Bước 3 Giao nhiệm vụ và hướng dẫn các nhóm làm việc

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (LV01230) (Trang 54 - 61)

1. Cơ sở lí thuyết

2.2.2.3 Bước 3 Giao nhiệm vụ và hướng dẫn các nhóm làm việc

Khi tổ chức dạy học nhóm thông thƣờng có hai cách giao nhiệm vụ: GV giao cho tất cả các nhóm thảo luận một nhiệm vụ chung, hoặc chia nhiệm vụ chung thành nhiệm vụ riêng rồi giao cho từng nhóm. Nên giao việc khi đã chia xong nhóm và các nhóm đã về vị trí của mình. Khi giao nhiệm vụ thảo luận GV có thể nêu miệng câu hỏi hoặc ghi câu hỏi ở bảng phụ hoặc giao giao nhiệm vụ thông qua phiếu thảo luận. Đối với những câu thảo luận ngắn, GV nên nêu miệng câu hỏi, hoặc ghi ở bảng phụ. Làm nhƣ vậy vừa tiết kiệm thời gian. Còn đối với những câu hỏi dài hoặc các bảng biểu yêu cầu điền chữ thì GV nên sử dụng phiếu. Đặc biệt nếu nội dung thảo luận là các kiến thức chốt lại của bài thì nhất thiết phải dùng phiếu. Vì các kiến thức chốt lại là các kiến thức yêu cầu cần ghi nhớ nên nếu dùng phiếu thảo luận thì ghi kết quả thảo luận vào phiếu các em sẽ nhớ lâu hơn.

- Ngoài ra GV cần đƣa ra những chỉ dẫn rất cụ thể nhƣ:

 Nêu nhiệm vụ cho nhóm dƣới dạng một câu hỏi hay một tình huống

có vấn để.

 Nêu thời gian dành cho thảo luận nhóm là bao lâu?

 Yêu cầu các nhóm diễn giải lại nhiệm vụ của nhóm mình bằng cách

hỏi những câu hỏi phụ để đảm bảo chắc chắn là HS hiểu những gì GV yêu cầu? Những câu hỏi phụ đảm bảo có sự trao đổi hai chiều, đảm bảo việc giao nhiệm vụ thực hiện một cách có hiệu quả và đảm bảo HS sẵn sàng bắt tay vào hoàn thành nhiệm vụ đó.

Nhƣng nhƣ trên chúng tôi đã nói, mỗi kiểu bài Luyện từ và câu, ngoài

nhiệm vụ chung là giúp HS có năng lực về từ và câu còn có nhiệm vụ đặc trƣng riêng. Kiểu bài lí thuyết có nhiệm vụ cung cấp kiến thức lí thuyết về từ và câu đồng thời rèn luyện cho HS các kĩ năng thực hành sử dụng các kiến

thức ấy vào hoạt động giao tiếp. Kiểu bài MRVT có nhiệm vụ giúp HS phong

phú hóa vốn từ, chính xác hóa vốn từ và tích cực hóa vốn từ… Do đó, khi giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc, GV cần chú ý tới các nhiệm vụ đặc trƣng của mỗi kiểu bài.

* Với kiểu bài lí thuyết

Nếu HS hoạt động nhóm để thực hiện các bài tập trong phần Nhận xét

để xây dựng nội dung bài học lí thuyết thì nhiệm vụ giao cho các nhóm nên giống nhau. Nghĩa là các nhóm đều thảo luận trên một nhiệm vụ chung. Nếu nhiệm vụ chung có nhiều nhiệm vụ nhỏ thì mỗi nhóm đều thực hiện tất cả các nhiệm vụ nhỏ đó, không chia nhỏ mỗi nhóm làm một nhiệm vụ. Bởi vì có thực hiện hết các nhiệm vụ HS mới nắm vững hết các dấu hiệu của khái niệm, các nội dung bài học. Ví dụ khi giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm làm

bài tập 2 trong phần Nhận xét, tiết Tính từ, tuần 11, GV phải yêu cầu mỗi

nhóm làm đủ 3 câu a, b, c của bài tập. Cụ thể bài tập a) yêu cầu tìm các từ

miêu tả tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i, bài tập b) yêu cầu tìm các từ chỉ

màu sắc của sự vật, bài tâp c) yêu cầu tìm các từ chỉ hình dáng, kích thước

tính từ mà HS phải nắm vững. Nếu mỗi nhóm HS chỉ đƣợc giao nhiệm vụ làm một trong 3 yêu cầu thì việc hình thành khái niệm tính từ cho HS phải kết hợp với việc giải thích thêm dấu hiệu của các bài tâp khác mà HS nhóm khác tìm ra. Nhƣ thế hoạt động dạy học không nhất quán.GV cho HS tự vận động tìm ra dấu hiệu, nội dung bài học một phần, phần khác lại cung cấp theo kiểu áp đặt.

* Với kiểu bài Mở rộng vốn từ

Việc giao nhiệm vụ cho các nhóm hoạt động khi làm các bài tập MRVT một mặt phải căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của từng bài tập, mặt khác phải căn cứ vào yêu cầu chung của kiểu bài MRVT là luyện cho HS kĩ năng phát huy. Nhiệm vụ huy động từ ngữ của bất kì bài tập MRVT nào cũng kích thích không khí thi đua giữa các thành viên tham gia tìm từ. Vì vậy khi giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bài tập phong phú hóa vốn từ, GV phải động từ ngữ, kĩ năng giải nghĩa từ và kĩ năng đặt câu với từ vừa tìm đƣợc dự kiến trƣớc số lƣợng từ ngữ có thể tìm đƣợc của mỗi yêu cầu mà quyết định giao cho mỗi nhóm nhiệm vụ nhỏ trong nhiệm vụ lớn hay phải làm toàn bộ. Ví dụ khi giao

nhiệm vụ cho các nhóm làm bài tập 2 tiết MRVT: Ước mơ với yêu cầu: Tìm

thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ: a) bắt đầu bằng tiếng ước; b) bắt

đầu bằng tiếng . Bắt đầu bằng tiếng ước có thể tập hợp đƣợc các từ sau:

ước muốn, ước vọng, ước ao, ước mong… Trong khi đó, bắt đầu bằng tiếng

chỉ có thể tập hợp đƣợc các từ sau: mơ ước, mơ tưởng,... Nếu giao nhiệm

vụ mỗi nhóm làm một câu thì phần đánh giá thi đua sẽ rất khó. Vì vậy, một căn cứ nữa cần phải dựa vào để giao nhiệm vụ đó là mức độ khó, dễ, đồng đều hay không đồng đều (một cách tƣơng đối giữa các từ huy động đƣợc) giữa các bài tập MRVT. Cách giao nhiệm vụ này nên áp dụng cho các nhóm thực hiện bài tập 1 và 2 tiết MRVT Cái đẹp tuần 22.

Tuy nhiên đối với các bài tập phân loại từ, GV có thể giao cho mỗi nhóm làm một nhiệm vụ nhỏ trong nhiệm vụ lớn. Ví dụ, bài tập 2 yêu cầu nhƣ

sau: Xếp các từ có tiếng lạc cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm:

a) Những từ trong đó lạc có nghĩa là vui, mừng

b) Những từ trong đó lạc có nghĩa là rớt lại, sai

(lạc quan, lạc hậu, lạc đề, lạc điệu, lạc thú…).

Bài tập 3, yêu cầu nhƣ sau: Xếp các từ có tiếng quan cho trong ngoặc

đơn thành ba nhóm:

a) Những từ trong đó quan có nghĩa là quan lại

b) Những từ trong đó quan có nghĩa là nhìn xem

c) Những từ trong đó quan có nghĩa là liên hệ, gắn bó

(lạc quan, quan quân, quan hệ, quan tâm…)

Việc giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm một bài tập phân loại sẽ giúp HS tập trung tìm các từ gần nghĩa với nhau, không bị phân tán bởi các từ lạc chủ đề.

* Với các bài tập thuộc kiểu bài luyện tập

Nhiệm vụ của kiểu bài luyện tập là củng cố lại các kiến thức và kĩ năng mà HS đã đƣợc học từ các tiết thuộc kiểu bài lí thuyết. Hoạt động giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc cần tính đến nhiệm vu chung của kiểu bài. Có thể khái quát cách giao nhiệm vụ cho các bài tập thuộc kiểu bài luyện tập nhƣ sau:

* Với các bài tập luyện tập về cấu tạo từ và từ loại

Các bài tập thuộc loại này, thƣờng yêu cầu HS nhận diện từ theo kiểu cấu tạo hoặc đặc điểm từ loại. Vì vậy, với những bài tập có nhiều phần ứng với những nhiệm vụ cụ thể khác nhau, GV nên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm cả các phần, không chia nhỏ nhiệm vụ kể cả những bài tập phân loại từ theo kiểu cấu tạo. Kiểu bài tập phân loại từ trong MRVT, chúng tôi đề nghị chia nhỏ nhiệm vụ khi giao, nhƣng giao nhiệm vụ khi làm bài tập phân loại

trong kiểu bài luyện tập lại không đƣợc phép chia nhỏ nhiệm vụ. Vì đa số các bài tập này có cấu tao các phần luyện tập ứng với các dấu hiệu lí thuyết trong khái niệm mà bài học lí thuyết đã hình thành. Cho nên hoạt động giao nhiệm vụ cho các nhóm làm các bài tập dạng này giống nhƣ giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bài tập thuộc kiểu bài lí thuyết. Mỗi nhóm làm tất cả các phần của bài tập với các nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

* Với các bài tập luyện tập về các kiểu câu

Do cách biên soạn của SGK về các bài tập này theo hƣớng, cùng một yêu cầu, nhƣng nhận diện trên các ngữ liệu khác nhau, GV có thể chia nhỏ ngữ liệu, giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm làm một phần rồi sau đó tập hợp lại. Các bài tập sử dụng câu cũng có thể áp dụng cách giao nhiệm vụ tƣơng tự.

Nhƣ vậy, về mặt lí thuyết chung khi giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc, GV có thể hoặc là giao các nhóm thực hiện chung một nhiệm vụ, hoặc là giao mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ riêng, nhƣng chúng tôi đã căn cứ vào nhiệm vụ riêng biệt của các dạng bài đồng thời căn cứ vào yêu cầu cụ thể của các bài tập... để chọn cách giao nhiệm vụ thích hợp đối với từng loại bài tập. Tuy nhiên việc giao nhiệm vụ chỉ dừng lại ở quy mô nhóm. Còn phân công nhiệm vụ cụ thế tới các thành viên trong nhóm ra sao ở từng biện pháp ở từng kiểu bài lại tùy thuộc vào sự hiểu biết lẫn nhau của các thành viên trong nhóm. GV chỉ giữ vai trò giúp nhóm phân công vai trò và nhiệm vụ cho từng thành viên.

- Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ rõ ràng. Với những nhóm đông ngƣời khi tổ chức thảo luận GV hƣớng dẫn cho các em cũng nhau bầu nhóm trƣởng, thƣ kí và các vai trò khác của các thành viên (ngƣời báo cáo, ngƣời bổ sung , ngƣời theo dõi thời gian).

+ Ngƣời điều khiển - nhóm trƣởng: hƣớng dẫn các thành viên tham gia vào hoạt động của nhóm, tóm tắt kiểm tra lại xem mọi thành viên đã hiểu vấn đề chƣa, thống nhất ý kiến của nhóm. Giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình hoạt động nhóm.

 Thƣ kí ghi chép mọi ý kiến, biên tập, tóm tắt các ý kiến.

 Báo cáo: thay mặt nhóm báo cáo kết quả.

 Động viên khuyến khích: động viên mọi thành viên tham gia, nhắc

nhở những thành viên “nói nhiều, nói leo” trong nhóm, đảm bảo thời gian, đảm bảo trong quá trình trao đổi mọi thành viên phải có quyền và nghĩa vụ đóng góp vào bài học.

 Ngƣời theo dõi: quan sát đánh giá sự tham gia của mọi thành viên.

 Ngƣời theo dõi thời gian: có trách nhiệm theo dõi và thông báo thời

gian cho hoạt động nhóm, cùng các thành viên trong nhóm phân phối thời gian thích hợp cho từng vấn đề.

Nói chung phân công công việc nhƣ thế nghe có vẻ rắc rối, nhiều vấn đề, nhƣng khi các em đã hiểu rõ nhiệm vụ, đã thành nề nếp, thành thói quen thì việc rất đơn giản, hợp lý và hoạt động một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Cũng nhƣ đã nói ở trên, mỗi nhiệm vụ, mỗi thành viên đều phải nắm đƣợc chắc chắn vì sẽ đến lƣợt mình lần lƣợt giữ vai trò, sẽ thay đổi cho nhau, tránh mỗi thành viên giữ vai trò quá lâu.

- Khi hoạt động nhóm các em phải tuân thủ quy định của nhóm trƣởng, tập trung thảo luận, giải quyết nhiệm vụ của nhóm mình. GV cần theo dõi, giám sát để tránh việc một em nào đó luôn giữ một vai trò trong thời gian quá lâu. Nên gợi ý để có sự luân phiên các vai trò trong nhóm với nhau để mỗi HS đều đƣợc trải nghiệm từng vị trí khác nhau.

Công việc giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện ở tất cả các bài tập thuộc các dạng bài phải chú ý đến những điểm cơ bản sau:

 Nội dung công việc cần phải vừa sức với HS. Cần phải phù hợp trình độ, phù hợp giữa số lƣợng thành viên trong nhóm với khối lƣợng công việc.

 Công việc đƣợc giao phải đa dạng để phát huy tính tích cực của các

thành viên trong nhóm, tránh nội dung quá đơn giản không kích thích tƣ duy của HS.

 Cần có đủ công việc để phân cho tất cả các thành viên trong nhóm,

tránh chỉ có một vài thành viên làm việc còn lại các thành viên khác thì không.

Khi giao nhiệm vụ học tập cho HS ngôn từ của GV phải rõ ràng, mạch lạc, để đảm bảo cho HS hiểu việc mình phải làm, tránh thất bại trong hoạt động giải quyết nhiệm vụ.

Sau khi giao nhiệm vụ và hƣớng dẫn các nhóm làm việc, GV cần quan sát quá trình làm việc của các nhóm. Quan sát, kiểm soát hoạt động của nhóm, bao gồm:

 Kiểm soát các nhóm và cá nhân đã nắm vững nhiệm vụ học tập hay

chƣa?

 Kiểm soát quá trình làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

 Kiểm soát kết quả công việc của nhóm.

Trong quá trình quan sát, kiểm soát hoạt động của nhóm, GV nên đƣa ra những gợi ý, nhắc lại những biện pháp và cách thức để hoàn thành công việc đƣợc giao, giải đáp những thắc mắc và dạy các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết. Nếu phát hiện thấy nhóm nào có những em không chịu hợp tác, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ, GV cũng không nên dừng nhóm lại ngay cả khi nhóm yêu cầu mà hãy để nhóm tự giải quyết với những tƣơng tác giữa các thành viên không hợp tác. Đối với những nhóm chƣa thực hiện đƣợc nhiệm vụ đƣợc giao một cách tích cực GV đến gần và cùng tham gia, gợi ý cho HS. Khi HS gặp khó khăn, GV đƣa ra những gợi ý cần thiết nhƣ liên hệ

những kiến thức đã học, tạo ra mối quan hệ giữa kiến thức mới và những kiến thức đã biết, đã trải nghiệm.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (LV01230) (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)