Hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mầm non

Một phần của tài liệu Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non xuân hoà thị xã phúc yên (Trang 25)

7. Cấu trúc bài khóa luận

1.5.1 Hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mầm non

Sự phát triển của trẻ diễn ra trong đời sống hàng ngày của chúng, trong quá trình giao tiếp với người lớn, chơi với các bạn cùng tuổi, trong lao động, trong các buổi đi dạo, cũng như trong quá trình dạy học có hệ thống ở trường mầm non. Do hình thức hoạt động của trẻ ở trường phổ thông là học tập, còn ở trẻ mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ yếu nên nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động ở trường mầm non có nhiệm vụ cung cấp cho trẻ những tri thức xác thực về khoa học, nhưng rất sơ đẳng về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Đó là những tri thức văn hóa chung nhất biểu hiện dưới dạng những biểu tượng gần gũi, dễ hiểu đối với trẻ em, những mối quan hệ đơn giản, những nguyên nhân gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh. Khối lượng tri thức và kĩ năng cung cấp cho trẻ mẫu giáo trên các hoạt động học không đáng kể so với phổ thông. Song khối lượng tri thức đó có ý nghĩa quan trọng để phát triển trí tuệ.

Có thể nói hình thức cơ bản của dạy học mẫu giáo là “hoạt động học”, số lượng, thời gian cho hoạt động học là rất ít. Do đó, ngoài các hình thức cơ bản của dạy học còn có các hình thức ngoài hoạt động học, nhằm bổ trợ cho trẻ vốn hiểu biết và hệ thống tri thức phong phú hơn.

Tổ chức hoạt động tạo hình nói chung và tổ chức hoạt động vẽ nói riêng là một trong những hoạt động dạy và học chính trong trường mầm non. Trong hoạt động vẽ của trẻ bao gồm các nội dung sau:

- Hoạt động vẽ theo mẫu - Hoạt động vẽ trang trí

- Hoạt động vẽ tranh theo đề tài (vẽ tranh đề tài theo chủ đề cho sẵn hoặc vẽ tranh tự do).

Vì sao trong trường mầm non lại gọi là hình thức tổ chức hoạt động vẽ mà không gọi là phương pháp dạy học vẽ, bởi các lí do như sau:

- Nội dung của hoạt động vẽ ở mẫu giáo nhằm mục đích cho trẻ em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp của sự vật, hiện tượng,… về hình dáng, màu sắc, chỉ là những kiến thức sơ đẳng của tạo hình.

- Trẻ em chưa có khả năng lĩnh hội bằng những lời giải thích, thông báo của giáo viên, mà cần thông qua các hoạt động thực tiễn là hoạt động vẽ để từ đó, dần dần trẻ nhận thức được vẻ đẹp của hình (hình dáng, hình khối), màu sắc của đối tượng, có nghĩa là giáo dục trẻ qua các hoạt động là chủ yếu.

- Việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng. Hình thức chính là cách tổ chức giờ học, là cách sắp xếp trẻ tham gia vào hoạt động vẽ. Việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hình thức dạy và học trong lớp và ngoài lớp. Không nên dồn nén nhiều kiến thức, kĩ năng vào các bài dạy trên tiết học và trong lớp. Dồn nén kiến thức sẽ làm ch bài dạy thêm nặng nề, không phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo. Bởi trẻ em ở độ tuổi này là học và chơi phải song song, không tách rời: học mà chơi, chơi mà học. Trẻ em chỉ lĩnh hội được kiến thức và kĩ năng khi chúng thấy hứng thú.

Có nhiều cách tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ ở trường mầm non. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định của nó. Các hình thức tổ chức hoạt động vẽ trong trường mầm non được chia như sau:

1.5.2 Hoạt động vẽ trên tiết học * Khái niệm

Hoạt động vẽ trên tiết học có thể xem là hoạt động dạy – học chính khóa như trước đây gọi là chính khóa. Ở hoạt động dạy và học giữ vai trò chủ yếu, bao gồm:

- Trẻ em tiếp nhận kiến thức và kĩ năng theo yêu cầu của bài, của chương trình.

Ở hoạt động này trẻ có thể hoàn thành sản phẩm ngay trong tiết học, song chủ yếu là lĩnh hội kiến thức mới và kĩ năng thực hành chuẩn bị cho các bài tập cùng loại tiếp theo. Hoạt động vẽ trên tiết học được nêu ra ở chương trình chung cho tất cả các trường mầm non, các trường mầm non phải thực hiện từ nội dung, chủ đề, loại bài, thời lượng của từng bài và phải hoàn thành trong thời gian qui định.

* Đặc điểm

Hoạt động vẽ trên tiết học thường diễn ra trong lớp học, tiết học được thực hiện theo các yêu cầu sau:

- Về phía giáo viên:

+ Chuẩn bị thiết kế bài dạy.

+ Đồ dùng dạy và học (theo nội dung).

+ Phương tiện, thiết bị phù hợp với từng tiết học. + Lên lớp theo các hoạt động.

- Với trẻ em:

+ Chuẩn bị phương tiện học tập cá nhân (cô chuẩn bị cho trẻ). + Nơi học tập (ngồi theo bàn hoặc ngồi trên sàn lớp)

+ Làm bài tập theo cá nhân hay theo nhóm (tùy theo sự sắp xếp của giáo viên và nội dung tiết học).

+ Hoàn thành sản phẩm theo qui định.

+ Tham gia vào các hoạt động cùng giáo viên.

Như vậy, có thể hiểu hoạt động vẽ trên tiết học là hoạt động dạy – học cơ bản, có ý nghĩa mở màn cho các hoạt động thực hành ở các bài cùng dạng tiếp theo.

* Khái niệm

Hoạt động vẽ ngoài tiết học được xem như là hoạt động dạy và học mang tính hỗ trợ (hay còn gọi là ngoại khóa). Nhưng không có nghĩa là không quan trọng. Hoạt động ngoài tiết học cũng được đề ra ở chương trình chung có nội dung, phương pháp và qui định thời gian cụ thể. Hoạt động này có vai trò bổ sung, củng cố làm phong phú kiến thức, kĩ năng cho hoạt động trên tiết học.

* Đặc điểm

Hình thức dạy và học:

- Trong lớp học:

+ Có bàn ghế, bảng và thực hành theo nhóm hoặc cá nhân. + Trên nền lớp và thực hành theo nhóm.

+ Góc học tập (theo chủ đề). - Ngoài lớp học như:

+ Ngoài sân trường + Trong công viên

+ Ở phòng tranh, phòng triển lãm,..

Nội dung dạy và học:

Hoạt động vẽ ngoài tiết học có nhiều nội dung phong phú và đa dạng. - Thực hành vẽ ở sân để củng cố kiến thức. Có thể:

+ Thực hành theo cá nhân: theo nội dung chung cho cả lớp và theo ý thích.

+ Thực hành theo nhóm: mỗi nhóm một nội dung do giáo viên giao hoặc tùy theo ý thích của nhóm.

- Mở rộng phát triển trí tuệ theo chủ đề, chuyên đề.

Để hoạt động vẽ ngoài tiết học có hiệu quả, giáo viên nên chọn các phương pháp trọng tâm như:

- Phương pháp trực quan. - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực hành.

Đồng thời, lựa chọn nội dung bổ sung sao cho phù hợp, ngắn gọn, súc tích.

Với mỗi hoạt động, có gắn kết với những gì đã học để trẻ em nhớ lại và làm cho nhận thức phong phú hơn.

1.5.4 Tổ chức hoạt động vẽ trong lớp học

1.5.4.1 Hoạt động vẽ chung cho toàn lớp

Hoạt động này giáo viên cung cấp tất cả các kiến thức và kĩ năng cho cả lớp. Sau đó, trẻ em thực hành để cùng tạo ra sản phẩm như nhau, thể hiện ở: cùng nội dung, có các hình ảnh và chất liệu (giấy, màu, sáp,…)

VD: Cả lớp cùng vẽ con mèo.

* Ưu điểm

Cách tổ chức này chỉ có hiệu quả với:

- Các bài đầu tiên của các loại bài, nhằm cung cấp, củng cố kiến thức và kĩ năng của các loại bài.

- Trẻ em mới vào trường mầm non, chưa quen với hoạt động vẽ, cần tạo nề nếp học tập ngay từ những bài học đầu tiên, nhất là với trẻ mẫu giáo bé. Giáo viên cần chú ý từ cách cầm bút đến cách vẽ nét, vẽ hình, vẽ màu cho các em. Vì thế, hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho toàn lớp là cần thiết và có thể kéo dài một thời gian so với các đối tượng khác, điều này phụ thuộc vào sự năng động của giáo viên.

Hình thức tổ chức này, nếu kéo dài hoặc sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng:

- Trẻ làm bài lặp đi lặp lại sẽ chán.

- Không phát huy được suy nghĩ và sự sáng tạo của trẻ.

1.5.4.2 Hoạt động vẽ theo nhóm * Số lượng

Tổ chức hoạt động tạo hình theo nhóm là chia trẻ ra từng nhóm số lượng trẻ theo nhóm (nhiều hay ít, nhóm lớn hay nhóm nhỏ) là tùy thuộc vào:

- Không gian trong lớp học (rộng hay hẹp).

- Loại bài học: Chú ý đến vật liệu và đồ dùng. Đối với hoạt động vẽ thì trẻ ngồi ở bàn.

Mỗi nhóm trẻ thường là từ 2 – 5 trẻ là vừa. Số lượng trẻ ở mỗi nhóm ít sẽ tạo điều kiện cho mọi thành viên được tham gia vào thực hành một cách tích cực hơn.

* Cách chia nhóm

Chia nhóm để trẻ em hoạt động có hiệu quả hơn, vì thế giáo viên cần

có kế hoạch trước.

- Nghiên cứu từng loại bài để có cách chia nhóm phù hợp.

- Có nhiều cách chia nhóm, tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu chung của từng bài mà giáo viên có cách chia nhóm học tập khác nhau.

+ Chia nhóm theo tổ học tập.

+ Đan xen trình độ học tập của trẻ: khá, trung bình, yếu. Cách chia này tạo điều kiện giúp đỡ nhau học tập có hiệu quả hơn.

+ Theo nội dung bài học.

+ Theo ý thích của trẻ: Trẻ tự tham gia vào nhóm phù hợp với khả năng của mình.

Có thể chia nhóm như sau:

Hoạt động theo nhóm nhỏ: Là hoạt động học tổ chức cá nhân hoặc

với những trẻ gặp khó khăn trong hoạt động vẽ. Nội dung của hoạt động học này không theo một hệ thống chương trình chặt chẽ. Tuy nhiên vẫn cần được chuẩn bị và có kết quả từ trước.

Hoạt động theo nhóm lớn: Nội dung bám sát vào chương trình tổ

chức hoạt động vẽ. Không bắt buộc trẻ tham gia với cả lớp. Trên các hoạt động học này giáo viên lần lượt làm việc với các nhóm, cung cấp cho trẻ hiểu biết, rèn luyện cho trẻ các kỹ năng nhằm phục vụ cho các hoạt động học bắt buộc. Giáo viên lựa chọn nhóm tuỳ thuộc vào điều kiện của lớp và hứng thú của trẻ.

1.5.5 Tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học

Tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học có nghĩa là đưa hoạt động dạy và học ra ngoài không gian lớp học.

* Mục đích, ý nghĩa

- Nhằm thay đổi không khí học tập

- Tạo cảm xúc mới lạ, gây cảm hứng cho trẻ em

- Củng cố bổ sung làm phong phú thêm kiến thức về hoạt động vẽ cho trẻ.

- Góp phần giáo dục, bước đầu hình thành thế giới quan cho trẻ em.

* Các hình thức tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học.

Đa số các trường mầm non chưa quan tâm đến các hoạt động vẽ ngoài lớp học mà chỉ chủ yếu cho trẻ tiếp cận trên các hoạt động học bắt buộc mà số lượng học thì quá ít nên vốn biểu tượng của trẻ về các sự vật hiện tượng không nhiều. Vì vậy, sản phẩm vẽ của trẻ chỉ là sự bắt chước, rập

khuôn không có cảm xúc và chỉ bó gọn trong những gì mà trẻ đã được học, được tri giác.

Để giúp trẻ tiếp thu, tích lũy, mở rộng vốn kinh nghiệm tri giác, vốn biểu tượng, hình tượng phong phú về thế giới xung quanh, cần bổ sung hệ thống các giờ tổ chức hoạt động vẽ ít ỏi bằng nhiều hoạt động phong phú ở mọi lúc mọi nơi, trong các giờ học khác, trong các hoạt động vui chơi, trong sinh hoạt của trẻ. Nhờ đó, trẻ không bị gò bó, phù hợp với hứng thú và tầm hiểu biết của trẻ sẽ nuôi dưỡng ở trẻ lòng say mê đối với hoạt động vẽ và tạo điều kiện hình thành ở trẻ tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo.

Có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học, thông qua đó giáo viên có thể cung cấp thêm cho trẻ những kiến thức về cái đẹp, kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt là cảm xúc thẩm mỹ.

Các hoạt động này có thể là một quá trình tri giác chuyên biệt ngoài lớp học, cho trẻ tri giác ngoài giờ học và được chuẩn bị đầy đủ các bước, tri giác đối tượng được miêu tả tốt hơn, hoặc có thể là các hoạt động chơi, hoạt động vẽ. Hoạt động vẽ và hoạt động chơi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng là quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, quá trình phản ánh các hiện thực xã hội qua lăng kính chủ quan của trẻ. Qua đó, sẽ có được không gian cho hoạt động trí tượng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ.

Phương châm “học mà chơi, chơi mà học” sẽ có hiệu quả nếu chúng ta biết lồng ghép các biện pháp chơi vào phương pháp dạy học cho trẻ. Nó không chỉ giúp cho trẻ hứng thú với hoạt động vẽ mà còn tiếp thu được các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tích cực hoạt động và tưởng tượng sáng tạo trong quá trình tri thức đối tượng miêu tả.

Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học cho trẻ em, điều đó phụ thuộc vào sự năng động của giáo viên. Cụ thể là nghiên cứu nội

dung chương trình, các loại bài dạy để có các hình thức sao cho hợp lí, bổ ích, tranh chung chung.

Khi tổ chức hoạt động vẽ thì giáo viên cần chuẩn bị: + Địa điểm

+ Phương tiện vật liệu: Bàn, ghế,…

+ Học sinh tham gia hoạt động vẽ theo cá nhân hay theo nhóm. 1.5.6 Các hình thức tổ chức hoạt động vẽ theo từng nội dung

1.5.6.1 Hoạt động vẽ theo mẫu

Là loại hoạt động mà ở đó trẻ phải miêu tả, tái hiện một cách tương đối chính xác hình ảnh của đối tượng miêu tả. Người cung cấp kiến thức hiểu biết tương đối đầy đủ, chính xác về đối tượng miêu tả để giúp trẻ hình thành những biểu tượng một cách rõ nét và tiếp thu những ấn tượng ban đầu một cách sâu sắc.

Đây là hình thức miêu tả theo hệ thống biểu tượng tri giác một cách trực tiếp, quan sát mẫu trực tiếp, nếu ta cung cấp trước cho trẻ biểu tượng đó ngoài hoạt động học đó một cách cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để rèn luyện phát triển ở trẻ khả năng đánh giá bằng mắt, trí nhớ thị giác. Khi trẻ đã có những ấn tượng, những hình ảnh mình miêu tả thì quá trình cho trẻ thể hiện (tái hiện) những hình ảnh tri giác tốt hơn. Trong các hoạt động vẽ theo mẫu sản phẩm phải giống nhau, sự tương đối giữa hình ảnh được miêu tả chủ yếu của loại hoạt động này là những sự vật đơn lẻ có cấu trúc tương đối đơn giản. Mục đích là tập cho trẻ quan sát, cung cấp hiểu biết, các kỹ năng, kỹ xảo, rèn khả năng phân tích, quan sát và ghi nhớ.

Ở hoạt động này, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ vẽ sao cho phù hợp với từng loại bài. Có thể tổ chức theo hình thức trong lớp học hoặc ngoài lớp học ; trẻ vẽ theo nhóm hay cá nhân.

Đối với hoạt động vẽ theo mẫu thì dù tổ chức trong lớp học hay ngoài lớp học thì giáo viên thường cho trẻ ngồi bàn vẽ, có bàn để đặt mẫu vẽ sao cho trẻ dễ quan sát nhất. Mẫu vẽ phải có hình dáng và màu sắc đẹp, giáo viên thường chuẩn bị 2 – 3 vật mẫu cho trẻ so sánh đối chiếu để trẻ nhận ra đặc điểm của mẫu vẽ.

Giáo viên gợi ý cho trẻ quan sát, nhận xét và tìm ra cách vẽ ở mẫu thực hay hình minh họa. Chú ý hướng trẻ quan sát từ hình dáng chung, tỉ lệ bộ phận và cách bố cục hình vẽ trong khổ giấy.

1.5.6.2 Hoạt động vẽ trang trí

Đây là hoạt động mang tính chất ôn luyện, trẻ phải sử dụng các biểu

Một phần của tài liệu Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non xuân hoà thị xã phúc yên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)