên địa phương: cà phê vôi , cà phê gac (Hà Tĩnh , Quảng Bình) .
Nguồn gốc: lưu vực sông Công gô và miền núi thấp vùng xích đạo và nhiệt đới tây châu Phi .
Đặc tính: cây cao từ 3 – 8 m, độc thân hay nhiều thân, vỏ cây mốc trắng, gỗ vàng hoặc trắng ngà, cành thường rủ xuống.
Lá hình trứng hoặc hình lưỡi mác, biên lá có gợn, lá rủ xuống, kích thước lá lớn hơn kích thước lá cà phê chè: dài 10 – 40 cm, rộng 8 – 10 cm.
Hoa màu trắng mọc thành cụm, mỗi cụm 30 – 100 hoa, hoa có 5 – 7 cánh, ra hoa từ tháng 4 – 6.
Quả hình tròn hoặc hình trứng, nốm quả bé và lồi, quả chín có màu đỏ nhạt hoặc hồng, trên quả thường có đường gân dọc, vỏ quả mỏng so với cà phê chè.
Thời gian nuôi quả từ 10 – 12 tháng, quả chín (cũng là thời gian thu hoạch) từ tháng 1 – 4.
Hạt hình bầu dục hoặc tròn, vỏ lụa màu trắng dễ bong, hạt dài từ 5-8mm, trọng lượng 600 – 900 hạt trong 100 g.
Màu hạt: xanh bạc, xanh lục, xanh nâu tùy theo chủng loại và cách chế biến. Hàm lượng caféin trong hạt 1,97 – 3,06 %, là loại cà phê có nhiều cafein nhất trong ba loại cà phê.
Năng suất trồng trọt: thường từ 500 – 600 kg nhân/1 ecta. Năng suất tốt từ 800 – 100 kg. Tỉ lệ thành phẩm (hạt cà phê nhân) so với nguyên liệu (quả tươi) từ 16 – 25%.
Giá trị thương phẩm: không có hương thơm, vị trung tính. Thường dùng để pha trộn với cà phê chè, đại bộ phận dùng để chế biến cà phê hòa tan, cà phê sữa và bánh kẹo cà phê.
Trong loại này gồm 2 loại: Robusta và Kuilu, loại Robusta giá trị thương phẩm tốt hơn loại Kuilu.
3. C.excelasa Chari chex
Tên thường gọi : cà phê mít.
Nguồn gốc: nó được phát hiện gần đây nhất vào năm 1902, ở xứ Ubangni – Chari thuộc biển hồ Sat, gần sa mạc Xahara, nên thường gọi là cà phê Chari. Nó được nhập vào Việt Nam vào năm 1905.
Đặc tính: cây nhỏ hoặc lớn, cao 6 – 15m, có khi cao 20m trong điều kiện khí hậu tốt, cành lá mọc thành tán tròn hoặc hình chóp nón, bộ xương khỏe, vỏ màu nâu.
Lá hình trứng hoặc hình lưỡi mác, gân lá nổi nhiều ở mặt dưới. Kích thước lá lớn nhiều so với hai loại cà phê nói trên .
Hoa màu trắng, thường có 5 cánh, mỗi đốt lá có 1 – 5 xim (chùm), mỗi xim có 2 – 4 hoa, cuống hoa ngắn, tràng hoa dài.
Quả hình trứng hơi dẹp ngang, nuốm quả hơi lồi và to. Quả chín có màu đỏ, quả to vỏ dày. Trọng lượng quả: 500 – 700 quả/1kg.
Hình dạng hạt cà phê mít giống hình dạng hạt cà phê chè, hạt có màu vàng xanh hay vàng rạ, vỏ lụa dính sát vào nhân, khó bong. Trọng lượng hạt 700 – 1000 hạt/100g. Hàm lượng cafein trong hạt 1,02 – 1,15%.
Năng suất: bình thường từ 500 – 600 kg cà phê nhân trên một ecta, tốt: 1200 – 1400 kg. Tỉ lệ thành phẩm so với nguyên liệu ban đầu (quả tươi) 10 – 15%.
Giá trị thương phẩm: hạt không đều, khó chế biến, hương vị thất thường. Giá trị thị trường kém hơn loại robusta, nhưng về mặt trồng trọt nó là loại cà phê sinh trưởng khỏe, chịu được hạn, ít kén đất, ít đòi hỏi công chăm sóc, hầu như không bị sâu phá hoại.
4. C.Liberica bullinhiem
Tên địa phương: cà phê đầu đà, cà phê mít.
Nguồn góc: xứ Liberica, bờ biển tây châu phi, vĩ tuyến từ 50 – 70 bắc.
Đặc tính: cây lớn, cao 15 – 18 m, độc thân, sườn khỏe, cành ngang mọc chếch khi còn non, khi già ngả ngang rồi vòng xuống hình chữ ϕ, cành phụ khỏe và đốt dài.
Lá to, hình trứng hoặc hình lưỡi mác, kích thước lá dài từ 15 – 35 cm, rộng từ 6 – 15 cm, phiến lá dài. Cuống lá dài và to, mặt lá dưới có nhiều gân.
Hoa màu trắng, tràng hoa từ 5 – 11 cánh.
Quả thường là hình tròn dài từ 10 – 12 cm. Đường kính tiết diện 10 – 20 mm, nuốm quả lồi.
Loại này là dạng bắt cầu của cà phê Chari, đặc tính thực vật biến thiên không rõ rệt nên khó phân biệt với cà phê Chari.