Quyền sống còn của trẻ em

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em (Trang 33)

Quyền sống còn bao gồm quyền được sống và quyền được sống cuộc sống bình thường, được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất.

Quyền sống còn trƣớc tiên phải là quyền đƣợc sống. Tuyên ngôn

toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc ghi nhận “Mọi người đều có quyền được sống, tự do và an toàn cá nhân” (điều 3). Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 lại một lần nữa khẳng định “Mọi người đều có quyền sống. Đây là quyền bẩm sinh được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước đoạt quyền sống một cách độc đoán” (điều 6). Lời mở đầu

Công ước về quyền trẻ em năm 1989 đã nêu rõ “Ghi nhớ rằng, như đã chỉ ra trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”. Đây không chỉ là một sự nhắc lại điều đã được chỉ ra trong tuyên ngôn về trẻ em năm 1959 mà còn là một lời ghi nhớ, một sự bảo đảm rằng trẻ em được bảo vệ về mọi mặt trước cũng như sau khi ra đời, tức là trẻ em được bảo vệ ngay từ khi còn là bào thai trong lòng mẹ. Điều 6 đã nêu “Các quốc gia thành viên công nhận rằng, mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống”, điều 24 Công ước đã nêu lên nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc “Đảm bảo chăm sóc sức khỏe thích hợp cho các bà mẹ trước và sau khi sinh đẻ” đó cũng chính là bảo vệ trẻ em ngay từ khi còn trong bào thai. Để bảo vệ trẻ em ngay còn trong bụng mẹ, Pháp luật Trung Quốc đã ban hành quy định “Những người kiểm tra giới tính và lựa chọn giới tính dẫn tới phá thai nếu thai nhi là con gái sẽ phải chịu các hình phạt nghiêm khắc” [60] do vậy mà khi phát hiện bác sỹ mà có hành vi tiết lộ giới tính của thai nhi dẫn đến phá thai, có nghĩa là đã gián tiếp vi phạm quyền được sống còn của trẻ em thì sẽ bị xử phạt nghiêm minh, thu hồi giấy phép hành nghề thậm chí phải chịu hình phạt tù. Tuy nhiên trên thực tế Trung Quốc lại áp dụng chính sách một con, ưu tiên các cặp vợ chồng chỉ có một con bằng cách cung cấp nhà ở, ưu đãi giáo dục, chăm sóc về y tế, nhằm mục đích hạn chế sự bùng nổ dân số của nước này. Sự hạn chế này đã dẫn đến sự phá bỏ nhiều trẻ em khi còn chưa được ra đời đặc biệt là bé gái; sự mất cân bằng giới tính nam – nữ và nạn buôn bán trẻ em diễn ra phổ biến, nhiều cặp vợ chồng không ngần ngại bán con gái của mình để có cơ hội đẻ con thứ hai, hoặc trẻ em trai được bán với giá cao nhất ở Trung Quốc. Chính sách này đã đi ngược lại chính quy định pháp luật cấm phá thai của mình và vi phạm nghiêm trọng điều 6 Công ước về quyền trẻ em. [64]. Quyền được sống là quyền trước tiên phải được bảo vệ và cần phải quan tâm một cách đặc biệt vì hơn lúc nào hết

giai đoạn này sự sống còn của trẻ em là phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn. Quyền được sống là quyền cơ bản nhất, quan trọng nhất, là tiền đề cho việc đảm bảo các quyền khác của trẻ em.

Quyền sống còn còn là quyền đƣợc sống một cuộc sống bình thƣờng và đƣợc đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm

sóc sức khỏe, phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.

Khoản 2, điều 6 Công ước về quyền trẻ em năm 1989 quy định “Các quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em”. Thực hiện và bảo vệ các quyền được sống còn của trẻ em là trách nhiệm chung của các cá nhân và tổ chức xã hội:

Điều 7, Công ước quyền trẻ em “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và phải có quyền có họ tên, quyền có quốc tịch...” và các quốc gia thành viên phải bảo đảm việc thực hiện những quyền này phù hợp với luật quốc gia và các văn kiện quốc tế.

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, cha mẹ là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dưỡng và phát triển trẻ em. Điều 18 công ước về quyền trẻ em quy định “Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc thực hiện trách nhiệm nuôi nấng trẻ em, phải dành sự giúp đỡ thích hợp cho cha mẹ và người giám hộ pháp lý trong việc thực hiện trách nhiệm nuôi nấng trẻ em, phải đảm bảo sự phát triển những cơ quan, cơ sở và dịch vụ cho việc chăm sóc trẻ em”. Để thực hiện những quyền nói trên tốt nhất thì các quốc gia thành viên phải bảo vệ quyền được sống cùng cha mẹ của trẻ em, các quốc gia phải đảm bảo rằng trẻ em không bị cách ly cha mẹ trái ý muốn của họ, trừ khi việc cách ly là cần thiết nhưng tất cả phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. (điều 9, công ước quyền trẻ em)

Trẻ em có thể hưởng mức cao nhất có thể đạt được về sức khỏe, các phương tiện chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Các quốc gia thành viên phải

đảm bảo không có trẻ em nào bị tước đoạt các quyền trên. (điều 24, công ước quyền trẻ em). Việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là rất cần thiết đảm bảo cho trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Công ước đã nêu rõ các mục tiêu mà các quốc gia cần theo đuổi như: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em ở trẻ em và trẻ sơ sinh, bảo đảm dành sự giúp đỡ y tế và chăm sóc sức khỏe cần thiết cho tất cả trẻ em, chống bệnh tật và suy dinh dưỡng...Hai năm gần đây, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ y tế, giảm được tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh từ 65 xuống còn 19 ca tử vong trên 1000 ca sinh. Song sự chênh lệnh giữa các khu vực, các nhóm dân tộc trong việc sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế. Các vùng nông thôn, người nghèo, người dân tộc thiểu số hầu như không được tiếp cận với bác sĩ để được điều trị bệnh. Tại Thượng Hải tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là dưới 10‰ nhưng ở Tây Tạng là 450‰ .[64]

Để đảm bảo trẻ em được quyền sống một cuộc sống bình thường, các quốc gia thành viên cũng phải đảm bảo cho trẻ em các quyền như: quyền được hưởng mức sống thỏa đáng, quyền được hưởng an toàn xã hội, quyền được giáo dục, học hành, quyền được vui chơi giải trí... Đây là những nhu cần cơ bản và thiết yếu để tồn tại và phát triển thể chất cho trẻ em.

2.1.2. Quyền đƣợc bảo vệ

Ngay từ lời mở đầu công ước về quyền trẻ em đã ghi nhận rất rõ ràng “do còn non nớt về mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt”. Điều 10 công ước quốc tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 nêu rõ “Quốc gia phải ban hành những biện pháp đặc biệt để bảo vệ và hỗ trợ các trẻ em và thiếu niên không phân biệt tình trạng phụ hệ hay bất cứ thân trạng nào”. Tất cả các trẻ em đều được bảo vệ không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo... đây là một trong những nguyên tắc cơ bản được nêu ở điều 2 Công ước về quyền trẻ em.

công ước quốc tế đã có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền khai sinh và quyền có quốc tịch của trẻ em. Điều 24 công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 nêu rõ “Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi sinh và được đặt tên họ (khoản 2) và “Trẻ em có quyền thủ đắc quốc tịch” (khoản 3). Công ước quyền trẻ em khẳng định lại một lần nữa “Trẻ em phải được đăng ký khai sinh ngay lập tức sau khi sinh và phải có quyền có họ tên, quyền có quốc tịch....(điều 7). Quy định này đã khẳng định trẻ em là một cá nhân riêng biệt, một công dân có mọi quyền chủ thể độc lập, bình đẳng như bất kỳ công dân nào.

Bảo đảm trẻ em không bị cách ly khỏi gia đình. Điều 9, 10, 20 công

ước về quyền trẻ em quy định: “Các quốc gia thành viên phải bảo vệ quyền được sống cùng cha mẹ của trẻ em, các quốc gia phải đảm bảo rằng trẻ em không bị cách ly cha mẹ trái ý muốn của họ, trừ khi việc cách ly là cần thiết nhưng tất cả phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.” Nếu trường hợp trẻ em phải bị cách ly thì vẫn phải tôn trọng quyền của trẻ em để duy trì những quan hệ riêng tư, được tiếp xúc với cha mẹ và có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của Nhà nước.

Bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hình sự: Công ước quốc tế về quyền

dân sự và chính trị 1966 và công ước về quyền trẻ em 1989 đều có những quy định để bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực này, Cụ thể: Trong công ước về quyền dân sự và chính trị ghi nhận: Án tử hình không được tuyên đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp (khoản 5 điều 6); Các bị cáo thiếu nhi, các thiếu nhi phạm pháp phải được giam giữ cách biệt với người lớn, phải được đối xử tùy theo tuổi tác và tình trạng pháp lý của các em và phải được xét xử trong thời hạn sớm nhất (khoản 2, điều 10), Công ước quyền trẻ em cũng có những quy định tương tự công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị như: Không được xử tử hình hoặc tù chung thân... vì những tội do những người dưới 18 tuổi gây ra, mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được cách ly với

người lớn. Ngoài ra còn có những quy định đảm bảo cho không trẻ em nào bị đối xử hoặc bị trừng phạt tàn tệ, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá; đảm bảo cho trẻ em được nhanh chóng hưởng sự giúp đỡ về pháp lý và những sự giúp đỡ thích hợp khác...(điều 37). Bên cạnh đó, trẻ em còn được hưởng những ưu tiên đặc biệt như được giúp đỡ về mặt pháp lý, ngôn ngữ, thủ tục tố tụng... Điều 40 Công ước về quyền trẻ em quy định những trẻ em làm trái pháp luật phải được đối xử theo đúng cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ em về phẩm chất và phẩm giá, cách đối xử cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ và việc đảm đương vai trò xây dựng trong xã hội của trẻ em. Điều này cũng chứa đựng những đảm bảo tối thiểu việc tiến hành luật pháp đúng đắn, bao gồm việc suy đoán vô tội của trẻ, cung cấp thông tin rõ ràng kịp thời về thực chất của những điểm buộc tội, những tiến trình xử lý được tiến hành không chậm trễ, quyền được im lặng, quyền được có nhân chứng đối chất, sự bình đẳng của các nhân chứng gỡ tội, quyền xử phúc thẩm, quyền được tôn trọng tính riêng tư của trẻ em ở mọi giai đoạn của tiến trình xử lý. Từ những quy định trên của công ước, các quốc gia thành viên đã luật hoá vào pháp luật quốc gia. Bộ luật hình sự Thái Lan năm 2003 có quy định: Trẻ em từ 7 tuổi đến 14 tuổi nếu phạm tội cũng bị xét xử và cũng có thể chịu hình phạt tù, nhưng toà án sẽ quyết định biện pháp xử lý đặc biệt bằng cách đưa vào một trường cải tạo hoặc gửi trẻ em đó cho một người hay một cơ quan nào mà toà án thấy có khả năng thích hợp với việc cải tạo, giáo dục trẻ em đó (điều 74, bộ luật Hình sự Thái Lan năm 2003). Trong quá trình giam giữ, trẻ em vẫn được chăm sóc và bảo vệ tốt. Luật Người chưa thành niên của Nhật Bản năm 2000 quy định: Cho phép trẻ em hay còn gọi là người chưa thành niên phạm tội, khi bị xét xử tại toà án gia đình được có một hoặc hai người đại diện, người đại diện không nhất thiết phải là luật sư bào chữa, có thể là giáo viên hoặc người làm công tác xã hội. Toà án gia đình phải tiến hành xét xử trên cơ sở chân tình, có lợi cho trẻ em, cần có

mọi cố gắng để bảo vệ cho những thuộc tính cao đẹp nhất của người chưa thành niên và để cho người chưa thành niên có niềm tin, việc xét xử cần tiến hành công khai. Điều 17 luật Hình sự Trung Quốc năm 1997 cũng quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý giết người, cố ý gây thương tích dẫn đến chấn thương hoặc tử vong, các tội hiếp dâm, ma túy, cướp của... Người chưa thành niên phạm tội chịu hình phạt tù phải được giam cách ly với người lớn, được quyền có luật sư bào chữa, có quyền kháng cáo bản án... Cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên phạm tội phải có trách nhiệm giáo dục cải tạo người chưa thành niên phạm tội tại nhà hoặc tại cơ sở giáo dục.

Quy định của luật hình sự của một số nước kể trên đều đảm bảo quyền trẻ em được bảo vệ theo tinh thần của Công ước về quyền trẻ em. Song nhìn vào thực tế diễn ra trên đất nước Trung Quốc đối với người chưa thành niên phạm tội hết sức phức tạp. Sự gia tăng tội phạm vị thành niên ở Trung Quốc vào những năm gần đây, Nhà nước Trung Quốc đã thắt chặt quy định pháp luật hình sự đối với vị thành niên, 99% người chưa thành niên phạm tội bị giam giữ trong các nhà tù cùng với người lớn, không có sự cách ly, không có quyền được bào chữa bởi luật sư trong tố tụng và quyền kháng cáo bản án đối với mình. [64]. Điều này càng khẳng định rằng quyền trẻ em được quy định trong văn bản pháp luật của một số nước đều đảm bảo quyền trẻ em được bảo vệ và đúng với luật quốc tế quy định nhưng thực tế việc vi phạm quyền con người cụ thể là quyền trẻ em là rất rõ ràng và tính chất phức tạp.

Bảo vệ quyền trẻ em chống lại sự bóc lột và lạm dụng: Theo điều

34 công ước về quyền trẻ em các quốc gia phải bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục, phải đặc biệt thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia vào bất kỳ hoạt động tình dục trái pháp luật nào. Đây là một vấn đề rất đáng lo

ngại vì trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và hậu quả của việc bóc lột, lạm dụng, tình dục trẻ em là rất nghiêm trọng và lâu dài nên để bổ sung cho Công ước quyền trẻ em về vấn đề này. Liên hiệp quốc còn ban hành bổ sung Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em. Nghi định thư đã quy định các quốc gia phải thực hiện những biện pháp tài phán đối với các loại tội phạm liên quan đến vấn đề này, dẫn độ tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích của những trẻ em là nạn nhân...

Công ước đã có những quy định để bảo vệ trẻ em trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực thể chất hoặc tinh thần, bị tổn thương hay lạm dụng, bị bỏ mặc chăm sóc xao nhãng, bị ngược đãi hoặc bóc lột (điều 19); Các quốc gia

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em (Trang 33)