Tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học

Một phần của tài liệu Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non xuân hoà thị xã phúc yên (Trang 31)

7. Cấu trúc bài khóa luận

1.5.5 Tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học

Tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học có nghĩa là đưa hoạt động dạy và học ra ngoài không gian lớp học.

* Mục đích, ý nghĩa

- Nhằm thay đổi không khí học tập

- Tạo cảm xúc mới lạ, gây cảm hứng cho trẻ em

- Củng cố bổ sung làm phong phú thêm kiến thức về hoạt động vẽ cho trẻ.

- Góp phần giáo dục, bước đầu hình thành thế giới quan cho trẻ em.

* Các hình thức tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học.

Đa số các trường mầm non chưa quan tâm đến các hoạt động vẽ ngoài lớp học mà chỉ chủ yếu cho trẻ tiếp cận trên các hoạt động học bắt buộc mà số lượng học thì quá ít nên vốn biểu tượng của trẻ về các sự vật hiện tượng không nhiều. Vì vậy, sản phẩm vẽ của trẻ chỉ là sự bắt chước, rập

khuôn không có cảm xúc và chỉ bó gọn trong những gì mà trẻ đã được học, được tri giác.

Để giúp trẻ tiếp thu, tích lũy, mở rộng vốn kinh nghiệm tri giác, vốn biểu tượng, hình tượng phong phú về thế giới xung quanh, cần bổ sung hệ thống các giờ tổ chức hoạt động vẽ ít ỏi bằng nhiều hoạt động phong phú ở mọi lúc mọi nơi, trong các giờ học khác, trong các hoạt động vui chơi, trong sinh hoạt của trẻ. Nhờ đó, trẻ không bị gò bó, phù hợp với hứng thú và tầm hiểu biết của trẻ sẽ nuôi dưỡng ở trẻ lòng say mê đối với hoạt động vẽ và tạo điều kiện hình thành ở trẻ tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo.

Có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học, thông qua đó giáo viên có thể cung cấp thêm cho trẻ những kiến thức về cái đẹp, kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt là cảm xúc thẩm mỹ.

Các hoạt động này có thể là một quá trình tri giác chuyên biệt ngoài lớp học, cho trẻ tri giác ngoài giờ học và được chuẩn bị đầy đủ các bước, tri giác đối tượng được miêu tả tốt hơn, hoặc có thể là các hoạt động chơi, hoạt động vẽ. Hoạt động vẽ và hoạt động chơi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng là quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, quá trình phản ánh các hiện thực xã hội qua lăng kính chủ quan của trẻ. Qua đó, sẽ có được không gian cho hoạt động trí tượng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ.

Phương châm “học mà chơi, chơi mà học” sẽ có hiệu quả nếu chúng ta biết lồng ghép các biện pháp chơi vào phương pháp dạy học cho trẻ. Nó không chỉ giúp cho trẻ hứng thú với hoạt động vẽ mà còn tiếp thu được các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tích cực hoạt động và tưởng tượng sáng tạo trong quá trình tri thức đối tượng miêu tả.

Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học cho trẻ em, điều đó phụ thuộc vào sự năng động của giáo viên. Cụ thể là nghiên cứu nội

dung chương trình, các loại bài dạy để có các hình thức sao cho hợp lí, bổ ích, tranh chung chung.

Khi tổ chức hoạt động vẽ thì giáo viên cần chuẩn bị: + Địa điểm

+ Phương tiện vật liệu: Bàn, ghế,…

+ Học sinh tham gia hoạt động vẽ theo cá nhân hay theo nhóm. 1.5.6 Các hình thức tổ chức hoạt động vẽ theo từng nội dung

1.5.6.1 Hoạt động vẽ theo mẫu

Là loại hoạt động mà ở đó trẻ phải miêu tả, tái hiện một cách tương đối chính xác hình ảnh của đối tượng miêu tả. Người cung cấp kiến thức hiểu biết tương đối đầy đủ, chính xác về đối tượng miêu tả để giúp trẻ hình thành những biểu tượng một cách rõ nét và tiếp thu những ấn tượng ban đầu một cách sâu sắc.

Đây là hình thức miêu tả theo hệ thống biểu tượng tri giác một cách trực tiếp, quan sát mẫu trực tiếp, nếu ta cung cấp trước cho trẻ biểu tượng đó ngoài hoạt động học đó một cách cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để rèn luyện phát triển ở trẻ khả năng đánh giá bằng mắt, trí nhớ thị giác. Khi trẻ đã có những ấn tượng, những hình ảnh mình miêu tả thì quá trình cho trẻ thể hiện (tái hiện) những hình ảnh tri giác tốt hơn. Trong các hoạt động vẽ theo mẫu sản phẩm phải giống nhau, sự tương đối giữa hình ảnh được miêu tả chủ yếu của loại hoạt động này là những sự vật đơn lẻ có cấu trúc tương đối đơn giản. Mục đích là tập cho trẻ quan sát, cung cấp hiểu biết, các kỹ năng, kỹ xảo, rèn khả năng phân tích, quan sát và ghi nhớ.

Ở hoạt động này, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ vẽ sao cho phù hợp với từng loại bài. Có thể tổ chức theo hình thức trong lớp học hoặc ngoài lớp học ; trẻ vẽ theo nhóm hay cá nhân.

Đối với hoạt động vẽ theo mẫu thì dù tổ chức trong lớp học hay ngoài lớp học thì giáo viên thường cho trẻ ngồi bàn vẽ, có bàn để đặt mẫu vẽ sao cho trẻ dễ quan sát nhất. Mẫu vẽ phải có hình dáng và màu sắc đẹp, giáo viên thường chuẩn bị 2 – 3 vật mẫu cho trẻ so sánh đối chiếu để trẻ nhận ra đặc điểm của mẫu vẽ.

Giáo viên gợi ý cho trẻ quan sát, nhận xét và tìm ra cách vẽ ở mẫu thực hay hình minh họa. Chú ý hướng trẻ quan sát từ hình dáng chung, tỉ lệ bộ phận và cách bố cục hình vẽ trong khổ giấy.

1.5.6.2 Hoạt động vẽ trang trí

Đây là hoạt động mang tính chất ôn luyện, trẻ phải sử dụng các biểu tượng, hiểu biết đã được tích luỹ, cất giữ trong trí nhớ để tái tạo lại hình ảnh mà trẻ không nhìn thấy trực tiếp. Hoạt động vẽ theo đề tài còn có thể hiểu là vẽ theo trí nhớ hoặc theo sự hình dung (không có mẫu để quan sát trực tiếp). Các hình ảnh mà trẻ tái hiện lại trong hoạt động này ban đầu thường ở trong trạng thái, tư thế giống như thời điểm mà trẻ đã được tri giác trực tiếp trước đó.

Mục đích của loại hoạt động này là phát triển trí nhớ hình tượng, phát triển tưởng tượng tái tạo, rèn lyện khả năng tích cực độc lập. Nội dung miêu tả ở loại hoạt động này thường thể hiện mối liên hệ đơn giản giữa các sự vật theo một nội dung (theo một đề tài hay một chủ thể).

Trong hoạt động vẽ trang trí, có 2 hình thức tổ chức chủ yếu là:

- Tổ chức hoạt động trong lớp học:

Tổ chức theo cá nhân thì tổ chức cho mỗi trẻ dùng bút chì (đen hay màu tùy chọn) vẽ một tranh trên giấy hay trên vở tập vẽ của mình. Tổ chức theo nhóm thì mỗi nhóm vẽ một tranh.

- Tổ chức ngoài lớp học:

+ Vẽ ở sân : mỗi trẻ vẽ một loại bài trong khung hình cho trước như : đường diềm, hình vuông, cái đĩa tròn, cái áo,… giáo viên chuẩn bị thêm phấn nếu tổ chức cho trẻ vẽ trên mặt sân.

+ Xếp hình có sẵn vào các khung hình kẻ ở bìa hay nền lớp, nền sân. Giáo viên giới thiệu bài qua các vật mẫu hay các hình minh họa để trẻ nhận ra :

+ Vẻ đẹp của trang trí

+ Nhận ra cách vẽ họa tiết, cách vẽ màu.

+ Thấy được các cách trang trí khác nhau về sắp xếp họa tiết và cách vẽ màu.

+ Để trẻ có thể nhận ra cách trang trí các hình, giáo viên có thể dùng hình cắt sẵn (bông hoa, hình vuông, hình tròn, quả hay con vật,…) xếp vào các khung hình cho trước (hình đường diềm, hình vuông, cái đĩa, cái áo,…).

1.5.6.3 Hoạt động vẽ tranh

- Tổ chức hoạt động trong lớp:

Giáo viên tổ chức vẽ theo nhóm hoặc vẽ cá nhân. Trẻ vẽ tranh theo các đề tài cho trước như : vẽ tranh tĩnh vật, vẽ tranh phong cảnh hay vẽ tranh sinh hoạt,… tùy theo yêu cầu của giáo viên.

- Tổ chức hoạt động ngoài lớp học :

Giáo viên tổ chức cho trẻ vẽ bằng phấn trên mặt sân hoặc ngồi vẽ tự do trên giấy hay vở tập vẽ. Để đạt được kết quả vẽ tốt giáo viên giới thiệu tranh, ảnh minh họa hoặc gợi ý quan sát cảnh thực để trẻ nhận biết: Vẻ đẹp của đối tượng, nội dung đề tài ; cách vẽ màu, vẽ hình.

1.5.6.4. Hoạt động vẽ qua trò chơi

Việc sử dụng các biện pháp mang tính chơi trong hoạt động vẽ rất cần được quan tâm, bởi lẽ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Không phải trẻ dành nhiều thời gian cho nó mà chính những trò chơi gây ra những

biến đổi về chất trong tâm lý trẻ, nó chi phối các hoạt động khác làm cho chúng mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi mẫu giáo.

Trò chơi còn được sử dụng như một phương tiện giáo dục, một phương tiện truyền đạt những kinh nghiệm xã hội.

Hoạt động vẽ và hoạt động vui chơi của trẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều là những hoạt động có nguồn gốc xã hội. Vì thế, hoạt động vẽ của trẻ được xem như một quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội (theo V.X.Mukhani ).

Các biện pháp mang tính chơi được sử dụng trong việc tổ chức hoạt động vẽ không phải với tư cách là một phương pháp riêng mà là các biện pháp tích cực, bổ trợ cho các nhóm phương pháp khác nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ của hoạt động vẽ:

+ Các tình huống mang tính chơi trong hoạt động vẽ. + Các trò chơi.

+ Các biện pháp tổ chức cho trẻ cảm thụ, thể hiện và hoạt động sáng tạo mang tính chơi ở hình thức chơi.

Chơi trong hoạt động vẽ không chỉ đơn thuần là sự nhớ lại, lập lại những ấn tượng đã trải nghiệm mà đó là cả một công trình tổng hợp các kinh nghiệm nhằm tạo ra sự mới mẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của chủ thể hoạt động.

Khác với trò chơi bình thường, yếu tố chơi được đưa vào hoạt động vẽ không chỉ nhằm vào quá trình mà còn nhằm vào kết quả hoạt động, có nghĩa là trong khi chơi trẻ không chỉ trải nghiệm các kinh nghiệm trước đó mà còn tạo nên những hình ảnh mới mang tính nghệ thuật và trẻ cần được tham gia đánh giá, thưởng thức những thành quả lao động của mình.

Hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong các hoạt động học hay ngoài hoạt động học vẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách tạo ra động cơ chơi.

Sự xuất hiện của động cơ chơi đòi hỏi trẻ không chỉ hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh mà còn có những tổ chức xúc cảm thích hợp.

Đặc biệt, khi ta tổ chức các hình thức hoạt động vẽ ngoài hoạt động học, yếu tố chơi có vai trò quan trọng để buổi hoạt động đạt kết quả cao. Nhờ những yếu tố chơi mà trẻ cảm thấy thoải mái, tự do thể hiện cảm xúc của mình. Vì vậy, trẻ dễ dàng lĩnh hội được những kinh nghiệm về thế giới xung quanh và thể hiện nó bằng những hình ảnh mang tính nghệ thuật giúp cho quá trình tổ chức các hoạt động học vẽ dễ dàng hơn.

Có thể nói các biện pháp mang tính chơi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu hỗ trợ cho việc tổ chức hoạt động vẽ ở trường mầm non trở nên hấp dẫn và kích thích trẻ tiếp cận gần với hoạt động này. Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như tổ chức nhận dạng hình dáng của các con vật, sau đó chia lớp làm các đội, các nhóm rồi cùng vẽ lại các con vật đó.

1.5.6.5 Hoạt động vẽ qua các lễ hội, cuộc thi

Giáo viên tổ chức các cuộc thi vẽ như thi vẽ chân dung mẹ (tổ chức theo cá nhân), thi vẽ trang trí thiệp mùng 8 – 3, trang trí thiệp chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11,…

Tổ chức hoạt động vẽ qua lễ hội như Tết Trung Thu: trang trí mặt nạ, vẽ đèn ông sao, vẽ mâm ngũ quả,…

Chương 2. Nghiên cứu thực trạng về việc tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Xuân

Hòa, thị xã Phúc Yên.

2.1. Một số nét chung về trường mầm non Xuân Hòa

Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại trường mầm non Xuân Hòa tôi đã được tiếp xúc và trò chuyện với những giáo viên và trẻ trong trường, đặc biệt là các giáo viên giảng dạy ở các lớp mẫu giáo lớn. Trường mầm non Xuân Hòa là một trường mới được xây dựng và thành lập, trường được trang bị cơ sở vật chất khá tốt, có đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học của cô và trò trong trường. Về đội ngũ giáo viên, đa số là các giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tuy nhiên kinh nghiệm giảng dạy và kĩ năng chăm sóc trẻ vẫn còn những hạn chế. Qua tìm hiểu thực tế, đa số giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các hình thức tổ chức trong hoạt động vẽ cho trẻ mầm non, đặc biệt là đối

với trẻ mẫu giáo lớn, nhưng việc vận dụng các phương pháp và các hình thức giảng dạy của giáo viên còn nhiều hạn chế, các giáo viên chưa thể hiện được sự sáng tạo của mình trong giảng dạy các tiết học này, chưa có sự kết hợp nhiều hình thức và các phương pháp giảng dạy với nhau hoặc giảng dạy một cách máy móc, theo khuôn mẫu, nên quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, còn chưa chú ý dạy kĩ năng vẽ cho trẻ, chưa biết vận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc cho trẻ. Do vậy, nhiều trẻ vẫn còn yếu về kĩ năng tạo hình (kĩ năng cầm bút, kĩ năng tô màu,…), khả năng độc lập sáng tạo còn hạn chế, nhiều trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động… Bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo được đến trường đầy đủ, đó là điều kiện tốt cho sự phát triển của trẻ, bởi đến trường mầm non trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động, được giao tiếp với các cô giáo, bạn bè và môi trường học tập đầy phong phú.

Những vấn đề nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động học tập, cụ thể là hoạt động vẽ. Và để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng đó tôi đã tiến hành quan sát, điều tra, trưng cầu ý kiến của các giáo viên và đã thu được những kết quả nhất định.

2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng.

Nghiên cứu chương trình và giáo án về việc tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.

Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.

2.3. Tiêu chí đánh giá

- Loại tốt: Trẻ hăng hái, tích cực tham gia vào các hoạt động vẽ, vui vẻ, phấn khởi và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp có chất lượng. Sản phẩm của trẻ có nhiều chi tiết mới, lạ, đẹp mắt hoặc sản phẩm của trẻ hoàn toàn khác

với ý tưởng cô gợi ý. Cách phối hợp màu sắc, bố cục chặt chẽ, màu sắc không theo chuẩn quy định của mọi vật, trẻ tạo ra nhiều sản phẩm rất mới mẻ và phong phú.

- Loại khá: Trẻ tham gia hoạt động vẽ tương đối tích cực, sản phẩm trẻ tạo ra đạt được yêu cầu của cô nhưng chưa cao. Sản phẩm của trẻ tạo ra có màu sắc hài hoà, bố cục chặt chẽ , có ý tưởng mới nhưng chỉ ở mức tương đối.

- Loại trung bình: trẻ thụ động khi tham gia hoạt động vẽ, còn nhờ sự giúp đỡ của giáo viên, sản phẩm trẻ tạo ra không nhiều và không có chất lượng cao. Màu sắc chưa hài hoà, bố cục còn rời rạc, chưa có ý tưởng mới cho sản phẩm của mình.

2.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng 2.4.1 Kết quả quan sát tự nhiên 2.4.1 Kết quả quan sát tự nhiên

2.4.1.1 Hoạt động vẽ nói chung

Sau khi tiến hành dự các giờ vẽ của trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Xuân Hòa, tôi thu được những kết quả như sau:

* Vẽ nét, vẽ hình

Ở độ tuổi 5 – 6 tuổi thì phần lớn trẻ đã bước sang thời kì tạo hình. Đa

Một phần của tài liệu Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non xuân hoà thị xã phúc yên (Trang 31)