Kết quả phân tích sản phẩm

Một phần của tài liệu Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non xuân hoà thị xã phúc yên (Trang 54 - 59)

7. Cấu trúc bài khóa luận

2.4.3Kết quả phân tích sản phẩm

Song song với việc tiến hành điều tra, trưng cầu ý kiến của các giáo viên trong trường. Tôi còn tiến hành thu thập các sản phẩm vẽ của trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Xuân Hòa để phân tích đánh giá kết quả vẽ của trẻ.

Các sản phẩm vẽ của trẻ nhìn chung đã đạt yêu cầu dạy học cơ bản, 25% sản phẩm vẽ của trẻ đạt kết quả tốt, bài vẽ nhiều chi tiết, phong phú, nhiều sáng tạo, trẻ vui vẻ và có hứng thú tham gia hoạt động vẽ. Có 30% đạt loại khá, trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động vẽ nhưng chỉ ở mức tương đối, các bài vẽ của trẻ đã đạt yêu cầu của cô nhưng chất lượng chưa cao, 45% sản phẩm ở mức trung bình, các bài vẽ còn đơn điệu, sản phẩm ít chi tiết, không có nhiều sáng tạo, các bài vẽ thường dập khuôn theo mẫu của cô.

Như vậy, qua việc tiến hành điều tra và phân tích sản phẩm vẽ của trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Xuân Hòa cho thấy các giáo viên đã chú trọng trong việc sử dụng các hình thức vẽ cho trẻ và đạt được những kết quả nhất định. Các hình thức được sử dụng khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nếu có sự đổi mới các hình thức tổ chức đó thì hoạt động vẽ của trẻ sẽ đạt kết quả cao hơn.

Chương 3. Đề xuất một số hình thức đổi mới tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non

Xuân Hòa

3.1 Đề xuất một số hình thức đổi mới tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Xuân Hòa.

3.1.1 Cơ sở định hướng cho việc đề xuất

Sự phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm nhiều lĩnh vực, các lĩnh vực phát triển của trẻ nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của các lĩnh vực này có ảnh hưởng đến lĩnh vực khác và tất cả các lĩnh vực

cần phải được tác động phát triển một cách đồng thời theo quan điểm sư phạm tích hợp. Theo quan điểm này, các quá trình giáo dục được xâm nhập đan xen vào nhau tạo thành một thể thống nhất tác động đồng bộ đến trẻ trong một chỉnh thể trọn vẹn. Một trong những mô hình giáo dục theo quan điểm sư phạm tích hợp kết hợp với cách tiếp cận phát triển lấy trẻ làm trung tâm đó là mô hình giáo dục dựa vào chủ đề.

Cách tiếp cận này được hiểu là cách thức cung cấp sự định hướng mở linh hoạt cho phép giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng nhiều hình thức phối hợp một cách tự nhiên qua hoạt động chơi, trải nghiệm, khám phá,… cách tiếp cận này cho phép giáo viên có thể điều chỉnh các hoạt động giáo dục dạy trẻ một cách linh hoạt hơn trên cơ sở kết hợp dạy trẻ theo kế hoạch với các tình huống xảy ra tình cờ, ngẫu nhiên cuộc sống hằng ngày mà trẻ hứng thú quan tâm sẽ làm cho không khí lớp học trở nên sinh động. Trong xu hướng đổi mới hình thức dạy học hiện nay người ta nhận thấy sự cần thiết phải đưa vào chương trình giáo dục trẻ mầm non các phương pháp, biện pháp mang tính chơi, vì trò chơi đem lại nhiều lợi ích cho trẻ. Lứa tuổi này, vui chơi là hoạt động chủ đạo chứ không phải hoạt động học tập. Với việc đổi mới hình thức dạy học hiện nay tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên được linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động vẽ.

3.1.2 Các hình thức mới để tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn

Hình thức 1: Thay đổi hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ

Thu hút sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ, nhưng lại dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy, thay đổi hình thức vào bài cho sinh động, hấp dẫn bằng cách dùng các câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi, bài thơ, câu đố,… tạo

tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Qua đó, ngay từ đầu giáo viên đã lôi cuốn trẻ chú ý, không khí giờ học trở nên sôi nổi, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao.

Hình thức 2: Tích hợp hoạt động vẽ với các hoạt động học khác, trong đó hoạt động vẽ là hoạt động chủ đạo trong giờ học.

Tích hợp là phương pháp đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo linh hoạt và khéo léo khi vận dụng, quá trình vận dụng tích hợp, cần lựa chọn nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở nên rời rạc, chắp vá.

Đối với hình thức này, việc tích hợp hoạt động vẽ với các môn học khác không những làm cho bài học thêm phong phú, trẻ hứng thú và tích cực tham gia mà còn còn tích hợp được nhiều nội dung giáo dục khác nhau, xiên suốt tiết học cùng một chủ đề, vừa đảm bảo được hoạt động chủ đạo lại vừa hoàn thành chương trình giáo dục.

Hình thức 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn.

Ở lứa tuổi này trẻ đã được làm quen với công nghệ thông tin thông qua các giờ học tin học cùng cô. Giáo viên cần thường xuyên tìm kiếm các hình ảnh đẹp, phong phú ở trên mạng để giới thiệu và hướng dẫn cho trẻ. Ngoài ra, ở một số trường mầm non đã được trang bị bảng điện tử thông minh, việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ có thể tổ chức tại phòng học tin học.

Trong điều kiện lớp đông trẻ, giáo viên chia lớp theo hai nhóm lớn rồi tổ chức cho trẻ lên học tại phòng tin học của nhà trường, giáo viên hướng dẫn và gây hứng thú cho trẻ để trẻ biết cách sử dụng bảng điện tử thông minh trong việc học vẽ của trẻ.

Hình thức 4: Tổ chức hoạt động vẽ thông qua các môn học khác

Ví dụ: Cho trẻ trang trí hình vuông và hình chữ nhật, hình tròn. - Môn làm quen với môi trường xung quanh:

Ví dụ: Cho trẻ vẽ các con vật, các loại quả hay các phương tiện giao thông, và người thân trong gia đình,…

- Môn văn học:

Ví dụ: Sau khi học xong bài thơ “cây dừa” cho trẻ vẽ cây dừa. Cho trẻ vẽ các con vật trong truyện.

- Môn làm quen với chữ cái.

Ví dụ: Trẻ tô màu vào chữ in rỗng, vào vở tập tô.

Hình thức 5: Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mọi lúc, mọi nơi

Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, đựơc sờ nắm, khi cho trẻ họat động ngoài trời cô có thể phát phấn để trẻ có thể vẽ lên nền.

Ví dụ: Trẻ dùng phấn để in cánh hoa, lá hoa, vẽ những biểu tượng mà trẻ thích.

+ Giờ sinh hoạt chiều: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: giáo viên tổ chức cho trẻ kể về những con vật mà trẻ thích và cho trẻ vẽ những con vật đó hoặc cho trẻ lựa chọn các nội dung vẽ để trẻ vẽ. giáo viên động viên khuyến khích để trẻ đạt được kết quả cao.

+ Ở các hoạt động góc:

Ở các hoạt động góc thì trẻ tự lựa chọn góc hoạt động theo ý thích của trẻ. Tùy theo từng góc mà giáo viên tổ chức cho trẻ vẽ theo các cách khác nhau. Góc học tập: Ví dụ: Có thể cho trẻ tự vẽ theo ý thích.

Góc nghệ thuật trẻ: Ví dụ: Một nhóm trẻ có thể vẽ tranh trên giấy hoặc vẽ màu vào sách tập tô màu của trẻ.

Bên cạnh hoạt động vẽ ở lớp giáo viên có thể gợi ý cho trẻ vẽ ở nhà bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ, hướng

dẫn trẻ thực hiện một vài bài tập ở nhà như vẽ tranh theo đề tài, vẽ theo mẫu, vẽ theo ý thích.

Hình thức 6: Tổ chức hoạt động vẽ thông qua các trò chơi, lễ hội,

cuộc thi

Hoạt động của trẻ mầm non là “học mà chơi, chơi mà học”. Do đó, việc tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các trò chơi, cuộc thi hay lễ hội sẽ làm cho trẻ rất hứng thú, trẻ tham gia hoạt động một cách tự động tích cực, vui vẻ.

Việc sử sụng hình thức này có đạt kết quả cao hay không phụ thuộc vào sự năng động và sáng tạo của giáo viên.

Đối với trò chơi: Khi tổ chức trong lớp, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi theo chủ đề như hát về các con vật, sau đó cô yêu cầu trẻ vẽ lại các con vật đó,… Khi tổ chức ngoài lớp học, giáo viên tổ chức cho trẻ dạo chơi tham quan khuôn viên của trường, sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi bằng cách phát phấn màu cho trẻ vẽ ông mặt trời hoặc vẽ lại cây xanh mà trẻ vừa được quan sát.

Đối với các cuộc thi: giáo viên có thể tổ chức các cuộc thi vẽ trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3, … như vẽ chân dung cô giáo, chân dung mẹ, trang trí thiệp tặng cô và mẹ hay thi vẽ về hoạt động của trẻ trong ngày đó. Việc tổ chức cuộc thi không chỉ rèn luyện cho trẻ về kĩ năng vẽ mà còn giúp trẻ có ý thức, trách nhiệm trong công việc. Đối với các lễ hội: tổ chức các lễ hội như Tết Trung Thu, Tết Thiếu Nhi,… giáo viên có thể yêu cầu trẻ vẽ tranh để trang trí khung cảnh của lễ hội, tổ chức cho trẻ vẽ trang trí đèn ông sao, vẽ tranh về mâm ngũ quả trong ngày lễ hội…

Một phần của tài liệu Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non xuân hoà thị xã phúc yên (Trang 54 - 59)