2.3.2.1. Nhà nƣớc
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Trách nhiệm đó bao gồm ban hành pháp luật, hình thành các thiết chế xây dựng các chủ trương chính sách và bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.
Quốc hội: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền trẻ
em điển hình là luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngoài chức năng lập pháp, Quốc hội còn thực hiện vai trò làm giám sát tôi cao đối với toàn bộ hoạt động nhà nước trong việc thực thi pháp luật nói chung và luật bảo vệ quyền trẻ em nói riêng.
Chính phủ: Theo điều 109 và điều 112 Hiến pháp 1992, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và đảm bảo thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ giao cho các Bộ, (Bộ Lao động Thương binh xã hội), cơ quan chuyên trách và chính quyền địa phương trực tiếp triển khai thực hiện.
Bộ Lao động - Thương binh xã hội: là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quan lý nhà nước về các lĩnh vực chính sách xã hội, trong đó có lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em. Bộ có nhiệm vụ trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt, các dự án, đề án và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền trẻ em. Thanh tra, kiểm tra, gia quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quyền trẻ em.
Uỷ ban nhân dân các cấp: Có trách nhiệm triển khai thực hiện quyền trẻ em và các chương trình dành cho trẻ em. Đặc biệt, UBND cấp xã có trách nhiệm trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ em, đảm bảo các chế độ hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm). Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đamr bảo các điều kiện cho các trẻ em được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao…
Cơ quan toà án: Theo điều 129 Hiến pháp 1992, Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh sự và nhân phẩm của công
dân, đặc biệt là trẻ em. Toà án là cơ quan xét xử, trực tiếp thực hiện việc bảo vệ quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để thực hiện các quyền trẻ em có liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống và để thực hiện tốt việc bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em, tất cả các cơ quan đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.3.2.2. Nhà trƣờng
Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được ghi nhận trong điều 28 Công ước về quyền trẻ em, điều 59 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, điều 16 luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, điều 10 luật Giáo dục năm 2005.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu và Nhà nước có trách nhiệm phát triển hệ thống trường học đảm bảo thực hiện quyền được học tập của trẻ em. Điều 1 luật Giáo dục năm 2005 thì mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Để đạt được mục tiêu ấy, cần phải có nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đối với trẻ em trong từng giai đoạn, cụ thể là:
Theo quy định tại điều 21 luật Giáo dục 2005, hệ thống giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Như vậy, trường mầm non là nơi giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.
Theo quy định điều 59 Hiến pháp 1992 và Luật Phổ cập giáo dục tiểu học thì giáo dục tiểu học là bắt buộc và không phải trả học phí. Đây được coi là bậc học nền tảng giúp học sinh có những hiểu biết và kỹ năng ban đầu để phát triển toàn diện.
Trường trung học cơ sở có trách nhiệm củng cố, phát triển những nội dung đã học ở bậc tiểu học, nâng cao tầm hiểu biết của các em, giáo dục toàn diện về văn, thể, mỹ.
nội dung đã học ở trường trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông đảm bảo kiến thức phổ thông cơ bản và toàn diện.
Ngoài hệ thống các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, còn có hệ thống các trường chuyên biệt theo quy định tại điều 61, 62, 63, 64 luật Giáo dục năm 2005. (trường dành cho trẻ em khuyết tật, trường chuyên, trường năng khiếu, trường giáo dưỡng…)
Như vậy, ở Việt Nam hệ thống nhà trường đóng vai trò rất lớn trong việc thực hiện quyền học tập nói riêng và đảm bảo quyền trẻ em nói chung.
2.3.2.3. Gia đình
Gia đình là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em. Gia đình có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ em.
Điều 65 Hiến pháp 1992 quy định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” Điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình” lại một lần khẳng định một cách cụ thể nhiệm vụ này, đây là tư tưởng xuyên suốt, là một nguyên tắc căn bản của pháp luật Việt Nam trong bảo vệ quyền trẻ em.
Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cha mẹ, gia đình được quy định cụ thể trong chương III luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. Các thành viên trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo, có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tạo môi trương lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Phát luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi bạo lực, ngược đãi và lạm dụng của cha mẹ đối với con cái. Điều 7 luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em nêu ra các hành vi bị nghiêm cấm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền trẻ em. Điều 151 bộ luật Hình sự năm 1999 cũng
quy định trách nhiệm hình sự đối với cha mẹ khi thực hiện các hành vi ngược đãi con cái.
2.3.2.4. Các tổ chức xã hội
Theo quy định tạo điều 34 luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Có vai trò rất lớn trong việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em, tham gia vào quá trình giám sát thực hiện pháp luật liên quan đến trẻ em; đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước và góp phần ngăn ngừa các hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Theo quy định khoản 3 diều 34 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tổ chức các hoạt động, phong trào thu hút đoàn viên thanh niên tham gia, đầy cao phong trào lối sống lành mạnh trong thời kỳ đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hội liên hiệp Phụ nữ: Là một đoàn thể quần chúng với chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, tham gia thực hiện quyền trẻ em là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, của Hội.
Ngoài các tổ chức nêu trên, nhiều tổ chức khác cũng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các tổ chức như: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học, Hội Bảo trợ trẻ em, Hội người tàn tật, Hội Cựu chiến binh, tổ chức công đoàn… Như vậy, về mặt pháp lý cũng như trên thực tế toàn xã hội Việt Nam đều đã tham gia vào việc bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em.
2.3.2.5 Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội, thành lập nhằm mục đích đẩy mạnh xã hội hoá vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Qũy có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. cụ thể như khai thác mọi nguồn lực bằng hình thức huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, trong đó đặc biệt ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
Hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, đặc biệt hướng đến các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa.
Nhìn chung, Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lý về bảo vệ quyền trẻ em, về cơ bản, các quy định về bảo vệ quyền trẻ em trong các văn bản pháp luật Việt Nam đều phù hợp với các quy định của các văn kiện pháp lý quốc tế.
CHƢƠNG 3
BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3.1. Tình hình bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam
Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, được sửa đổi vào năm 2004. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đã “nội luật hóa” các quy định của Công ước quyền trẻ em vào pháp luật Việt Nam đồng thời thể chế hóa các chương trình, chính sách của Nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em trong hoàn cảnh cụ thể và đặc trưng của Việt Nam. Cùng với luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Việt Nam đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật gồm các văn bản Luật và dưới luật liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em tạo thành một hệ thống tương đối đầy đủ góp phần quan trọng vào các thành tựu trong việc thực quyền trẻ em ở Việt Nam.
3.1.1. Thành tựu đạt đƣợc trong công tác bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam 3.1.1.1. Hệ thống pháp luật
Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, Quốc hội Việt Nam đã ban hành luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 (được sửa đổi và bổ sung năm 2004) Luật này đã thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về trẻ em nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em đồng thời chuyển hóa các quy định của công ước vào pháp luật Việt nam. Có thể nói, đạo luật này đã quy định quyền của trẻ em gắn với bổn phận của trẻ em là sự phát triển độc đáo giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam trong việc thực hiện công ước về quyền trẻ em. Đây là sự sáng tạo trong việc cụ thể hóa các điều ước quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Việc gắn quyền với bổn phận của trẻ em là phù hợp với văn hóa Việt Nam, một mặt mang tính giáo dục các em biết trách nhiệm của mình với gia đình,
xã hội và chính bản thân mình. Mặt khác, việc tiếp cận quan hệ giữa quyền và bổn phận khiến xã hội dễ chấp nhận vì nền văn hóa của Việt Nam vẫn công nhận rằng ngoài việc trẻ em có quyền thì chúng cũng cũng cần phải giáo dục, rèn luyện và phát huy tinh thần “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ”
Cùng với sự ra đời của luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Việt Nam đã ban hành rất nhiều các văn bản khác như Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, luật Giáo dục…Các văn bản luật đã tạo nên một hệ thống pháp luật về trẻ em tương đối đầy đủ, gồm các văn bản chuyên ngành, không chuyên ngành, đến các văn bản luật và văn bản dưới luật góp phần quan trọng vào thành tựu thực hiện bảo vệ quyền trẻ em. Hệ thống các văn bản luật liên quan đến quyền trẻ em tập trung vào các nguyên tắc bảo đảm quyền và phúc lợi của trẻ em với quan điểm ưu tiên, bình đằng và không phân biệt đối xử. Đề cao các quyền được bảo vệ, phát triển, phát biểu khi tham gia hoạt động tư pháp. Chú trọng trong việc quản lý vấn đề xử lý người chưa thành niên vi phạm nói riêng và tội phạm nói chung, chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Các em được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
3.1.1.2. Quyền đƣợc bảo vệ
Hệ thống các thiết chế: Bên cạnh pháp luật, một hệ thống các thiết chế được thành lập để huy động các lực lượng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân vào việc thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em. Việc hình thành hệ thống các thiết chế đã tạo cơ hội tăng cường sự phối hợp, thúc đẩy công tác liên ngành, giữa các địa phương, nhờ đó trẻ em được bảo vệ một các toàn diện hơn.
hiện những quyền cơ bản của trẻ em, Ủy ban nhân dân các cấp mà trước kia là Ủy ban dân số và gia đình đã tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức xã hội về quyền và lợi ích của trẻ em khi đăng ký khai sinh cho trẻ em. Cán bộ bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em các cấp phối hợp với cán bộ tư pháp hộ tịch để tiến hành đăng ký khai sinh trước khi câp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tính đến tháng 5/2007, trên toàn quốc đã có 97 % trẻ em dưới 6 tuổi được nhận thẻ khám, chữa bệnh và tất cả các em này đã được đăng ký khai sịnh. Đây là cơ sở phát sinh và thực hiện các quyền công dân khác của trẻ em.
Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được
Nhà nước và toàn xã hội quan tâm giúp đỡ. Nhiều mô hình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được xây dựng và nhân rộng như mô hình mái ấm, nhà tình thương. Ngoài các trung tâm Nhà nước, còn có các trung tâm của tư nhân hay của các tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài cũng được mở ra.
3.1.1.3. Quyền đƣợc sống còn
Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em: Việt Nam đã cam kết thực hiện các mục tiêu Thiên