Bước 1-Xác định yêu cầu của bài tập và chọn biện pháp

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (LV01230) (Trang 46 - 50)

1. Cơ sở lí thuyết

2.2.2.1Bước 1-Xác định yêu cầu của bài tập và chọn biện pháp

học theo nhóm thích hợp

Đây là phần việc rất quan trọng. Nó định hƣớng cho hoạt động nhóm cần theo biện pháp dạy học nào? Các hoạt động của các nhóm cụ thể sẽ ra sao? Việc xác định yêu cầu của bài tập, một mặt cần căn cứ trƣớc hết vào yêu cầu cụ thể của từng câu hỏi trong bài tập đó. Mặt khác cần căn cứ vào nhiệm vụ chung của kiểu bài. Trong mỗi bƣớc dạy học theo quy trình hoạt động nhóm chúng tôi sẽ phân tích với mỗi bƣớc hoạt động.

Cụ thể:

+ Xác định yêu cầu của các bài tập thuộc kiểu bài lí thuyết và dự kiến biện pháp hoạt động nhóm

- Xác định yêu cầu của bài tập

Các bài học lí thuyết về từ và câu lớp 4 có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp cho HS các kiến thức sơ giản về cấu tao tiếng, cấu tạo từ, các từ loại cơ bản, và một số mẫu câu… Mỗi bài lí thuyết có nhiệm vụ hình thành khái niệm

về từ hoặc câu và nhiệm vụ thực hành vận dụng lí thuyết vào hoạt động nói năng. Do đó khi xác định yêu cầu cụ thể của mỗi bài tập, GV cần chú ý đến

nhiệm vụ chung của dạng bài. Ví dụ, khi dạy bài Danh từ chung và danh từ

riêng (tuần 6), bài tập 2 là bài tập đƣợc xác định nên tổ chức hoạt động học

theo hình thức nhóm.. Yêu cầu cụ thể của bài tập này là: Nghĩa của các từ em

mới tìm được khác nhau như thế nào? - So sánh a với b

-So sánh c với d

(Nghĩa của câu a là chỉ sông nói chung, nghĩa câu b là chỉ sông Cửu Long. Nghĩa của câu c là chỉ vua nói chung, nghĩa của câu d là chỉ vua Lê Lợi).

Nếu xác định yêu cầu cụ thê thì HS trả lời nhƣ trên là đủ. Nhƣng nhiệm vụ của dạng bài lí thuyết là cung cấp cho HS có những hiểu biết lí thuyết cơ bản để từ đó vận dụng thực hành luyện từ và câu. Qua bài này HS nắm đƣợc khái niệm danh từ chung và danh từ riêng. Cho nên GVcần yêu cầu HS làm rõ: từ nào chỉ sự vật nói chung, từ nào chỉ sự vật nói riêng; từ nào chỉ ngƣời nói chung và từ nào chỉ ngƣời nói riêng. Yêu cầu này buộc HS phải khái quát hơn.so với yêu cầu cụ thể của bài tập.

- Dự kiến biện pháp dạy học theo nhóm thích hợp với từng bài tập. Căn cứ vào yêu cầu của bài tập GV dự kiến các biện pháp dạy học theo nhóm thích hợp để triển khai làm các bài tập kiểu bài lí thuyết. Ví dụ: biện pháp “phòng tranh”: là cách thức tổ chức nhóm HS ngồi cạnh quanh một bàn. Mỗi HS sẽ viết ý tƣởng của mình vào một tờ giấy riêng rồi dán lên trên bàn hoặc tƣờng, giống nhƣ một phòng tranh… Biện pháp này rất thích hợp để

triển khai nhiệm vụ bài tập 2, phần Luyện tập trong bài: “Thêm trạng ngữ

chỉ thời gian cho câu”. HS của mỗi nhóm thỏa sức ghi thêm các trạng ngữ

vào “phòng tranh” của mình, miễn là nó phù hợp với thành phần nòng cốt của câu.

Biện pháp “khăn trải bàn” là biện pháp đƣợc thực hiện theo cách: các HS trong nhóm, mỗi ngƣời ngồi ở một vị trí xung quanh, làm việc độc lập, ghi ý kiến riêng vào phần “góc khăn” của mình. Cả nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.

Cách thức thực hiện của hai biện pháp này rất phù hợp với hoạt động tổ chức hoạt động theo nhóm cho HS làm bài tập hình thành khái niệm lí thuyết và củng cố, vận dụng các kiến thức lí thuyết đó.

+ Xác định yêu cầu trong các bài tập Mở rộng vốn từ và dự kiến biện pháp hoạt động nhóm

- Xác định yêu cầu của bài tập

Hoạt động dạy học MRVT vừa có nhiệm vụ cung cấp từ mới, vừa có nhiệm vụ rèn cho HS khả năng huy động vốn từ đồng thời rèn cho HS sử dụng từ, sử dụng thành ngữ, tục ngữ.

Để HS có thể tích lũy vốn từ theo hệ thống và dễ dàng huy động chúng vào hoạt động giao tiếp, SGK đã biên soạn các bài MRVT theo chủ đề để HS dễ liên tƣởng, tƣởng tƣợng. Vì thế khi dạy bài MRVT chủ đề Ước mơ (tuần 9),

GV cần chú ý làm rõ yêu cầu của bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa

với từ ước mơ, a) bắt đầu bằng tiếng ước; b) Bắt đầu bằng tiếng . Làm rõ

bằng cách nhấn mạnh yêu cầu cùng nghĩa với từ ước mơ để loại bỏ các từ

nhƣ: mơ ngủ, quả mơ, (lá) mơ lông, (giò) ước lễ, hương ước…

- Dự kiến biện pháp dạy học theo nhóm thích hợp với từng bài tập MRVT

Nhiệm vụ mở rộng vốn từ đƣợc thực hiện ở tất cả các phân môn nhƣ:

Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn. Nhiệm vụ của bài Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu là giúp HS hỗ trợ lẫn nhau, huy động và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sắp xếp lại vốn từ mà các em đã thu thập đƣợc từ các bài học của các phân môn khác trong SGK và từ đời sống. Tuy nhiên thời lƣợng dạy một bài về

“mở rộng vốn từ” ở tiểu học quá ít mà yêu cầu lại quá cao nhƣ việc giải nghĩa từ bằng định nghĩa, giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các tiếng (từ Hán Việt), những dạng bài tập về đặt câu có chứa các thành ngữ, tục ngữ và những dạng bài tập về hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ các em rất lúng túng không giải quyết đƣợc. Đây là khó khăn lớn cho GV trong việc lựa chọn các phƣơng pháp dạy học. Chính vì vậy, việc tổ chức hoạt động nhóm trong các tiết mở rộng vốn từ nhằm giúp HS hợp tác cùng nhau, tận dụng kết quả huy động vốn từ của nhau để tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn đạt hiệu quả cao. Nhƣ trong mục 2.1.1 đã nêu nguyên tắc chọn hình thức nhóm dựa vào nhiệm vụ học tập và tùy vào mức độ khó - dễ của bài tập GV có thể sử dụng các hình thức hoạt động nhóm nhƣ: “Biện pháp phòng tranh”, “Biện pháp tranh luận, khi hướng

dẫn HS làm các bài tập giải nghĩa từ “Biện pháp mảnh ghép”, “Biện pháp khăn trải bàn”… được sử dụng cho các bài tập huy động vốn từ…

+ Xác định yêu cầu và các biện pháp dạy học theo nhóm trong dạng bài tập luyện tập về từ và câu.

- Xác định yêu cầu của bài tập

Các bài tập trong kiểu bài Luyện tập đƣợc biên soạn có hệ thống, riêng thành từng bài. Nhiệm vụ của các bài này là giúp HS củng cố các kiến thức lí thuyết đã học trong các bài trƣớc đó và vận dụng vào thực hành giao tiếp. Vì vậy, khi xác định yêu cầu của bài tập trƣớc khi chia nhóm học tập, GV cần lƣu ý HS nhớ lại nội dung các bài trƣớc đó để các em hiểu rõ hơn yêu cầu của bài tập luyện tập.

Ví dụ bài Luyện tập về động từ đƣợc bố trí ngay sau bài Động từ, vì

vậy khi xác định yêu cầu của bài tập 1, GV nhắc HS một mặt chú ý đến những từ in nghiêng đậm, mặt khác phải chú ý tới những từ đi sau các từ là động từ chỉ hành động hay trạng thái. Nhƣ vậy, dựa vào kiến thức đã học từ bài trƣớc, HS phải xác định đƣợc cả hai yêu cầu của bài tập này.

- Dự kiến biện pháp dạy học theo nhóm phù hợp với bài tập

Sau khi cả lớp đã xác định đƣợc yêu cầu chung của bài tập, GV cần dự kiến biện pháp dạy học theo nhóm phù hợp. Ví dụ khi dạy bài tập 1 “Tìm các

câu kể Ai làm gì?” trong đoạn văn sau bài: “Luyện tập về câu kể Ai làm

gì?” - tuần 20, nhiệm vụ, của bài này không khó, nên GV có thể chọn biện

pháp nhóm đôi. Các bài tập số 1 trong loạt bài Luyện tập về câu kể Ai làm gì?

Ai là gì? có yêu cầu chung là: HS dựa vào kiến thức lí thuyết đã học để nhận diện các câu có kiểu câu Ai làm gì? hoặc Ai là gì? trong một đoạn văn cho trƣớc. Trong các đoạn văn này có những câu hình thức tƣơng đối giống nhau nhƣng thực chất đó lại là những kiểu câu có mục đích nói khác nhau. HS nhỏ tuổi sẽ dễ lẫn khi nhận diện kiểu câu của các câu này. Vì vậy, biện pháp “nhóm tranh luận” nên đƣợc sử dụng để HS có điều kiện trao đổi, thảo luận, tranh luận với nhau nhằm tìm ra đáp án đúng.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (LV01230) (Trang 46 - 50)