0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Trình độ văn hóa của người dân ở2 dự án

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐẠI LỘ VINH CỬA LÒ VÀ DỰ ÁN XÂY DỰNG SÂN GOLF BIỂN CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 87 -90 )

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

3.4.3 nh hưởng đến ngun thu nhp, dng chi tiêu

a. Ảnh hưởng đến nguồn thu nhập

Do có sự thay đổi về nguồn vốn đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ dân nên dẫn đến thay đổi về lao động và thu nhập của hộ, qua điều tra cho thấy cơ cấu thu nhập bình quân/thángcủa người dân ở cả 2 dự án đều có sự thay

đổi rõ rệt. Cùng với việc thu hẹp diện tích canh tác, thu nhập từ NN của người dân sau khi thu hồi đất (dự án 1 là năm 2012, dự án 2 là 2013) cũng giảm đi nhiều so với trước khi thu hồi đất (dự án 1 là năm 2007, dự án 2 là 2010), số liệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

Bảng 3.16 Thay đổi cơ cấu thu nhập/tháng của hộ dân ở 02 dự án

Dự án Các nguồn thu nhập

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (đồng) (%) (đồng) (%)

Dự án 1

Thu từ nông nghiệp 2.423.654 59,40 1.290.235 24,11 Thu từ phi nông nghiệp 1.656.231 40,60 4.062.000 75,89 Tổng thu nhập 4.079.885 100 5.352.235 100

Dự án 2

Thu từ nông nghiệp 2.713.025 55,94 1.512.325 18,14 Thu từ phi nông nghiệp 2.136.541 44,06 6.823.120 81,86 Tổng thu nhập 4.849.566 100 8.335.445 100

(Nguồn: Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng thị xã Cửa Lò)

Qua bảng 3.16 cho thấy, thu nhập từ nông nghiệp ở Dự án 1 giảm 35,30%,

ở Dự án 2 giảm 37,80%. Thu nhập từ các hoạt động phi NN tăng mạnh ở cả hai dự án, đặc biệt ở Dự án 2 với gần 38%, từ 44,06% trước thu hồi đất lên 81,86% sau thu hồi đất. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là do các hộ thuộc diện bị thu hồi đất, ngoài việc được nhận số tiền bồi thường theo quy định, họ

còn nhận được số tiền hỗ trợ lớn theo Quyết định 04/2010/QĐ - UBND của UBND tỉnh Nghệ An (số tiền hỗ trợ gấp hơn 2 lần số tiền giá bồi thường), số tiền nhận được họ sử dụng vào mục đích đầu tư kinh doanh ăn uống và các dịch vụ

khác dọc bờ biển của phường Nghi Hương.

Cùng với sự thay đổi cơ cấu thu nhập từ các hoạt động NN sang các hoạt

động phi NN để phù hợp với hiện trạng phát triển của địa phương, thu nhập bình quân của các hộ dân có đất bị thu hồi ở cả hai dự án đều có xu hướng tăng lên so với trước khi thu hồi đất. Ở Dự án 2, thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ

tăng lên 81,86% sau thu hồi đất. Trong khi đó, thu nhập bình quân háng tháng của các hộ dân ở Dự án 1 chỉ tăng 75,89%, cụ thể tại bảng 3.17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

Bảng 3.17 Thu nhập bình quân của người dân ở 2 dự án

Thu nhập

Dự án 1 Dự án 2 Trước thu

hồi đất Sau thu hđất i Trhướồi c thu đất Sau thu hđất i ( đồng) (đồng) (đồng) (đồng) Thu nhập bình quân của hộ/năm 36.313.800 69.013.800 66.464.640 90.021.960 Thu nhập bình quân đầu người/năm 7.262.760 13.802.760 11.077.440 15.003.660 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 605.230 1.150.230 923.120 1.250.305

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Theo kết quả điều tra và phỏng vấn các hộ dân thì nguyên nhân dẫn đến tăng thu nhập của họ là do UBND Thị xã có chủ trương tạo điều kiện cho các hộ

này thuê mặt bằng dọc bờ biển để kinh doanh. Trên cơ sởđó, người dân cũng đã sử dụng một phần tiền nhận được từ việc bồi thường vào mục đích kinh doanh ăn uống và các dịch vụ khác dọc bờ biển ở phường Nghi Hương.

b. Thay đổi dạng chi tiêu

Qua điều tra ởđịa bàn nghiên cứu số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ

sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Ở Dự án 1 có tới 61,43% hộ sử dụng số

tiền bồi thường để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm các trang thiết bị như

máy giặt, tủ lạnh, bếp ga, máy vi tính...; 51,43% số hộ đầu tư cho việc học của con cái, 48,57% đầu tư vào sản xuất. Trong khi đó, ở Dự án II phần lớn các hộ sử

dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm các trang thiết bị như xe máy, điện thoại di động...với tỷ lệ 60,00%; có 27,14% số hộ sử dụng tiền vào việc chi tiêu hàng ngày; lo cho việc học của con cái là 45,71% và đầu tư sản xuất là 55,71%. Ngoài ra, số tiền được bồi thường và hỗ

trợ còn được các hộ sử dụng vào mục đích gửi tiết kiệm, chữa bệnh và học nghề. Số liệu cụ thểđược thể hiện ở Hình 3.9.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% Xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà Đầu tư áp dụng khoa học vào sản xuất Mua sắm các đồ dùng Chi tiêu hàng ngày Gửi tiết kiệm Việc học của con Chữa bệnh Học nghề Dự án 2 Dự án 1

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐẠI LỘ VINH CỬA LÒ VÀ DỰ ÁN XÂY DỰNG SÂN GOLF BIỂN CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 87 -90 )

×