Thực nghiệm tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn của trường

Một phần của tài liệu Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non xuân hoà thị xã phúc yên (Trang 59 - 76)

7. Cấu trúc bài khóa luận

3.2. Thực nghiệm tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn của trường

3.2.1 Mục đích thực nghiệm

Kiểm nghiệm những biện pháp đưa ra nhằm đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động vẽ. Kết quả của quá trình thực nghiệm sẽ phản ánh giả thuyết khoa học tôi đưa ra là đúng hay sai. Nếu kết quả của trẻ sau khi làm thực nghiệm chênh lệch cao hơn so với kết quả trước thực nghiệm thì có thể tin tưởng giả thuyết của tôi là đúng. Ngược lại, nếu kết quả sau khi thực nghiệm thấp hơn trước thực nghiệm thì giả thuyết tôi đưa ra chưa phù hợp.

3.2.2. Nội dung và phương pháp tổ chức thực nghiệm:

Số trẻ tham gia thực nghiệm là 40 trẻ chia đều nhau về trình độ nhận thức thành hai nhóm: nhóm đối chứng là 20, nhóm thực nghiệm là 20.

Chương trình thực nghiệm tiến hành qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Thực nghiệm khảo sát:

+ Khảo sát trước khi dạy + Khảo sát khi dạy + Khảo sát sau khi dạy

- Giai đoạn 2: Thực nghiệm tác động. - Giai đoạn 3: Thực nghiệm kiểm chứng. 3.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm với một số bài tập vẽ, chúng tôi thấy trẻ còn bỡ ngỡ nhưng rất hứng thú và say mê vào hoạt động vẽ và rất thích tạo ra sản phẩm theo ý mình. Các biện pháp đưa ra nhằm đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ, sản phẩm của trẻ đa dạng, phong phú, mang tính nghệ thuật hơn.

Tôi đã tiến hành khảo sát việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ thông qua giờ vẽ “ngôi nhà của bé”. Quan sát 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm, với mỗi nhóm là 20 trẻ. Sau khi tổng hợp kết quả đạt được của mỗi nhóm, chúng tôi thu được kết quả thông qua biểu đồ sau:

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Loại tốt Loại khá Trung bình

Nhóm ĐC Nhóm TN

Biểu đồ trên cho thấy với bài tập này kết quả đạt được ở 2 nhóm ĐC - TN là tương đương nhau.

3.2.3.2 Kết quả thực nghiệm tác động:

Tôi cũng chia trẻ làm hai nhóm như trên để tiến hành thực nghiệm tác động. Nhóm đối chứng hoạt động tự nhiên, nhóm thực nghiệm thì sử dụng biện pháp nhằm đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ

với bài vẽ: “Vẽ phương tiện giao thông” tiến hành theo hình thức “Tích hợp hoạt động vẽ với các hoạt động học khác, trong đó hoạt động vẽ là hoạt động chủ đạo trong giờ học”.

Kết quả thu được như sau: Nhóm đối chứng:  Loại tốt: 6 trẻ chiếm 30%

 Loại khá: 5 trẻ chiếm 25%

 Loại trung bình: 9 trẻ chiếm 45% Nhóm thực nghiệm:

 Loại tốt: 10 trẻ chiếm 50%  Loại khá: 7 trẻ chiếm 35%

 Loại trung bình: 3 trẻ chiếm 15%

Qua kết quả trên ta thấy khi sử dụng các hình thức đổi mới tổ chức họạt động vẽ cho trẻ ở nhóm thực nghiệm hoàn toàn chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm đối chứng.

Nhóm đối chứng sản phẩm của trẻ rất đơn điệu, không có nhiều sáng tạo, trẻ cũng không có hứng thú khi vẽ, sản phẩm ít chi tiết, hầu như theo dập khuôn mẫu của cô.

Nhóm thực nghiệm thì do cách gây hứng thú và cách tổ chức bài học mới lạ nên sản phẩm có nhiều chi tiết, nhiều sáng tạo, phong phú, đa dang mang tính nghệ thuật cao, trẻ hăng hái tham gia vẽ tạo ra nhiều hình ảnh mới lạ, hấp dẫn, sinh động.

3.2.3.3 Kết quả thực nghiệm kiểm chứng:

Cho cả hai nhóm thực hiện chung một bài vẽ với đề tài “ trang trí hình vuông”. Nhóm đối chứng hoạt động tự nhiên, nhóm thực nghiệm sử dụng biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn theo

hình thức “Tổ chức hoạt động vẽ thông qua môn học khác”. Kết quả như

sau: Nhóm Kết quả hoạt động SL Yếu (%) Trung bình (%) Khá (%) Tốt (%) ĐC 20 0 25 40 35

TN 20 0 15 30 55

Kết quả trên cho thấy: Sau khi tiến hành TN kỹ năng vẽ của trẻ nhóm TN cao hơn trẻ ở nhóm ĐC. Biểu đồ so sánh: 0 10 20 30 40 50 60

Loại tốt Loại khá Trung

bình

Nhóm ĐC Nhóm TN

Nhận xét chung:

Qua quá trình tiến hành thực nghiệm, tôi nhận thấy số trẻ thực nghiệm rất say mê và hứng thú với hoạt động vẽ, sản phẩm có nhiều sáng tạo, nhiều chi tiết mới lạ hấp dẫn mang tính nghệ thuật cao, còn số trẻ hoạt động tự nhiên bị hạn chế nhiều về khả năng sáng tạo, mất đi hứng thú khi tham gia hoạt động vẽ. Đó là bất lợi cho trẻ khi bước vào phổ thông. Như vậy, việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ của trẻ có ý đặc biệt quan trọng đối với việc tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận chung

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ là vô cùng quan trọng. Cùng với xu thế hội nhập, bên cạnh việc cung cấp, làm giàu vốn hiểu biết của trẻ thong qua các hoạt động khác nhau ở trường mầm non thì giáo viên cần quan tâm hơn tới việc rèn luyện, phát triển các kĩ năng, kĩ xảo cho trẻ trong đó có kĩ năng vẽ.

Việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dạy vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn. Vì hoạt động vẽ bồi dưỡng hứng thú, tìm kiếm, khám phá, tự tích lũy vốn biểu tượng, ấn tượng, kinh nghiệm và kĩ năng vẽ. Trẻ thể hiện một cách tích cực và tự giác để tìm hiểu về cuộc sống, về thế giới xung quanh. Không chỉ vậy, nó còn bồi dưỡng khả năng tri giác không gian, tri giác thẩm mỹ, khả năng phát hiện các sự việc hiện tượng xung quanh, những nét đẹp độc đáo, đặc trưng và biết thể hiện nét đẹp đó bằng phương tiện vẽ khác nhau. Giúp trẻ tích cực làm quen,tìm hiểu nội dung và cảm nhận nét đẹp thẩm mỹ, giá trị xã hội của các tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật trang trí phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tập cho trẻ biết nhận xét, đánh giá vẻ đẹp trong tranh vẽ của bạn, của mình. Hình thành khả năng độc lập tổ chức hoạt động, hợp tác trong các hoạt động tập thể.

Để bồi dưỡng khả năng thể hiện nét đặc thù của mọi vật cần giúp cho trẻ tập so sánh, đối chiếu các bộ phận của chúng với các hình học cơ bản, tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng và từ đó mà nhận ra vẻ đa dạng, phong phú về hình. Giúp trẻ định hướng trong không gian, tập xác định các vị trí sắp đặt của các chi tiết trong cấu trúc sự vật ở nhiều tư thế khác nhau… Tập cho trẻ khám phá, hiểu được tính hệ thống của các màu sắc theo thứ tự cầu vồng. Để bồi dưỡng khả năng sáng tạo cần tăng cường nội dung miêu tả theo chủ đề, theo dự định sáng tạo riêng của trẻ. Cần tích cực cho trẻ làm quen và học hỏi các phương thức trang trí mang tính dân tộc, cần tăng cường nội dung miêu tả theo chủ đề, theo dự định sáng tạo của trẻ, đổi mới các hình thức tổ chức để tạo không gian học tập một cách tự nhiên, không gò bó trẻ mà vẫn đạt kết quả cao.

Đối với ngành giáo dục mầm non: Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm để giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ, đặc biệt trong việc tìm ra các hình thức mới để tổ chức hoạt động vẽ của trẻ đạt kết quả cao.

Đối với giáo viên: Cần thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ trong hoạt động tạo hình, không ngừng học hỏi tìm ra các biện pháp tối ưu để tạo hứng thú và phát huy tối đa tính năng động, sáng tạo cho trẻ trong hoạt động vẽ.

TRANH MINH HỌA ĐỀ TÀI

1.Minh họa các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.

Tranh 2: Tổ chức hoạt động vẽ theo nhóm lớn:

Tranh 4: Tích hợp hoạt động vẽ với hoạt động xé dán:

Tranh 5:

Tranh 7:

Tranh 8:

Tranh 10:

Tranh 12:

1. Nguyễn Quốc Toản (Đại học Huế, trung tâm đào tạo từ xa) (2006),

Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục

năm 2006.

2. Lê Thanh Thủy (2006), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Đại học sư phạm.

3. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (1993), Tâm lý học lứa tuổi mầm non,

NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

4. Đào Thanh Âm – Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hoài – Đinh Văn Vang,

(2005), Giáo dục học mầm non (Tập 2), NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 5. Lê Thị Đức - Nguyễn Thanh Thủy – Phùng Thị Tường, Các hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non (theo chương trình giáo dục mầm non mới),

(2011), NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Kế hoạch giảng dạy của các lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc.

7. Www.mamnon.vn

Phiếu trưng cầu ý kiến

Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ nói riêng và việc dạy học ở trường mầm non nói chung. Xin anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin.

(Khoanh tròn vào câu trả lời mà anh (chị) lựa chọn)

Câu 1. Nội dung mà anh (chị) thường chú trọng trong quá trình tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ là gì?

- Nội dung gây hứng thú, thu hút trẻ vào hoạt động vẽ

a. Rất chú trọng b. Chú trọng

c. Ít chú trọng d. Không chú trọng

- Nội dung hình thành và phát triển kĩ năng vẽ cho trẻ a. Rất chú trọng

b. Chú trọng c. Ít chú trọng d. Không chú trọng

- Nội dung nâng cao tính tích cực của trẻ a. Rất chú trọng

b. Chú trọng c. Ít chú trọng d. Không chú trọng

- Nội dung quan tâm, giúp đỡ trẻ đạt kết quả cao sau mỗi giờ vẽ a. Rất chú trọng

b. Chú trọng c. Ít chú trọng

d. Không chú trọng

Câu 2. Theo anh (chị) thì tầm quan trọng của việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mầm non là như thế nào?

a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Ít quan trọng d. Không quan trọng

Câu 3. Anh (chị) có thường xuyên sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động vẽ mới cho trẻ không?

a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không sử dụng

Câu 4. Khi sử dụng các hình thức tổ chức mới, anh (chị) gặp những khó khăn gì?

a. Ngại nghĩ do thời gian quá ít

b. Chưa có sẵn các biện pháp để tham khảo c. Hạn chế về khả năng sáng tạo

Câu 5. Trong các hình thức dạy học dưới đây, hình thức nào thường được anh (chị) sử dụng khi tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn?

a. Dạy học ở lớp b. Dạy học ngoài trời

c. Kết hợp cả hai hình thức trên.

Câu 6. Trong các phương pháp dạy học dưới đây, phương pháp nào được anh (chị) sử dụng nhiều nhất trong quá trình tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn?

a. Nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận. b. Nhóm phương pháp thực hành – ôn luyện.

c. Phương pháp tìm tòi, sáng tạo. d. Các biện pháp vui chơi.

……….

Em xin chân thành cảm ơn anh (chị) đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành bài nghiên cứu của mình!

Một phần của tài liệu Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non xuân hoà thị xã phúc yên (Trang 59 - 76)