SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MÁY RANG CÀPHÊ NHÂN

Một phần của tài liệu Thiết kế cải tiến máy rang cafe (gồm bản vẽ 2D và 3D) (Trang 97 - 99)

N 1= (TLT K) mth, mvl Khối lượng thùng rang và khối lượng vật liệu rời.

4.6. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MÁY RANG CÀPHÊ NHÂN

Sơ đồ điện của máy rang – làm nguội cà phê gồm có các phần như sau:

Hình 4.13: Sơ đồ mạch điện điều khiển máy rang

1. Cầu dao; 2. Các nút nhấn; 3. Các tiếp điểm; 4. Cuộn công tắc tơ; 5. Đồng hồ đo nhiệt.

ĐC 1: Động cơ quay thùng rang; ĐC 2: Động cơ bét đốt;

ĐC 4: Động cơ bàn làm nguội;

ĐC 5: Động cơ bơm nước giải nhiệt cho Xyclon.

Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển máy rang cà phê nhân:

Các động cơ điện trong máy rang – làm nguội cà phê hoạt động độc lập với nhau, tùy theo trình tự trong quá trình rang cà phê mà các động cơ cần phải hoạt động, trong mạch này các động cơ không có khóa lẫn với nhau khi hoạt động.

Khi máy rang bắt đầu hoạt động, ta đóng cầu dao (1). Khi nhấn nút khởi động k11, lúc này cuộn dây Z1 có điện làm cho các tiếp điểm của nó thay đổi trạng thái, cụ thể là tiếp điểm z1 tại k11 đóng làm duy trì cuộn công tắc tơ Z1. Các tiếp điểm z1 đóng, làm cho động cơ ĐC1 có điện và hoạt động. Quá trình cứ như vậy cho đến khi ta nhấn công tác tơ k12 để ngừng động cơ, khi ta nhấn k12 cuộn dây Z1 mất điện, làm cho các tiếp điểm của nó thay đổi trạng thái, tức tiếp điểm z1 hở ra và động cơ ĐC1 ngừng hoạt động.

Tương tự khi nhấn nút khởi động k21 cuộn dây Z2 có điện làm cho các tiếp điểm của nó thay đổi trạng thái, cụ thể là tiếp điểm z2 tại k21 đóng làm duy trì cuộn công tắc tơ Z2. Các tiếp điểm z2 đóng lại làm động cơ ĐC2 có điện và hoạt động. Quá trình cứ như vậy cho đến khi ta nhấn công tắc tơ k22 để ngừng động cơ; khi nhấn k22, cuộn dây Z2 mất điện, làm cho các tiếp điểm của nó thay đổi trạng thái, tức tiếp điểm z2 hở ra và động cơ ĐC2 ngừng hoạt động.

Khi nhấn nút khởi động k31, lúc này cuộn dây Z3 có điện làm cho các tiếp điểm của nó thay đổi trạng thái, cụ thể là tiếp điểm z3 tại k31 đóng làm duy trì cuộn công tắc tơ Z3. Các tiếp điểm z3 đóng lại làm động cơ ĐC3 có điện và hoạt động. Quá trình cứ như vậy cho đến khi ta nhấn công tắc tơ k32 để ngừng động cơ; khi nhấn k32, cuộn dây Z3 mất điện, làm cho các tiếp điểm của nó thay đổi trạng thái, tức tiếp điểm z3 hở ra và động cơ ĐC3 ngừng hoạt động.

tắc tơ Z4. Các tiếp điểm z4 đóng lại làm động cơ ĐC4 có điện và hoạt động. Quá trình cứ như vậy cho đến khi ta nhấn công tắc tơ k42 để ngừng động cơ; khi nhấn k42, cuộn dây Z4 mất điện, làm cho các tiếp điểm của nó thay đổi trạng thái, tức tiếp điểm z4 hở ra và động cơ ĐC4 ngừng hoạt động.

Khi mở khóa K lúc này cuộn dây Z5 có điện làm duy trì cuộn công tắc tơ Z5. Các tiếp điểm z5 đóng lại làm ĐC5 có điện và hoạt động. Quá trình cứ như vậy cho đến khi ta nhấn khóa K để ngừng động cơ, cuộn dây Z5 mất điện, làm cho các tiếp điểm của nó thay đổi trạng thái, tức tiếp điểm z5 hở ra và động cơ ĐC5 ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Thiết kế cải tiến máy rang cafe (gồm bản vẽ 2D và 3D) (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w