Thu nhập
Dự án 1 Dự án 2 Trước thu
hồi đất Sau thu hđất ồi Trhướồi c thu đất Sau thu hđất ồi ( đồng) (đồng) (đồng) (đồng) Thu nhập bình quân của hộ/năm 36.313.800 69.013.800 66.464.640 90.021.960 Thu nhập bình quân đầu người/năm 7.262.760 13.802.760 11.077.440 15.003.660 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 605.230 1.150.230 923.120 1.250.305
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)
Theo kết quả điều tra và phỏng vấn các hộ dân thì nguyên nhân dẫn đến tăng thu nhập của họ là do UBND Thị xã có chủ trương tạo điều kiện cho các hộ
này thuê mặt bằng dọc bờ biển để kinh doanh. Trên cơ sởđó, người dân cũng đã sử dụng một phần tiền nhận được từ việc bồi thường vào mục đích kinh doanh ăn uống và các dịch vụ khác dọc bờ biển ở phường Nghi Hương.
b. Thay đổi dạng chi tiêu
Qua điều tra ởđịa bàn nghiên cứu số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ
sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Ở Dự án 1 có tới 61,43% hộ sử dụng số
tiền bồi thường để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm các trang thiết bị như
máy giặt, tủ lạnh, bếp ga, máy vi tính...; 51,43% số hộ đầu tư cho việc học của con cái, 48,57% đầu tư vào sản xuất. Trong khi đó, ở Dự án II phần lớn các hộ sử
dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm các trang thiết bị như xe máy, điện thoại di động...với tỷ lệ 60,00%; có 27,14% số hộ sử dụng tiền vào việc chi tiêu hàng ngày; lo cho việc học của con cái là 45,71% và đầu tư sản xuất là 55,71%. Ngoài ra, số tiền được bồi thường và hỗ
trợ còn được các hộ sử dụng vào mục đích gửi tiết kiệm, chữa bệnh và học nghề. Số liệu cụ thểđược thể hiện ở Hình 3.9.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% Xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà Đầu tư áp dụng khoa học vào sản xuất Mua sắm các đồ dùng Chi tiêu hàng ngày Gửi tiết kiệm Việc học của con Chữa bệnh Học nghề Dự án 2 Dự án 1
Hình 3.9 Phương thức sử dụng tiền của các hộ dân có đất bị thu hồi
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)
Qua Hình 3.9 cho thấy việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ
nhìn chung là chưa hợp lý. Tỷ lệ hộ quan tâm đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh và vào việc học hành cho con cái không thấp nhưng số tiền đầu tư còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với số tiền sử dụng để xây dựng, cải tạo nhà cửa và mua sắm đồ dùng. Tuy đây là những đồ dùng thiết yếu nhưng xét về mặt xã hội sẽ dẫn
đến tình trạng không bền vững trong sinh kế của người dân.
Việc sử dụng vốn bồi thường của các hộ dân ở 02 dự án nêu trên cũng như
tình trạng chung hiện nay các hộ dân sau khi bị Nhà nước thu hồi đất thường sử
dụng số tiền được bồi thường không đúng mục đích. Với số tiền bồi thường đó, các hộ dân có thể để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc học nghề để tạo thu nhập ổn định nhằm đảm bảo cho cuộc sống sau khi bị thu hẹp diện tích đất canh tác NN. Nhưng đa số các hộ khi nhận được tiền bồi thường lại sử dụng vào các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 mục đích khác như: mua sắm tài sản và sữa chữa nhà hoặc xây dựng mới nên sau khi bị thu hồi đất người ta thấy nhà cửa của các hộ này thường khang trang và
đầy đủ tiện nghi hơn. Tuy nhiên, chính việc sử dụng tiền bồi thường không đúng mục đích dẫn đến hiện trạng nhiều hộ gia đình sau khi bị thu hồi chỉ làm đủ ăn mà không có tích lũy, một số sống bằng tiền làm thuê, mức thu nhập bấp bênh nên cuộc sống không ổn định như trước. Đây là điều mà các cấp chính quyền và
địa phương khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ cần quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện cụ thể. Khi thu hồi đất NN là phương tiện kiếm sống của người dân trước thu hồi đất, các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ hình thành sau thu hồi đất lại chưa có chính sách thu hút lao
động và tạo công ăn việc làm cho các lao động nằm trong diện bị thu hồi đất sản xuất. Qua đó cho thấy thực trạng ở vùng nghiên cứu cũng giống với nhiều
địa phương ở nước ta.
Nhìn chung, sau khi nhận tiền bồi thường, đa số người dân sử dụng vào những mục đích chưa thiết thực, không đảm bảo được nguồn thu nhập cho chính họ trong tương lai. Chính vì vậy, vẫn có tình trạng nghiện hút, bài bạc xảy ra trên
địa bàn nghiên cứu. Đi kèm theo với những hiện tượng này thì mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của người dân cũng giảm đi.
3.4.4 Thay đổi vềđời sống xã hội
Việc thu hồi đất NN đã làm tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội cho người dân như tăng cơ hội tiếp cận với những thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó các cơ sở dịch vụ, sản xuất phi NN hình thành cũng thu hút và tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Nghiên cứu cho thấy một số hộ sau khi bị thu hồi đất đã chủ động kiếm việc làm để chuyển sang hoạt động tạo sinh kế trong lĩnh vực phi NN như
thuê đất dọc bờ biển để mở quán kinh doanh các dịch vụăn uống, giải khát, xe thồ.... Ý kiến về thay đổi cơ sở hạ tầng sau khi thu hồi đất thể hiện tại bảng 3.18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82