Với quan điểm chăm sóc trẻ em phải được thực hiện ngay từ khi còn là bào thai trong lòng mẹ, pháp luật Việt Nam đã có những quy định bảo vệ sức khỏe của các bà mẹ trong quá trình mang thai, sinh đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh. Quyền này của người phụ nữ được quy định tại điều 63 Hiến pháp 1992. Theo bộ luật Lao động, Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và nuôi con không phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con. Sức khỏe của người mẹ khi mang thai là gắn chặt với quyền sống còn của trẻ em nên mục đích của việc
bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ trong thời kỳ mang thai là nhằm bảo đảm cho trẻ em khi sinh ra được khỏe mạnh, phát triển bình thường và nhằm giảm tủ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh. Những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho người phụ nữ có thể chăm sóc cho trẻ em ngay từ trong bào thai được tốt nhất.
Theo Công ước về quyền trẻ em, quyền sống còn là quyền đầu tiên trẻ em được hưởng và phải được bảo vệ. Pháp luật Việt Nam có những quy định để đảm bảo quyền này cho trẻ em bao gồm bảo vệ quyền sống nói riêng và quyền sống còn nói chung.
Điều 32, 37 Bộ luật Dân sự năm 2005: Cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Danh sự, nhân phẩm, uy tín của cá nhâ được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân mà bộ luật muốn nói đến ở đây bao gồm cả trẻ em. Các quy định của Bộ luật Hình sự cũng đã góp phần bảo vệ quyền sống còn của trẻ em. Trách nhiệm hình sự với tội giết phụ nữ mà biết là có thai, tội giết trẻ em, tội giết con mới đẻ…(điều 94, 95 BLHS). Quyền sống còn không chỉ bao gồm việc bảo vệ quyền sống, không bị tước đoạt tính mạng mà còn bao gồm việc đảm bảo cho trẻ em có quyền sống một cuộc sống bình thường, được cung cấp dinh dưỡng, chăm sóc y tế cao nhất. Điều này đã được cụ thể hoá tại luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: “1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; 2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.” (điều 15); Trách nhiệm của gia đình nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân trong việc chăm sóc trẻ em. Trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu (điều 5). Trẻ em có quyền được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước.
2.2.2. Quyền đƣợc bảo vệ
chiếm vị trí quan trọng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo các quyền của trẻ em. “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự” (điều 14 luật BVCSTE)
2.2.2.1 Các quyền dân sự
Về năng lực pháp luật : Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” và “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau”. Như vậy, trẻ em và người lớn đều bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự.
Về năng lực hành vi dân sự: “1.Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác; 2.Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (điều 20 BLDS). Như vậy, pháp luật Việt Nam đã dành cho trẻ em năng lực hành vi dân sự khá lớn đảm bảo cho trẻ em thực hiện được năng lực hành vi của mình, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các em.
Về quyền khai sinh: Sau khi sinh ra trẻ em phải được đăng ký khai sinh. Quyền được khai sinh nhằm khẳng định trẻ em là một cá nhân riêng biệt, một chủ thể độc lập và một công dân bình đẳng với mọi công dân khác. Ðiều 29 BLDS “Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh.” Điều 11 luật BVCSGDTE “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”.Tuy nhiên để thực hiện được quyền này phụ thuộc vào người lớn do vậy mà pháp luật đã quy định “1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn; 2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ
em; vận động cha mẹ, người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn; 3. Trẻ em của hộ nghèo không phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh.” Đối với trường hợp trẻ em không có cha mẹ, người giám hộ, người thân thì “Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật” (điều 11 luật BVCSTE).
Quyền có quốc tịch: Quyền có quốc tịch của trẻ em được quy định tại điều 24 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 và điều 7 Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Ở Việt Nam, để hạn chế tình trạng không quốc tịch, Luật Quốc tịch sửa đổi năm 2008, có hiệu lực ngày 01/07/2009 quy định: Nhà nước tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch. Ngoài ra, Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi dành nhiều điều khoản quy định về quốc tịch của trẻ em như: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam Việt Nam mà khi sinh có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch việt Nam. Điều 17 của luật cũng quy định, trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi hường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ
cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
Về quyền thừa kế: Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết” Như vậy, quyền thừa kế của trẻ em được bảo đảm kể từ khi thành thai trước khi người để lại di sản chết”
Khoản 2 điều 647 BLDS năm 2005 “người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.” Trẻ em được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật, thừa kế thế vị, Ðiều 677 “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.” và thừa kế theo di chúc. Điều 669 BLDS năm 2005, trong trường hợp thừa kế theo di chúc, con chưa thành niên có quyền thừa kế đương nhiên, được hưởng phần di sản thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Như vậy, trẻ em được pháp luật Việt Nam đảm bảo quyền hưởng thừa kế.
Quyền được nhận làm con nuôi: Quyền này được ghi nhận tại điều 44 bộ luật Dân sự năm 2005 “Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ.”. Điều 6 “Nhà nước bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Chương VIII Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản pháp luật khác cũng đã quy định về quyền được nhận làm con nuôi.
Xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính của trẻ em xuất phát từ mục đích giáo dục, phòng ngừa là chủ yếu, nếu hành vi vi phạm hành chính không được ngăn chặn thì dễ dàng dẫn đến những mức độ nghiêm trọng hơn. Vì vậy pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có đề cập đến việc xử lý vi phạm hành chính. Những quy định đó đều xuất phát từ quan điểm nhân đạo đối với người chưa thành niên và với mục đích giáo dục.
2.2.2.3. Quyền trẻ em trong lĩnh vực hình sự
Đối với trẻ em phạm tội: Trẻ em là đối tượng đặc biệt, chưa có khả năng nhận thức đầy đủ hành vi của mình nên nguyên tắc của việc xét xử tội phạm đối với trẻ em là nhằm:
Giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và giúp đỡ trẻ em trở thành công dân có ích cho xã hội.
Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Theo điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm Hình sự. Những người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm Hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết. Việc kết tội phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội và những đặc điểm vể nhân thân.
Đối với người chưa thành niên phạm tội, không được xử phạt tù chung thân, hoặc tử hình (điều 34, điều 35 BLHS). Không áp dụng hình phạt tiền, không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
Án đã tuyên với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Đối với tội phạm vi phạm quyền trẻ em: Bộ luật Hình sự quy định
riêng và có những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các hành vi xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Bộ luật Hình sự năm 1985 so với bộ Luật hình sự năm 1999 thì bộ luật sau có nhiều quy định tăng mức hình phạt, mở rộng phạm vi xử phạt đối với các tội phạm xâm hại quyền trẻ em. Theo điều 48 thì phạm tội đối với trẻ em là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tội hiếp dâm trẻ em bị hình phạt tù từ 7 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (điều 112). Tội cưỡng dâm trẻ em phạt tù từ 5 năm cho đến tù chung thân (điều 114)... có những loại tội mới mà trước đây pháp luật hình sự chưa quy định như tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (điều 152)...
2.2.2.4. Bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động
Bộ luật Lao động có nhiều quy định nhằm bảo vệ trẻ em. Điều 6 quy định người lao động ít nhất phải đủ 15 tuổi. Điều 22, người học nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi và phải có đủ sức khỏe, khả năng lao động phù hợp. Mục I chương XI đã dành riêng để nói về lao động chưa thành niên. Theo đó, nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên (điều 119); Cấm sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại hoặc chỗ là việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ (điều 121); thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên không quá 7 giờ trong một ngày hoặc không quá 42 giờ một tuần (điều 122). Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 cũng chỉ ra nhiều hành vi lạm dụng lao động trẻ em, bóc lột trẻ em như: Bắt trẻ en đi ăn xin (điều 8). Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, sử dụng trẻ em làm những công việc trong vũ trường, cơ sở xoa bóp...(điều 9).
2.2.2.5. Bảo vệ trẻ em chống lại sự lạm dụng tình dục
Lạm dụng tình dục trẻ em là một tội ác, để lại những ảnh hưởng rất tiêu cực, gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài tới trẻ em. Trách nhiệm bảo
vệ trẻ em chống lại sự xâm hại về tình dục là của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội, của các cơ quan tổ chức cá nhân. Điều 56 luật BVGDCSTE “1. Trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống ; 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em.” Nghị định 71/2011/NĐ-CP đã nêu rõ các hành vi dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em. Điều 6 “1. Dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác, dùng thủ đoạn nói dối, gian lận, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm hoặc chứng kiến, tham gia phục vụ hoạt động mại dâm; 2. Dẫn, chỉ dẫn, môi giới, tổ chức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, cho thuê, cho mượn hoặc bố trí nơi để trẻ em hoặc sử dụng trẻ em hoạt động mại dâm, để trẻ em chứng kiến, tham gia phục vụ hoạt động mại dâm; 3. Cho trẻ em tiếp xúc với sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng có nội dung khiêu dâm; tác động vào cơ thể trẻ em nhằm kích động tình dục trẻ em hoặc nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục.”. Các hành vi như lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em “1. Dùng quan hệ tình cảm, uy tín, sự