7. Cấu trúc bài khóa luận
1.5.4 Tổ chức hoạt động vẽ trong lớp học
1.5.4.1 Hoạt động vẽ chung cho toàn lớp
Hoạt động này giáo viên cung cấp tất cả các kiến thức và kĩ năng cho cả lớp. Sau đó, trẻ em thực hành để cùng tạo ra sản phẩm như nhau, thể hiện ở: cùng nội dung, có các hình ảnh và chất liệu (giấy, màu, sáp,…)
VD: Cả lớp cùng vẽ con mèo.
* Ưu điểm
Cách tổ chức này chỉ có hiệu quả với:
- Các bài đầu tiên của các loại bài, nhằm cung cấp, củng cố kiến thức và kĩ năng của các loại bài.
- Trẻ em mới vào trường mầm non, chưa quen với hoạt động vẽ, cần tạo nề nếp học tập ngay từ những bài học đầu tiên, nhất là với trẻ mẫu giáo bé. Giáo viên cần chú ý từ cách cầm bút đến cách vẽ nét, vẽ hình, vẽ màu cho các em. Vì thế, hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho toàn lớp là cần thiết và có thể kéo dài một thời gian so với các đối tượng khác, điều này phụ thuộc vào sự năng động của giáo viên.
Hình thức tổ chức này, nếu kéo dài hoặc sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng:
- Trẻ làm bài lặp đi lặp lại sẽ chán.
- Không phát huy được suy nghĩ và sự sáng tạo của trẻ.
1.5.4.2 Hoạt động vẽ theo nhóm * Số lượng
Tổ chức hoạt động tạo hình theo nhóm là chia trẻ ra từng nhóm số lượng trẻ theo nhóm (nhiều hay ít, nhóm lớn hay nhóm nhỏ) là tùy thuộc vào:
- Không gian trong lớp học (rộng hay hẹp).
- Loại bài học: Chú ý đến vật liệu và đồ dùng. Đối với hoạt động vẽ thì trẻ ngồi ở bàn.
Mỗi nhóm trẻ thường là từ 2 – 5 trẻ là vừa. Số lượng trẻ ở mỗi nhóm ít sẽ tạo điều kiện cho mọi thành viên được tham gia vào thực hành một cách tích cực hơn.
* Cách chia nhóm
Chia nhóm để trẻ em hoạt động có hiệu quả hơn, vì thế giáo viên cần
có kế hoạch trước.
- Nghiên cứu từng loại bài để có cách chia nhóm phù hợp.
- Có nhiều cách chia nhóm, tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu chung của từng bài mà giáo viên có cách chia nhóm học tập khác nhau.
+ Chia nhóm theo tổ học tập.
+ Đan xen trình độ học tập của trẻ: khá, trung bình, yếu. Cách chia này tạo điều kiện giúp đỡ nhau học tập có hiệu quả hơn.
+ Theo nội dung bài học.
+ Theo ý thích của trẻ: Trẻ tự tham gia vào nhóm phù hợp với khả năng của mình.
Có thể chia nhóm như sau:
Hoạt động theo nhóm nhỏ: Là hoạt động học tổ chức cá nhân hoặc
với những trẻ gặp khó khăn trong hoạt động vẽ. Nội dung của hoạt động học này không theo một hệ thống chương trình chặt chẽ. Tuy nhiên vẫn cần được chuẩn bị và có kết quả từ trước.
Hoạt động theo nhóm lớn: Nội dung bám sát vào chương trình tổ
chức hoạt động vẽ. Không bắt buộc trẻ tham gia với cả lớp. Trên các hoạt động học này giáo viên lần lượt làm việc với các nhóm, cung cấp cho trẻ hiểu biết, rèn luyện cho trẻ các kỹ năng nhằm phục vụ cho các hoạt động học bắt buộc. Giáo viên lựa chọn nhóm tuỳ thuộc vào điều kiện của lớp và hứng thú của trẻ.