7. Cấu trúc bài khóa luận
2.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng
2.4.1 Kết quả quan sát tự nhiên
2.4.1.1 Hoạt động vẽ nói chung
Sau khi tiến hành dự các giờ vẽ của trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Xuân Hòa, tôi thu được những kết quả như sau:
* Vẽ nét, vẽ hình
Ở độ tuổi 5 – 6 tuổi thì phần lớn trẻ đã bước sang thời kì tạo hình. Đa số trẻ đã biết cách cầm bút vẽ và biết ngồi đúng tư thế để vẽ những đường cơ bản như: đường thẳng, đường tròn, … Cách dạy ở đây không theo bài bản y như các giờ dạy ở trường phổ thông, cách dạy hết sức tự nhiên, lồng được những sự vật sinh động đầy hấp dẫn.
Ví dụ: Vẽ đường ngang thì giáo viên gợi hứng thú cho trẻ bằng cách yêu cầu trẻ “ chúng mình hãy vẽ những con đường cho ô tô chạy nào” hoặc “để vẽ nét xiên thì chúng ta hãy vẽ những hạt mưa rơi từ trên trời rơi xuống”.
Trước khi vẽ, giáo viên hướng dẫn trẻ giơ tay vẽ vào không khí theo động tác từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, đưa tay quay tròn theo đường kim đồng hồ.
Cùng với việc dạy cho trẻ những nét cơ bản, giáo viên còn hướng dẫn trẻ phối hợp các đường nét cơ bản ấy thành một hình vẽ sống động hơn để gây hấp dẫn.
Ví dụ: Vẽ con đường bằng hai hàng ngang rồi vẽ mưa bằng những đường xiên dài từ trên xuống dưới, vẽ đường tròn làm quả bóng.
Giáo viên dạy trẻ từ những đường riêng lẻ, dạy trẻ phối hợp lại các hình mà các cháu được làm quen như hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật,…
Ví dụ: Trẻ vẽ ngôi nhà: Hình tam giác là mái nhà, hình vuông là thân nhà và ông mặt trời là hình tròn, các tia nắng là các nét xiên,… tạo thành một bức tranh thật sinh động.
Về màu sắc: giáo viên hướng dẫn trẻ cách phối màu. Tuy nhiên, trẻ thường tô máu theo ý thích.
Bố cục bài vẽ là một vấn đề khó khăn đối với trẻ. Chính vì thế, các bài vẽ chưa có bố cục rõ ràng, tất cả chỉ là sự sắp xếp theo sự ngây thơ của trẻ. Hình thức tổ chức chủ yếu là tổ chức trong lớp học, hoạt động theo cá nhân, trẻ được sắp xếp ngồi vẽ trên bàn, việc gây hứng thú cho trẻ chủ yếu là sử dụng tranh mẫu hoặc giáo viên vẽ mẫu rồi trẻ vẽ theo.
* Về vẽ màu (tô màu vào tranh)
Cũng như vẽ nét, vẽ hình. Hình thức tổ chức vẽ màu cho trẻ cũng là hình thức tổ chức trong lớp học, mỗi trẻ được phát một quyển tranh “ Bé tập tô màu” theo chủ đề.
Giáo viên yêu cầu trẻ tự tô màu theo ý thích, đa số trẻ đều tích cực tham gia, các màu mà trẻ lựa chọn là những màu tươi sáng, đối với mỗi bức
tranh trẻ thường tô một màu nhất định, cũng có khi trẻ tô nhiều màu lên cùng một bức tranh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ không tích cực tham gia hoạt động, một phần do giáo viên không quản lí được tất cả mọi trẻ, một phần là do kĩ năng tô màu của trẻ còn hạn chế nên trẻ không có hứng thú tham gia hoạt động.
2.4.1.2 Hoạt động vẽ theo từng nội dung * Đối với hoạt động vẽ theo mẫu:
Vẽ theo mẫu là hoạt động vẽ nhằm rèn cho trẻ khả năng phân tích, quan sát và ghi nhớ. Nhìn chung các tiết học vẽ theo mẫu của trẻ còn chưa đạt hiệu quả.
- Về hình: các bài vẽ của trẻ chưa rõ hình, chưa đúng với vật mẫu. Trẻ chưa biết cách quan sát, chưa tìm ra đặc điểm của mẫu như hình dáng, đường nét tiêu biểu, tỉ lệ bộ phận.
- Về bố cục: bài vẽ của trẻ chưa phù hợp với khổ giấy, bài thì quá to, bài thì quá nhỏ, không cân đối.
- Về màu: trẻ chưa biết cách phối hợp màu sắc, chưa nhận biết được độ đậm nhạt của vật mẫu.
Ngoài ra, tranh vẽ của trẻ chưa có sự sáng tạo hoặc sự sáng tạo là rất ít.
* Đối với hoạt động vẽ trang trí:
- Trẻ chưa nắm được cách sắp xếp họa tiết trong các hình thể trang trí như đường diềm, hình vuông, hình tròn,…, chưa nhận ra cách sắp xếp họa tiết như nhắc lại, xen kẽ, đối xứng.
- Màu sắc: Trẻ chưa biết cách phối màu sắc, trẻ tô màu theo ý thích, có khi màu nền và màu họa tiết cùng một màu, màu lan ra ngoài hình còn nhiều.
- Trẻ chưa phân biệt được các loại tranh như tranh sinh hoạt, tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh,…
- Các hình ảnh chưa rõ nội dung.
- Về màu sắc: trẻ tô màu theo ý thích, chưa có độ, nhạt, tô màu còn chưa kín mặt tranh hoặc trẻ tô đi, tô lại làm màu trở nên lì và bóng.
2.4.2 Kết quả điều tra
Song song với việc quan sát tự nhiên, tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của các giáo viên trong trường mầm non Xuân Hòa bằng phiếu câu hỏi về các nội dung:
- Nội dung giáo viên thường chú trọng trong quá trình tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Nhận thức của giáo viên về việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn như thế nào?
- Những khó khăn của giáo viên khi đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.
Kết quả điều tra như sau:
Đối tượng điều tra: Các giáo viên giảng dạy tại các lớp mẫu giáo. Thời gian điều tra: Từ ngày 20/2 – 30/3/2012
Tổng số phiếu phát ra là 20 phiếu. Tổng số phiếu thu về là 20 phiếu.
2.4.2.1 Thực trạng về nội dung giáo viên thường chú trọng trong quá trình tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.
Để tìm hiểu thực trạng về vấn đề này tôi sử dụng câu hỏi:“ Nội dung mà anh (chị) thường chú trọng trong quá trình tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn là gì?”
a. Nội dung gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động vẽ b. Nội dung hình thành và phát triển kĩ năng vẽ cho trẻ c. Nội dung nâng cao tính tích cực của trẻ
d. Nội dung quan tâm giúp đỡ trẻ đạt kết quả sau mỗi giờ học
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Nội dung giáo viên thường chú trọng trong qua trình tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.
Bảng kết quả điều tra: Nội dung Phương án a b c d SL % SL % SL % SL % Rất chú trọng 14 70 18 90 15 75 14 70 Chú trọng 6 30 2 10 5 25 6 30
Theo kết quả điều tra cho thấy 100% giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ. Đối với từng nội dung cụ thể thì mỗi giáo viên đều có cách lựa chọn khác nhau. Cụ thể là:
Nội dung gây hứng thú và thu hút trẻ vào hoạt động vẽ. Có 70% giáo
viên rất chú trọng vào nội dung này, 30% còn lại là chú trọng. Các giáo viên cho rằng: Việc gây hứng thú cho trẻ là rất quan trọng, trước hết nội dung này là một trong những nội dung chính khi trong trình tự giảng dạy của một tiết học. Thứ hai, việc gây hứng thú cho trẻ không chỉ là sự mở đầu của một giờ học mà nó còn siên suốt quá trình dạy và học của cô và trò, việc gây hứng thú tạo cho trẻ một bầu không khí hứng khởi, gợi cho trẻ sự thích thú tham gia vào hoạt động học. Khi tạo ra được một sự hứng thú tích cực thì sẽ giúp trẻ năng động hơn, tự tin hơn và có khả năng sáng tạo hơn. Không chỉ có như vậy, việc gây hứng thú cho trẻ còn có ý nghĩa cho cả những hoạt động
học ở các tiết học sau, đến giờ học vẽ, khi trẻ nghĩ đến những hoạt động thú vị của giờ học trước thì trẻ rất thích thú và vui vẻ bước vào giờ học tiếp theo.
Nội dung hình thành và phát triển kĩ năng vẽ cho trẻ. Đây là một nội
dung chính trong quá trình dạy và học. Do đó, các giáo viên rất chú trọng tới việc hình thành và phát triển các kĩ năng vẽ cho trẻ, có 90% giáo viên rất chú trọng vào hoạt động này. Các giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành triển và phát kĩ năng cho trẻ không chỉ ở hoạt động vẽ mà cả trong các hoạt động học khác nữa. Đối với trẻ mẫu giáo, do các đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ chưa hoàn thiện nên các kĩ năng học tập cũng như kĩ năng hoạt động trong các giờ học của trẻ còn hạn chế, đặc biệt là trong hoạt động vẽ. Đây là một hoạt động học có đặc thù là rất cần sự khéo léo, năng động và sáng tạo. Chính vì thế việc hình thành và phát triển kĩ năng vẽ cho trẻ là rất cần thiết. Việc hình thành và phát triển kĩ năng vẽ cho trẻ không chỉ giúp trẻ hiểu và có hứng thú tham gia vào hoạt động vẽ mà còn giúp trẻ có “vốn” để tạo ra các sản phẩm vẽ. Ngoài ra, việc hình thành và phát triển kĩ năng vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn còn giúp cho trẻ có cơ sở ban đầu của việc học môn Mĩ thuật ở các bậc học sau này.
Nội dung nâng cao tính tích cực của trẻ. Các giáo viên cho rằng, việc
nâng cao tính tích cực của trẻ là rất quan trọng. Nó làm giàu vốn hiểu biết, vốn biểu tượng cũng như vốn kinh nghiệm của trẻ, trẻ hăng hái, hứng thú tham gia vào hoạt động vẽ một cách tích cực, kích thích tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có tâm lí tốt, không bị gò bó và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, mới lạ, có chất lượng tốt. Nâng cao được khả năng vẽ cho trẻ. Đây chính là điều kiện giúp trẻ thoát khỏi hệ thống khuôn mẫu trong tạo hình, tiến dần tới khả năng tả thực, khả năng biểu cảm một cách sáng tạo. Do đó, ở nội dung này, có 25% số phiếu chú trọng, còn lại 75% số phiếu thì rất chú trọng tới việc nâng cao tính tích cực sáng tạo của trẻ.
Nội dung quan tâm giúp đỡ trẻ đạt kết quả sau mỗi giờ vẽ. Có 70% số
phiếu rất chú trọng tới nội dung này, 30% số phiếu còn lại cũng chú trọng vào việc quan tâm giúp đỡ trẻ đạt kết quả sau mỗi giờ vẽ. Như vậy, không chỉ gây hứng thú, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động vẽ, không chỉ hình thành và phát triển kĩ năng vẽ cho trẻ, nâng cao tính tích cực của trẻ mà các giáo viên còn đặc biệt quan tâm tới việc giúp trẻ đạt được kết quả sau mỗi giờ vẽ. Việc giúp trẻ đạt kết quả sau mỗi giờ vẽ có ý nghĩa quan trọng. Khi mỗi “ tác phẩm vẽ ” được hoàn thành sẽ giúp trẻ thực sự hứng khởi và vui mừng vì mình đã vẽ được một bức tranh, trẻ tin tưởng vào khả năng và năng lực của mình. Do đó, từ các giờ vẽ sau, trẻ sẽ hứng thú hơn, tích cực hơn. Giúp trẻ có tinh thần làm việc đến nơi, đến chốn, rèn tính cẩn thận và kiên trì cho trẻ khi làm một việc gì đó. Việc giúp trẻ đạt kết quả còn đánh giá mức độ nhận thức của trẻ, đánh giá được khả năng giảng dạy của giáo viên.
2.4.2.2 Thực trạng về nhận thức của giáo viên đối với việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.
Với câu hỏi: Theo anh (chị) thì tầm quan trọng của việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn là như thế nào?
a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Ít quan trọng d. Không quan trọng Kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.
Phương án Số lượng %
b 4 20
c 0 0
d 0 0
Trong xu hướng đổi mới hình thức dạy học hiện nay, các giáo viên nhận thấy sự cần thiết phải đưa vào chương trình giáo dục trẻ mầm non các phương pháp, biện pháp mang tính chơi, vì trò chơi đem lại nhiều lợi ích cho trẻ. Có 80% giáo viên cho rằng việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ là rất quan trọng vì nó không những làm thay đổi không khí học tập, tạo cảm xúc mới lạ, gây hứng thú cho trẻ. Mà còn giúp trẻ bổ sung, làm phong phú kiến thức, góp phần hình thành thế giới quan cho trẻ. Việc thay đổi hình thức tổ chức hoạt động vẽ còn giúp trẻ tích cực và sáng tạo hơn, củng cố vốn biểu tượng trong đầu trẻ làm cho các sản phẩm vẽ của trẻ phong phú hơn, nhiều chi tiết và nhiều biểu tượng hơn.
2.4.2.3 Thực trạng về việc giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn
Với câu hỏi: Anh (chị) có thường xuyên sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn không?
a. Thường xuyên b. Thinh thoảng c. Không sử dụng
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3: Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn như thế nào?
Phương án Số lượng %
b 8 20
c 0 0
Việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động vẽ mới cho trẻ ở trường mầm non Xuân Hòa được thực hiện khá tốt. Số lượng giáo viên sử dụng các hình thức mới ở mức độ thường xuyên là 60%, ở mức độ thỉnh thoảng là 40%, không có giáo viên nào không sử dụng các hình thức mới. Nhìn chung, các giáo viên đã nhận thấy dược tầm quan trọng của việc sử dụng các hình thức mới. Việc thường xuyên sử dụng các hình thức tổ chức vẽ mới sẽ phát huy được hiệu quả dạy và học trong hoạt động vẽ.
Đối với trẻ, khi được tham gia vào hoạt động vẽ theo nhiều hình thức khác nhau sẽ là cho trẻ không bị nhàm chán, ngược lại còn thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động, tạo không khí mới mẻ, lý thú, gợi cho trẻ nhiều ý tưởng, củng cố thêm vốn biểu tưởng của trẻ, phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ.
Đối với giáo viên, việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ sẽ làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm của giáo viên, từ đó giáo viên sẽ tìm ra các hình thức phù hợp nhất để tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ đạt kết quả cao. Cũng từ việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động vẽ mới sẽ giúp cho giáo viên không bị thụ động trong các giờ dạy học. Ngoài ra, còn giúp giáo viên tìm ra các phương pháp dạy và học tốt hơn trong các môn học khác.
2.4.2.4 Thực trạng về những khó khăn của giáo viên khi đổi mới hình thức vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.
Với câu hỏi: Khi sử dụng các hình thức tổ chức mới thì anh (chị) gặp phải những khó khăn gì?
b. Chưa có sẵn các biện pháp để tham khảo c. Hạn chế về khả năng sáng tạo
Kết quả thu được như sau:
Bảng 4: Khó khăn của giáo viên khi tổ chức các hình thức vẽ mới cho trẻ mẫu giáo lớn
Phương án Số lượng %
a 3 15
b 9 45
c 8 40
Dựa theo bảng kết quả điều tra cho thấy, việc tìm ra các hình thức đổi mới hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn gặp rất nhiều khó khăn. 45% giáo viên cho rằng khó khăn chủ yếu trong việc đổi mới hình thức là do các giáo viên chưa có sẵn các biện pháp để tham khảo. Đối với các hoạt động học cho trẻ mầm non thì việc thay đổi hình thức dạy học chủ yếu là dựa vào các biện pháp tham khảo. Tài liệu tham khảo như một giáo trình để các giáo viên làm theo hoặc phát triển các hình thức đó ra. Các biện pháp tham khảo là sự đúc