Nguyên nhân của việc bảovệ quyền trẻ e mở Việt Nam còn hạn

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em (Trang 90)

hạn chế

Việc bảo vệ quyền trẻ em vẫn còn những hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền trẻ em, đó là:

Hệ thống pháo luật còn tản mạn dẫn tới những quy định không thống nhất, không đồng bộ và nội dung của những quy định còn chung chung, khó áp dụng vào thực tiễn.

Tình trạng buông lỏng giáo dục từ trong đời sống gia đình, do nhận thức của nhiều bậc cha mẹ còn nhiều yếu kém, do cha mẹ không quan tâm đến con cái, do kinh tế gia đình còn khó khăn, do cha mẹ ly hôn…

Nền giáo dục còn nhiều hạn chế như cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, tình trạng xuống cấp trong giáo dục ở học đường, nhất là mặt đạo đức…

Các cơ quan chuyên trách, tổ chức có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em chưa phát huy được vai trò của mình.

Các cấp chính quyền địa phương quan tâm đến thực hiện quyện trẻ em còn chưa đồng, nơi nào địa phương quan tâm thì công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em được đẩy mạnh, nơi nào không quan tâm thì công tác này không được coi trọng.

Nhận thức của cộng đồng xã hội về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em chưa được nâng cao. Coi việc chăm sóc giáo dục con cái chỉ là trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong gia đình cho nên dẫn đến nạn bạo hành gia đình đối với con trẻ không mấy ai nên tiếng, việc bảo vệ trẻ em bị coi nhẹ.

3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật 3.2.1. Đối với hệ thống pháp luật quốc tế

3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật Quốc tế về Bảo vệ quyền trẻ em

Theo quy định của điều 44 Công ước về Quyền trẻ em năm 1989, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ làm Báo cáo quốc gia về quyền trẻ em cứ 5 năm một lần. Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy đây không phải là một công việc thường xuyên mà chỉ được tiến hành khi có kế hoạch, người tham gia soạn thảo không phải là người có chuyên môn… Do đó, cần ban hành quy định cụ thể về công tác làm Báo cáo quốc gia về quyền trẻ em, yêu cầu các quốc gia thành viên phải được thực hiện đúng và đầy đủ các công việc để thống nhất và có báo cáo trung thực, chính xác nhất về tình hình trẻ em ở mỗi nước. Từ đó mới đánh giá được đúng việc thực hiện Công ước về Quyền trẻ em.

3.2.1.2. Kiện toàn hệ thống thực thi các quyền trẻ em

Thực thi nghĩa vụ thành viên Điều ước quốc tế về quyền con người nói chung và về quyền trẻ em nói riêng, các quốc gia có nghĩa vụ bắt buộc là: Xây dựng cơ chế pháp luật quốc gia phù hợp với cam kết quốc tế (nghĩa vụ lập pháp), xây dựng cơ chế quốc gia nhằm phát triển, bảo vệ các quyền tự do của con người và bảo vệ quyền trẻ em (nghĩa vụ hành pháp). Ngoài ra còn có các nghĩa vụ mạng tính khuyến nghị như xây dựng thể chế và chính sách Nhà nước nhằm tạo ra các đảm bảo cho việc thực hiện quyền con ngưởi, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục hiểu biết cần thiết trong cộng đồng…Nguyên tắc chung của việc thực hiện điều ước quốc tế về quyền trẻ em là nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kết quốc tế (nguyên tắc Pacta sunt servanda) đòi hỏi các quốc gia có nghĩa vụ thực thi các điều ước quốc tế một cách tự nguyện và nghiêm chỉnh. Quyền trẻ em được ghi nhận trong pháp luật quốc tế nhưng thực hiện quyền trẻ em lại diễn ra ở từng quốc gia. Vì thế cần đẩy mạnh và kiện toàn cơ chế về bảo vệ và phát triển quyền trẻ em. Các cơ quan, tổ chức chuyên môn, các chương trình và quỹ của Liên Hợp Quốc, Ủy ban về quyền trẻ em, các tổ

chức phi chính phủ đều có vai trò to lớn trong việc thực hiện quyền trẻ em. Công tác giám sát, đánh giá, điều tra việc thực hiện quyền trẻ em ở các quốc gia luôn phải kiện toàn để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền trẻ em một cách thường xuyên và đồng đều ở các quốc gia trên thế giới.

3.2.2. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam

3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em

Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam không chỉ được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà còn được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau bao gồm cả văn bản Luật và văn bản dưới luật. Quyền trẻ em được quy định tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình thực hiện quyền trẻ em trên thực tế còn nhiều khó khăn và chưa phát huy hiệu quả. Từ thực tế đó, vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền trẻ em các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau cụ thể là:

Phải rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật có quy định về quyền trẻ em. Hoạt động này nhằm phát hiện những nội dung văn bản pháp luật mẫu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở đó các cơ quan có thẩm quyền cần phải xây dựng kế hoạch sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản pháp luật mới thay thế để hoàn thiện hệ thống pháp luật về trẻ em.

Tiến hành ban hành các văn bản pháp luật mới, luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân. Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người. Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền được thông tin. Tiếp cận thông tin đã trở thành một nhu cầu và một quyền cấp thiết cần phải bảo đảm đối với mọi công dân. Điều 20 luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng nêu rõ: “ Trẻ em có quyền được tiếp cận thông

tin”. Như vậy, cần phải có những quy phạm quy định cụ thể những đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của trẻ em.

Việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật về quyền trẻ em cần phải được tiến hành ngay nhưng về lâu dài có thể nghiên cứu để xây dựng Luật về bảo vệ quyền trẻ em một cách chi tiết, cụ thể hơn. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện hành cũng vẫn chỉ mang tính chất định khung. Các quy phạm pháp luật quy định về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn tản mạn ở nhiều ngành luật, nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Việc xây dựng luật mới sẽ khắc phục được những hạn chế vừa nêu, đảm bảo cho việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em một cách tốt nhất.

3.2.2.2. Tuyên truyền giáo dục về tôn trọng quyền trẻ em

Việc tuyên truyền, giáo dục đóng góp rất lớp vào việc thực hiện, tuân thủ pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của người dân. Hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có chất lượng, có hiệu qủa. Đồng thời cũng phải không ngừng mở rộng quy mô, hướng đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm giảm bớt sự cách biệt trong việc đảm bảo quyền trẻ em giữa các vùng miền. Ngoài ra phải xã hội hoá hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật làm cho mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức đều tham gia tích cực vào hoạt động tuyên truyền công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, tránh tình trạng coi đây chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng.

Tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em phải hướng tới mọi đối tượng, đối với người lớn nhất là các bậc cha mẹ và thầy cô cần làm thay đổi nhận thức trong việc thực hiện trách nhiệm đối với con cái và học sinh, phải tôn trọng, bảo vệ các quyền của trẻ em. Đối với các trẻ em cần giúp các em hiểu được quyền và bổn phận của mình, từng bước giúp các em có thể thực hiện được quyền của mình.

3.2.2.3. Tăng cƣờng vai trò Nhà nƣớc

Nam, Nhà nước phải xác định mục tiêu trẻ em và đảm bảo quyền trẻ em luôn được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cần tăng cường hơn nữa vai tro trò của Nhà nước với những giải pháp thiết thực, cụ thể như sau:

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, nhằm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống, đảm bảo điều kiện vật chất cho việc đảm bảo các quyền của trẻ em.

Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải nhanh chóng rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo kéo dài.

Đầu tư thích đáng nguồn ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng kinh phí cho những yêu cầu thực tiễn của việc thực hiện quyền trẻ em, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế và vui chơi giải trí.

Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện quyền trẻ em của các Bộ, ngành các địa phương và các chủ thể có liên quan. Phân định rõ ràng nhiệm vụ của từng cơ quan, từng cấp chính quyền. Xử lý nghiêm minh những hành vi xâm hại quyền trẻ em và các chủ thể không làm tròn trách nhiệm.

Cần phải tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát, đánh giá hàng năm về thực trạng quyền trẻ em. Các cuộc kiểm tra này phải do các cơ quan có thẩm quyền cấp trên có khả năng giám sát hoạt động của các cơ quan cấp dưới thực hiện. Giao nhiệm vụ cụ thể cho bộ ngành có chuyên môn chuyên trách thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.

3.2.2.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình

Gia đình là nơi gắn bó nhất với tuổi thơ, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao hiện nay có ảnh hưởng đáng kể với vai trò và trách nhiệm của gia đình ở Việt Nam. Việc gia đình chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến việc bảo vệ quyền trẻ em chưa được thực hiện tốt. Trẻ em chưa được hưởng đầy đủ các quyền do

kinh tế của gia đình còn có nhiều khó khăn, hoặc trẻ em chưa làm tròn bổn phận thậm chí dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật do cha mẹ thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các gia đình cũng như tạo điều kiện cho các gia đình phát triển kinh tế. Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương cần chú ý tới việc tạo công ăn, việc làm và nguồn thu nhập của gia đình. Nhà nước phải thực hiện triệt để các quy định của pháp luật về việc không thu phí khai sinh, tiền viện phí đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám chữa bệnh, hỗ trợ tiền và các chính sách ưu tiên cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật. Chú trọng đầu tư ngân sách cho các địa phương nghèo, nhiều trẻ em không được đi học, quần áo không đủ ấm khi mùa đông đến.

Cha mẹ cần lắng nghe và nói chuyện với con cái để hiểu và có thể giáo dục các em một cách tốt nhất. Việt Nam là nước đang phát triển cho nên mọi người đang rất bận rộn để nắm bắt các cơ hội mới và cái giá phải trả là đôi khi các thế khác nhau không nói chuyện với nhau, tạo khoảng cách giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái. Bên cạnh đó cần tiến hành thường xuyên các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ về vai trò, trách nhiệm của gia đình với con cái. Đây là yếu tố quyết định đảm bảo cho quyền trẻ em được thực hiện tốt ngay từ trong mái ấm gia đình.

3.2.2.5. Xây dựng hệ thống nhà trƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng

Nhà trường cần đầu tư số lượng trường học, lớp học và cả về chất lượng học đường. Cần huy động các nguồn lực để đảm bảo tất cả các xã, phường đều có trường, giải quyết tình trạng các lớp học tranh, tre, nứa, lá. Muốn vậy, ngân sách Nhà nước cần được đầu tư cho việc xây dựng hệ thống trường lớp ở những nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Mục tiêu của giáo dục thật sự rất rõ ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh. Nền giáo dục của nước ta cũng phải

tìm ra các biện pháp để đạt được hai mục tiêu trên. Vì thế chương trình học của học sinh ngoài việc dậy kiến thức cần chú ý đến giáo dục nhân cách cho trẻ em. Tăng cường đào tạo đội ngũ giáo vien không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải chuẩn mực về đạo đức.

Nhà trường cần có những cuộc đối thoại để có thêm thông tin, hiểu sâu hơn về tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của trẻ em nhằm xây dựng đường lối giáo dục đúng đắn, phù hợp với trẻ em. Mặt khác, các cuộc đối thoại còn có ý nghĩa quan trọng là cho trẻ em có quyền được nói. Ngay từ nhỏ, các em đã đuợc trình bày quan điểm của mình, được người lớn tôn trọng, lắng nghe, thì khi trưởng thành, các em mới mạnh dạn nêu chính kiến, sẵn sàng tranh luận để tiếp cận với sự thực, để tìm ra chân lý. Một dân tộc mà tất cả mọi người chỉ biết im lặng lắng nghe, suy nghĩa theo người khác, làm theo ý người khác thì không hy vọng gì có những sáng tạo và đột phá để xây dựng đất nước hùng cường.

Đưa giáo dục giới tính vào học đường: Như đã nói, Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, có tới 20% người nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên. Theo báo cáo, hiện Việt Nam có khoảng 23,8 triệu vị thành niên và thanh niên, chiếm 31% dân số. Con số này sẽ tăng 4,8% trong vòng 10 năm tới và có khoảng 80% vị thành niên và thanh niên là học sinh, sinh viên. Hiện nay vấn đề giáo dục giới tính vào học đường vẫn còn bị xem nhẹ ở các bậc cha mẹ thầy cô. Ngoài các vấn đề về tình dục, giáo dục giới tính còn giúp trẻ hoàn thiện nhân cách sống, có ứng xử đúng và phù hợp trong quan hệ với người khác giới, với cộng đồng, cha mẹ, thầy cô và bạn bè.Về mặt sinh học, trẻ em hiện nay dậy thì sớm hơn, trang bị kiến thức cho các em tốt hơn để các em tự bảo vệ mình. Vậy việc đưa giáo dục giới tính vào học đường là một việc rất cần thiết, góp phần quan trọng cho việc phát triển xã hội Việt Nam ngày nay.

3.2.2.6 Kiện toàn hệ thống cơ quan tổ chức, tăng cƣờng hơn nữa việc đào tạo cán bộ chuyên môn

Theo quy định của pháp luật, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan thường trực là Phòng Lao động – TBXH các cấp là cơ quan tham mưu và là đầu mối trong việc phối hợp triển khai thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng như các chương trình, chính sách có liên quan. Do đó, vai trò của Uỷ ban nhân dân các cấp phải được đề cao trong việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là vai trò giám sát, kiểm tra tránh tình trạng việc kiểm tra của uỷ ban chỉ phụ thuộc vào báo cáo của các cơ quan chức năng hoặc các địa phương.

Các tổ chức như Mặt trận tổ chức Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là bộ phận quan trọng trong hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)