Bước 4 Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét,

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (LV01230) (Trang 61 - 64)

1. Cơ sở lí thuyết

2.2.2.4 Bước 4 Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét,

giá kết quả làm việc của nhóm

Thông thƣờng các đại diện các nhóm lên trình bày, hoặc thuyết minh bảng kết quả của nhóm mình, nhƣng GV cần căn cứ vào mục tiêu của bài học, biện pháp hoạt động nhóm mà chọn hình thức báo cáo linh hoạt, phù hợp. Trong mục này chúng tôi không phân biệt cách báo cáo kết quả theo hoạt động nhóm ở các dạng bài mà chú ý cách báo cáo theo biện pháp hoạt động nhóm, theo mục tiêu bài học.

+ Với các hoạt động nhóm theo biện pháp “phòng tranh” hoặc biện pháp “khăn trải bàn”.

GV nên cho các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình tại phần tƣờng của nhóm mình, làm nhƣ vậy có tác dụng làm tăng sự tự tin khi đại diện nhóm trình bày, vừa có thể tổ chức cho HS đi kiểm tra, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn thuận lợi hơn. Sau đó tổ chức đánh giá kết quả làm việc của nhóm. Các biện pháp “phòng tranh”, biện pháp “khăn trải bàn” thƣờng đƣợc sử dụng trong các bài tập MRVT, cho nên các kết quả trình bày trên những chiếc “khăn”, trên “phòng tranh” là những từ ngữ cần huy động, cần cung cấp cho các em. Treo lên trƣớc lớp, kết hợp với lời thuyết trình của đại diện các nhóm, HS dễ theo dõi, đánh giá. Mặt khác, có thể mỗi kết quả của mỗi nhóm là một mảng từ đƣợc huy động theo nhiệm vụ riêng nên cách trình bày này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm bổ sung vốn từ cho nhau,

+ Với các hoạt động nhóm theo biện pháp “mảnh ghép” hoặc biện pháp “tranh luận”, GV nên cho đại diện HS thuyết trình kết quả của nhóm mình. Các biện pháp này thƣờng đƣợc sử dụng khi tổ chức hoạt động nhóm trong giờ lí thuyết hoặc giờ luyện tập. Với cách thức phân nhóm chuyên sâu và nhóm

ghép biện pháp “mảnh ghép”, các em có điều kiện nắm vững từng vấn đề cụ thể. Lợi thế đó giúp các em trình bày rõ ràng vấn đề mà nhóm mình phụ trách.

Sự linh hoạt trong việc tổ chức cách trình bày kết quả hoạt động nhóm sẽ đồng thời rèn cho HS các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết.

Việc đánh giá kết quả làm việc của nhóm cần chú ý cả ở ba cấp độ: - HS tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm: cần tạo cơ hội để các thành viên trong nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình. Điều trƣớc tiên cần lƣu ý khi để HS tự đánh giá là GV phải hƣớng các em vào việc đánh giá ở cả hai khía cạnh: nhận thức và cách thức mà nhóm làm việc (sự tham gia tích cực của các thành viên, sự hợp tác với nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, giải quyết bất đồng...).

- Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau: sau khi có sự đánh giá, nhận xét nội bộ trong nhóm, GV yêu cầu từng nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Tiếp theo mỗi nhóm lại cử đại diện lên kiểm tra, nhận xét kết quả chéo nhau.

- GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm: công việc này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá giữa các nhóm lẫn

nhau. GV nên cùng HS kiểm tra lại xem kết quả đánh giá của các nhóm có

đúng không? Chỗ nào đánh giá chưa đúng thì cần chỉ ra cho toàn lớp biết sai ở đâu? Vì sao sai?

Nếu kết quả làm việc nhóm của HS đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì có thể sử dụng để sử dụng hệ thống bài học. Điều này sẽ làm tăng sự thích thú của HS vì các em rất tự hào khi tự mình có thể hình thành đƣợc bài học cho cả lớp, đồng thời giảm bớt sự can thiệp của GV trong quá trình dạy học.

Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm không nên qua loa, nó là một nhiệm vụ quan trọng giúp mang lại hiệu quả cho hoạt động dạy học theo nhóm. GV cần phải:

Đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu nhập những thông tin

về sự tiến bộ của mỗi thành viên trong nhóm (đặc biệt là chỉ số tiến bộ hay chỉ số cố gắng của nhóm).

 Cần phải có điểm thƣởng hợp lí cho sự tiến bộ của các thành viên

trong nhóm.

 Cần khen ngợi những thành viên đã đóng góp giúp cho nhóm tiến

bộ. Càng đƣa ra nhận định cụ thể càng giúp HS tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm cho những lần làm bài sau.

Tiểu kết chƣơng 2

Hoạt động dạy học theo nhóm là hoạt động trong đó GV tổ chức cho HS hoạt động hợp tác với nhau nhằm đạt đƣợc mục tiêu học tập. Hoạt động

học theo nhóm trong phân môn Luyện từ và câu tạo môi trƣờng để HS giúp

đỡ nhau trong học tập. HS kém có điều kiện học các bạn trong nhóm, có điều kiện tiến bộ trong quá trình liên tục phải hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Nhƣng để hoạt động nhóm đạt hiệu quả nhƣ mong muốn, chúng tôi thấy cần thiết phải thực hiện quy trình dạy học theo nhóm có chú ý đến đặc trƣng

nhiệm vụ của các dạng bài Luyện từ và câu. Đặc trƣng này chi phối tới việc

xác định yêu cầu của bài tập, tới việc lực chọn biện pháp dạy học theo nhóm, phân nhóm, giao nhiệm vụ và hƣớng dẫn các nhóm hoạt động. Chú ý tới đặc

trƣng nhiệm vụ của từng dạng bài tập Luyện từ và câu, hoạt động nhóm sẽ

hiệu quả hơn. Thông qua hoạt động nhóm nhiệm vụ cụ thể của bài tập đƣợc giải quyết đồng thời góp phần hiện thực nhiệm vụ của kiểu bài trong phân môn rõ hơn.

Chƣơng 3

THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (LV01230) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)