1. Cơ sở lí thuyết
2.2.2.2 Bước 2 Chia nhóm
Hoạt động chia nhóm cần căn cứ vào biện pháp dạy học theo nhóm mà GV đã dự kiến và vào đặc trƣng từng kiểu bài Luyện từ và câu.
+ Với các bài tập thuộc kiểu bài lí thuyết.
Theo bảng tổng kết kết quả tìm hiểu nội dung bài học trong SGK và dự kiến về các biện pháp tổ dạy học theo nhóm đƣợc sử dụng thích hợp với từng nôi dung, chúng tôi phân tích một số ví dụ chia nhóm có chú ý đến biện pháp nhƣ sau:
Ví dụ để hƣớng dẫn HS làm các câu hỏi trong phần Nhận xét bài Thêm
trạng ngữ cho câu TV 4, tập 2, trang 126, GV đã dự kiến chọn dạy học theo
nhóm là biện pháp “phòng tranh”. Vì vậy, nên cách chia nhóm vừa căn cứ vào biện pháp, vừa căn cứ vào nhiệm vụ của kiểu bài, của bài tập. Nghĩa là số HS tham gia vào mỗi nhóm cần từ 4 đến 6 em. Thành phần trong nhóm chỉ cần theo một tiêu chí: HS có trình độ học lực khác nhau. Hoặc để hƣớng dẫn HS
làm bài tập 2 phần Luyện tập, bài Động từ, tuần 9, trang 94, TV 4, tập 1, theo biện pháp “khăn trải bàn”, GV sẽ tổ chức chia nhóm có kích cỡ 4-6 HS. Thành phần trong nhóm nên theo hai tiêu chí: Tiêu chí1- nhóm nhiều trình độ học lực khác nhau, tiêu chí 2- nhóm nhiều khu vực khác nhau.
Sở dĩ chúng tôi chọn hai tiêu chí này để chia nhóm HS là vì bài tập 2 có hai yêu cầu:
-Viết tên các các hoạt động em thƣờng làm ở nhà và ở trƣờng.
-Gạch chân dƣới các động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy.
HS nhiều trình độ khác nhau, ở các khu vực khác nhau sẽ có vốn từ ngữ khác nhau. Từ các em tìm đƣợc sẽ đa dạng, phong phú bổ sung đƣợc cho nhau. Còn chọn kích cỡ nhóm 4 đến 6 HS là do cách thức thực hiện biện pháp “khăn trải bàn” cho các em ngồi xung quanh một tờ giấy khổ rộng, suy nghĩ độc lập và viết ý kiến riêng của mình trƣớc khi thảo luận. Kích cỡ đó là phù hợp.
+ Với các bài tập thuộc kiểu bài MRVT.
Các biện pháp nhóm đƣợc chọn để dạy học các bài tập MRVT thƣờng là
Biện pháp vòng tròn, Biện pháp khăn trải bàn, Biện pháp phòng tranh… cho
nên cần chia nhóm tối thiểu là 4 HS tối đa là 8 HS đối với biện pháp phòng tranh. Còn các biện pháp khác nên chia mỗi nhóm 4-6 HS... Sau đây là nguyên tắc chia nhóm của một vài biện pháp dạy học theo nhóm phổ biến.
Ví dụ: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng, GV tổ chức hoạt động nhóm để HS làm bài tập 5.
Bài tập 5: Có thể dùng thành ngữ, tục ngữ nào dƣới đây để nói về tính trung thực hoặc lòng tự trọng:
- Thẳng nhƣ ruột ngựa. - Giấy rách phải giữ lấy lề. - Thuốc đắng giã tật.
- Đói cho sạch rách cho thơm.
Theo nguyên tắc nêu trên, chúng ta chọn hình thức nhóm 4 để HS làm việc HS thảo luận trong nhóm 4, đọc kĩ nội dung bài tập, xác định yêu cầu, trao đổi tìm hiểu nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Rồi HS tiến hành phân loại, sau đó báo cáo kết quả trƣớc lớp, lớp nhận xét, bổ sung, thống nhất kết quả học thuộc để vận dụng.
Để hƣớng dẫn HS làm bài tập 1 trong bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm theo Biện pháp vòng tròn GV có thể chia HS thành các nhóm lớn.
Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Ước mơ, ta thấy mục tiêu, nhiệm vụ của
bài này rất khó (thông qua bài này giúp HS tìm đƣợc một số từ cùng nghĩa với
từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ, ghép đƣợc từ ngữ, hiểu ý
nghĩa của từ ngữ đó. Vì vậy, khi tổ chức cho HS thảo luận nhóm, GV nên chia nhóm theo mức độ hiểu biết, thành phần gia đình: Các em có năng lực khác nhau, xuất thân từ những thành phần gia đình khác nhau thì cho vào một nhóm. Cách làm nhƣ vậy sẽ tạo ra sự hỗ trợ, hợp tác nhóm có hiệu quả nhất. Chẳng hạn trong một nhóm tập hợp những HS xuất thân từ các thành phần gia
đình khác nhau thì các em sẽ có những hiểu biết khác nhau về các từ: thợ
điện, thợ hàn, thợ mộc, thợ làm vườn, bác sĩ, kĩ sư, phi công,… Sự hiểu biết
khác nhau của các thành viên trong nhóm sẽ giúp cho việc tập hợp các từ đa dạng, phong phú. Ngay trong một tiết học, với sự đa dạng thành phần của nhóm học tập , các em đã bổ sung sự hiểu biết cho nhau. Xuất phát từ sự hiểu biết nghĩa của các từ: công nhân, nông dân, trí thức hay doanh nhân, các em mới biết sau này em ƣớc mơ làm gì .
+ Với các bài tập Luyện tập về từ và câu.
Biện pháp dạy học theo nhóm khi thực hiện các bài tập luyện tập rất đa dạng cho nên hoạt động chia HS vào các nhóm học tập của GV cũng phải hết sức linh hoạt. Ví dụ khi hƣớng dẫn HS làm bài tập 1 Luyện tập về cấu tạo của
tiếng (tuần 1 SGK TV 4), GV đã lựa chọn biện pháp “mảnh ghép” để tổ chức
hoạt động nhóm cho các em. Từ thực tế số lƣợng HS, từ biện pháp dạy học đã dự kiến và từ yêu cầu của bài tập, GV có thể chia HS làm 4 nhóm, mỗi nhóm 6 HS. Biện pháp “mảnh ghép” là biện pháp tổ chức hoạt động hợp tác liên nhóm nhằm giải quyết một chuỗi nhiệm vụ độc lập với nhau trong cùng một vấn đề, theo đó mỗi nhóm đƣợc giao một nhiệm vu riêng. (Ví dụ ở bài tập 1 đã dẫn, mỗi nhóm phân tích cấu tạo của tiếng trong một dòng thơ) và sau khi hoàn thành sẽ cử đại diện cùng các đại diện nhóm khác lập thành nhóm ghép để giải quyết toàn bộ nhiệm vụ. (Ghi toàn bộ kết quả phân tích tiếng của cả hai dòng thơ vào bảng mẫu cho trƣớc).
Biện pháp mảnh ghép đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1, nhóm chuyên sâu làm việc.
Giai đoạn 2, nhóm ghép làm việc.
Trong học tập, kĩ thuật “mảnh ghép” giúp HS tiết kiệm đƣợc thời gian, khi gặp phải những vấn đề mang tính phức hợp, đồng thời tăng cƣờng vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác. Mỗi HS không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn một, mà còn phải biết cách truyền đạt kết quả cho các bạn ở nhóm ghép và hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn hai. Vì thế việc chia nhóm phải chú ý tính đến sự đồng đều về học lực giữa các nhóm để khi thành viên chuyên sâu thuộc một nhóm nào đó trình bày không rõ ràng kết quả của nhóm, GV có thể thay thế kịp thời bằng thành viên khác.
Với các bài tập mà GV dự kiến tổ chức hoạt động nhóm bằng biện pháp “phòng tranh”, “khăn trải bàn”, “nhóm tranh luận”… sẽ có các cách chia nhóm khác nhau. Ví dụ nếu hai GV khác nhau cùng day bài tập 1 (tiết Luyện
tập về câu kể Ai là gì, tuần 26, trang 78), nhƣng chọn hai biện pháp dạy học
theo nhóm khác nhau (một ngƣời chọn biện pháp “tranh luận”, một ngƣời chọn biện pháp “khăn trải bàn” thì hoạt động chia nhóm “tranh luận” sẽ khác
cách chia nhóm để hoạt động theo biện pháp “khăn trải bàn”. Bởi vì trƣớc khi chia nhóm “tranh luận”, GV phải là ngƣời nhìn thấy trƣớc vấn đề cần tranh luận. Ví dụ trong bài tập 1, có những câu có từ là nhƣng lại không thuộc kiểu câu Ai là gì? Đấy là câu nào? Các câu có từ là câu nào thuộc kiểu câu cần tìm, câu nào không phải, các em cần tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình. Vậy thì khi chia nhóm, GV cho các em có cùng quan điểm vào một nhóm. Các em trong cùng nhóm sẽ thảo luận bố sung ý kiến cho nhau và thống nhất quan điểm để tranh luận với nhóm khác. Khi chia nhóm hoạt động theo biện pháp “khăn trải bàn”, GV chỉ cần quan tâm đến học lực nối chung của từng em, mà thôi.