Đặc điểm lao động nghề nghiệp của ngƣời nông dân Nam Bộ

Một phần của tài liệu trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam (Trang 51 - 57)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3. Đặc điểm lao động nghề nghiệp của ngƣời nông dân Nam Bộ

Thông minh, sáng tạo là một đặc điểm nổi bật, là phẩm chất hàng đầu trong trƣờng lao động nghề nghiệp của lớp ngƣời đi khai hoang mở đất đƣợc biểu hiện trong tất cả các nghề, các thao tác lao động và công cụ lao động. Sơn Nam ghi lại một cuộc hành trình dài của lớp ngƣời di cƣ đầy gian lao, khó nhọc, thậm chí là mất mạng trên bƣớc đƣờng chinh phục thiên nhiên Nam Bộ. Sự thông minh sáng tạo, gan dạ dũng cảm, am hiểu sâu sắc thiên nhiên cũng nhƣ là tính cách siêng năng chăm chỉ, đã mang lại sự sống và giúp họ chinh phục đƣợc sự khắc nghiệt của nơi này. Đặc điểm ấy biểu hiện trong cuộc sống lao động sinh hoạt hằng ngày. Để khai thác vùng đất có nhiều cá tôm, rắn, rùa, lƣơn, ba khía v.v… hằng hà sa số này, ngƣời dân nghĩ ra nhiều cách thức đánh bắt khác nhau mà ở đó hầu hết các nghề đều dùng chiếc xuồng làm phƣơng tiện để đi đánh bắt, vận chuyển.

“Vừa chạng vạng, ông già Hy bơi xuồng lại quán chệt Kỵ mua chịu chừng hai

chục cây đuốc bằng dầu chai. Ông đi xuồng với Năm Hinh dài ra phía vàm biển mà

kêu réo:

Ai bắt ba khía thì đi. Bắt ba khía trừ nợ kẹo nè! Có đèn chai sẵn rồi.

Chập sau, hàng chục xuồng bơi nhanh theo ông. Đêm ba mươi, trời tối như

mực. Nước ruộng chảy tràn qua bờ biển. Rừng cây mắm đen ngòm trước mặt như bức tường thành. Muỗi bay vo ve. Gió thổi nhẹ. Ai nấy đốt đuốc lên, đỏ rực.” [16, tr. 78]

Anh Tƣ Hƣng trong tác phẩm Chuyện rừng tràm cũng dùng chiếc xuồng để vận chuyển củi ra chợ Thới Bình.

“Cứ mười bữa, họ cho người chở củi ra chợ Thới Bình giao cho nhà vựa củi. Vựa này có giấy phép của nhà nước. Đường đi thật gay go. Lắm khi họ phải chịu trần truồng nhảy xuống bùn, đẩy xuồng củi xuyên qua rừng hàng năm, ba cây số. [17, tr.

Chứng minh trên cho thấy chiếc xuồng đƣợc xem là phƣơng tiện đi lại phổ biển của ngƣời nông dân Nam Bộ. Dù đi đâu, làm gì thì cũng gắn liền với chiếc xuồng, nó là tài sản quý giá nhất của ngƣời nông dân Nam Bộ.

“Đi xóm thăm bạn bè, mua trà bánh, đám cưới, đám ma, rước bà mụ, rước thầy thuốc vẫn dùng ghe xuồng. Thậm chí kẻ trộm, kẻ cướp cũng dùng đường sông rạch để đến đột ngột rồi bôn tẩu cho nhanh. Xuồng có thể chở nặng, gặp nước xuôi, người đi bộ nhanh chưa chắc theo kịp. Về quân sự, những cuộc hành quân lớn của ta, của địch đều dùng đường thuỷ” [25, tr. 103].

Sự thông minh sáng tạo của ngƣời Nam Bộ còn đƣợc biểu hiện trong sự kết hợp giữa chiếc xuống với công cụ đánh bắt, chiếc xuồng với ống trúm. Ống trúm là dụng cụ bắt lƣơn bằng ống tre, lóng tre dài khoảng nửa thƣớc, một đầu còn mắt tre, một đầu đặt cái hom để lƣơn chui vào mà không chui ra đƣợc. Để bắt đƣợc lƣơn phải đặt rải rác hàng trăm ống trúm trên các đồng cỏ mênh mông, nhƣng làm sao để vận chuyển hàng trăm ống trúm đi xa hàng ngàn thƣớc một cách dễ dàng nên chiếc xuồng là phƣơng tiện vận chuyển tốt nhất.

“Muốn đặt rải rác hàng trăm cái ống trúm, trên đồng cỏ dày bịt, mênh mông, phải sắm một chiếc xuồng lướt trên cỏ, cứ vài chục thước là đặt xuống một ống, tuỳ ý thích. Công việc nặng nhọc nhất là kéo chiếc xuồng khá nặng ấy, quanh co hàng ngàn thước” [17, tr. 65].

Trong nghề bắt lƣơn này, sự thông minh sáng tạo còn biểu hiện qua cách chọn nguyên liệu cá mòi làm mồi nhử lƣơn. Chính vì thế, hai trăm ký lô lƣơn mỗi tuần cho anh chàng Năm Lƣơn trong tác phẩm Kéo trúm là một chuyện dễ dàng.

“Mồi lươn của tôi có trộn cá mòi hộp. Thứ cá mòi có ướp dầu, hễ đặt xuống

nước là dầu nổi màng màng, loang ra. Bao nhiêu lươn đều xúm lại chun vô ống trúm”

[16, tr. 71]

Chiếc xuồng với cây sào cũng là biểu hiện của sự sáng tạo ra cách thức di

chuyển trên cánh đồng cỏ mênh mông. Để chiếc xuồng di chuyển nhanh trên cánh đồng đầy cỏ, ngƣời nông dân dùng cây sào, cây sào là một gậy dài, bằng tre nứa. Đứng trên xuồng, cầm sào chống xuống đáy nƣớc đẩy xuồng về phía trƣớc. Tƣ Én trong tác

phẩm Ông Bang cà ròn đã dùng cây sào chống trên chiếc xuồng độc mộc đƣa ông

Bang vào ruộng để nhổ bàng.

“Chú đã chuẩn bị xuống xuồng đi nhổ bàng từ lúc nãy, nay gặp dịp, tại sao

không mời ông Bang đi luôn một chuyến cho biết mùi đắng cay?

Ông già Lanh ở lại, ông Bang Linh ngồi trong chiếc xuồng độc mộc, Tư Én

cầm cây sào dài, đứng chống sau lái. (…) Chiếc xuồng độc mọc rời khỏi bờ kinh xáng, tiến sâu vào đồng cỏ âm u. Xuồng lướt re re trên cỏ” [17, tr. 253]

Để bắt cá mè đƣờng ngoài khơi, ngƣời nông dân nghĩ ra cách thức xây nò hay

còn gọi là nò Xiêm, bởi ngƣời nông dân Nam Bộ biết rút kinh nghiệm của ngƣời Xiêm, biến kiểu nò giống nhƣ cái rọ ở sông rạch nhƣng đơn giản và to lớn hơn. Tận dụng sản vật của rừng Cà Mau, ngƣời nông dân lấy nhiều cây đƣớc to và chắc cắm khít lại, hình giống cái quặng để bắt cá.

“Sau mấy năm xây nò gần bãi gọi là nò cạn, Hai Nhiệm gom góp vốn liếng và vay thêm nợ của chú Xìn Phóc để phát triển công việc làm ăn: xây nò khơi, cách bờ biển hàng 10 cây số ngàn, theo kiểu nò bắt cá của người Xiêm (nò Xiêm.

(…) Nò hình tròn, bề kinh tâm (kinh) 20 thước, bề chu vi tốn chừng 800 cây đước bện lại bằng mây tàu, phỏng chừng hai tại mây.” [16, tr. 141]

Am hiểu về thiên nhiên, ngƣời Nam Bộ cũng hiểu đặc tính của các loài động vật, nhƣ chim cu. Chim cu ganh ghét nhau tiếng gáy, lợi dụng điều đó ngƣời nông dân Nam Bộ sáng tạo ra cái lụp – cái lồng bẫy chim bằng chì, bên ngoài có lưới chụp, bên trong để con chim cu mồi, chim cu mồi cất tiếng gáy “vẫy gọi bạn tình” theo tập tính loài chim, chim cu rừng sanh lòng đố kỵ thể hiện “bản lĩnh đàn ông” chiến đấu với cu mồi và sập bẫy.

“Cu rừng đến trước mặt cái lụp, khiêu chiến. Nếu cu đạp nhằm cây chốt, lưới

chụp xuống cái sàn, túm con cu rừng” [17, tr. 70]

Ngoài ra, ngƣời nông dân Nam Bộ còn sáng tạo ra nhiều công cụ khác nhƣ: cái

phảng, dao phay, cây mác, cây lao, cây mun, cây mác thông, cây lao cổ phụng để phục

vụ trong lao động sản xuất nông nghiệp, chống chọi với thú dữ. Trong canh tác nông nghiệp, thời bấy giờ cây phảng là một công cụ để phát cỏ nhanh và hữu hiệu nhất “Với

cây phảng lưỡi dài và mài bén từng chập theo quy cách riêng, người giỏi co thể dọn sạch một công đất trong một buổi đứng, từ hừng sáng đế quá mười hai giờ trưa” [18,

tr. 96]. Tƣ Cồ trong tác phẩm Ruộng lò Bom dùng cây phảng để chém cỏ làm ruộng lò Bom “Hai tay Tư Cồ cầm dao chém cỏ, chém gốc cỏ dưới nước. Cỏ nổi lên từng giề,

vàng lườm màu phèn, trông giống như mấy giề rau câu, hải thảo ngoài biển” [17, tr.

51]. Qua cách làm ruộng và thao tác lao động của nhân vật Tƣ Cồ trong tác phẩm

Ruộng lò Bom cũng đã nói lên sự siêng năng chăm chỉ, ham học hỏi của ngƣời nông

dân Nam Bộ “Từ khi học được kỹ thuật làm ruộng Lò Bom với một ông lão vô danh,

Tư Cồ mừng quýnh như kẻ học được phép tiên, do kẻ siêu phàm truyền lại” [17, tr. 52].

Thuần thục, điệu nghệ trong thao tác lao động của ngƣời Nam Bộ cũng là một đặc điểm của ngƣời Nam Bộ biểu hiện qua trƣờng từ vựng nghề nghiệp. Thời khai sơn phá thạch miền Nam, nhiều ngƣời đã bỏ xác nơi thâm u, cô tịch này bởi nhiều loài thú hung dữ tấn công con ngƣời trong mọi hoàn cảnh: đang chèo ghe, đi rƣớc dâu, đi bộ, đi làm ruộng v.v… Hầu nhƣ nguy hiểm đến từ mọi phía “Hôm ngày cưới vợ của đứa con

trai út, đoàn ghe rước dâu bị sấu cản mũi, bà con hai họ kêu la ỏm tỏi, sấu lặn xuống rồi trồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe chở cô dâu, chú rể. Ai nấy trở về bình yên, trừ trường hợp đặc biệt của cô dâu, Nàng mất dạng sau khi quơ đôi chân ngược lên trời, lần cuối cùng, đầu và mình đều khuất dưới mặt nước xao động, trong miệng sấu.” [17,

tr. 106]. Ở đây, chúng ta bắt gặp hình ảnh ông Năm Hên sống bằng nghề bắt sấu, một nghề vô cùng nguy hiểm thậm chí là mất mạng bất cứ lúc nào nhƣng Năm Hên chẳng ngại điều đó vì “kiến nghĩa bất vi vô dõng dã, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng”, một phƣơng châm sống tích cực và tấm lòng hiệp nghĩa trừ hại cho dân mà không màng tính mạng của ông. Với những thao tác quen thuộc: nhảy, cỡi, cúi đầu, cựa quậy, lật,

thọt…, Năm Hên đã vận dụng nhuần nhuyễn, nhịp nhàng, di chuyển linh hoạt nên dễ

dàng thu phục con cá sấu hung hăng.

“Nhanh như chớp, ông Năm Hên nhảy lên lưng sấu mà cỡi…Ông cúi đầu

xuống, hai tay cựa quậy…Sấu day mũi xuống nước rồi quẹo lên bãi, trở mình, vật ông Năm Hên nằm ngửa dưới bãi…Trong phút giây, người và sấu chỉ là một đóng đen thui. Khói từ bó đuốc thổi tạt ngang mặt tôi… Gió thổi hù hù. Ông Năm Hên hò hét, làm

vang động khu rừng tràm sau hè. Tôi đứng không vững vì dường như mặt đất rung rinh. Bỗng dưng ông Năm Hên đứng dậy, chạy bò càn lên bờ đến bên cạnh tôi rồi quỳ xuống, thở hổn hển. Nó chết rồi kìa. Dưới bãi bùn lấp lánh ánh trăng, con sấu đen ngòm nằm im” [17, tr. 114].

Bác cỡi lên lưng sấu, lật hai cái chân trước của nó cho trở ngược lên lưng rồi bác điểu khiển như người cầm cương ngựa. Nó phải quẹo lên bãi như ý muốn của bác. Rồi bác thọt cho nó đui hai con mắt. Kỳ sau, nếu muốn bắt sấu, cháu làm theo cách đó. Bốn mươi năm kinh nghiệm của đời bác!” [17, tr. 115].

Nghề bắt sấu là nghề rất nguy hiểm nhƣng với lòng dũng cảm, kinh nghiệm thâm niên, sự từng trải trong nghề và những thao tác lao động điệu nghệ đạt đến độ điêu luyện đã giúp Năm Hên giành chiến thắng trong những pha tranh chấp tay đôi với cá sấu. Những thao tác của Năm Hên đƣợc Sơn Nam mô tả rất sinh động chân thực, nhƣ một danh tƣớng oai phong lẫm liệt đánh giáp lá cà với bọn giặc bạo tàn, man rợ. Cuộc chiến đấu quyết liệt của Năm Hên với cá sấu hung hăng làm chúng tôi nhớ đến cuộc chiến giữa ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà đang chèo chống con đò vƣợt qua thác đá cheo leo với những thao tác: ghì, kẹp chặt cuống lái, cưỡi lên thác,

nắm chặt, bám chắc luồng nước, phóng nhanh, lái miết một đường chéo.

“Nhưng ông đò cố nén vít thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái” [30, tr.

72]

“Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám

chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo

về phái cửa đá ấy” [30, tr. 72]

Ghềnh thác đá sông Đà cùng với sóng nƣớc của sông Đà nhƣ một đội quân dữ tợn sẵn sàng nuốt chửng tất cả mọi thứ một khi phát hiện những ai dám bén mảng đến lãnh địa.

“Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la nạo bạt. (…) Sóng thác đã đánh đến

miếng đòn hiểm độc nhất cả cái luồng nước vô sở chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò, hột sinh dục vụt muốn thọt lên cổ” [ngyễn tuân, tr. 72]

Sƣ hung hăng của con thác nhƣ muốn nuốt chửng tất cả mọi thứ, không trừ bất cứ ai cũng nhƣ con sấu mà Năm Hên tiêu diệt, nếu Năm Hên sơ suất, thiếu tập trung thì cũng bỏ mạng, nằm dƣới hàm răng sắt nhọn của nó. Nhƣng với kinh nghiệm từng trải của ông lái đò, kinh nghiệm trong nghề lái đò, thông thuộc binh pháp của thần sông thần đá, lòng dũng cảm và những thao tác đƣợc ông vận dụng rất điệu nghệ, nhịp nhàng, xử lý tình huống tinh thế, gọn gàng đã đƣa con thuyền vƣợt qua ghềnh đá dễ dàng.

Sự thuần thục, điệu nghệ trong thao tác lao động của ngƣời nông dân Nam Bộ còn đƣợc biểu hiện trong tác phẩm Cấm bắt rùa, Con heo khịt, Hết thời oanh liệt, Chuyện rừng tràm, Tháng chạp chim về, Con rắn ri voi. Cũng nhƣ nghề bắt sấu, nghề

đánh cọp cũng rất nguy hiểm nhƣng những ngƣời có võ nghệ cao cƣờng với những thao thác nhanh, dứt khoát, đầy uy lực thì chuyện đánh cọp rất dễ dàng, sẵn sàng đánh đuổi cọp bất cứ ở đâu và lúc nào.

“Võ nghệ các thầy quá đỗi cao cường, gặp cọp là rượt bắt lại, nắm gáy đè xuống, nện vào lưng cọp những quả đấm thôi sơn chẳng khác nào chúng ta ngày nay

đánh một con mèo hoặc một con chó con” [17, tr. 13].

Trong truyện Tháng chạp chim về, Sơn đã miêu tả lại cảnh bắt chim vô cùng ấn tƣợng của những ngƣời “bạn giết”, tay trái nắm cần cổ, tay phải nắm đầu, tả xung hữu đột, bẻ cổ, vặn lọi, quăng v.v…, thì mới đối phó đƣợc với hàng ngàn con chim to lớn. Một cảnh tƣợng khá bắt mắt và sinh động trên từng chi tiết nhƣ đang lâm trận đối địch, thật hấp dẫn, ngoạn mục, đầy kịch tính.

“Hai chục người phải đối phó với chín mười ngàn chim bồ nông! Họ lanh lẹ

lắm, tả xông hữu đột như Triệu Tử Long, Đương Dương Trường Bản, tay trái họ nắm

cần cổ chim tay mặt nắm đầu chim. Họ vặn lọi lại. Chim chết không kịp ngáp. Giết rồi quăng xuống tại chỗ. Phải lanh tay lắm mới giết kịp” [17, tr. 39]

“Vào khoảng canh ba, mấy “bạn giết” trèo lên tìm ổ chúng, bẻ cổ từng con rồi

Trong truyện Con rắn ri voi, Sơn Nam miêu tả những thao tác trong nghề bắt rắn để lột da làm thƣơng phẩm vô cùng điêu luyện, dù là dân nghiệp dƣ nhƣng các

thao thác vô cùng nhuần nhuyễn, xử lý khéo léo, chuyên nghiệp và rất rành nghề.

“Trước sân, hàng chục tấm da, căng ra, đóng đinh cho thẳng thớm. Trong nhà, Hai Kỳ đang lui cui lột da rắn. Rắn bị siết cổ, buộc vào gốc cột nhà. Bàn tay khéo léo của Hai Kỳ cầm dao nhỏ, rọc một đường dài từ cổ tới hậu môn rắn” [17, tr. 61]

“Tôi buộc lỗ đít rắn lại rồi thì bơm hơi vô miệng rắn. Con rắn trở thành cái

ruột xe máy, căng thẳng, no tròn và chẳng bao giờ nổ. Tôi bơm hoài, bơm mãi rồi

buộc miệng rắn lại, treo tòn ten. Tới nước nào đó, tôi lột da, tấm da rắn bề ngang hai

tấc sẽ trở thành ba tấc, nhớ khí…của trời” [17, tr. 63]

Những chi tiết trên chứng minh cho đặc điểm trong lao động của ngƣời nông dân Nam Bộ vô cùng thuần thục và điệu nghệ. Sự trù phú của đất rừng phƣơng Nam mang lại cho họ nhiều nghề khác nhau. Trong những nghề có những thao tác lao động khác nhau nhƣng vô cùng điêu luyện, nhuẫn nhuyễn, cách xử lý nhanh gọn, bất ngờ dù là dân nghiệp dƣ mới tập tành với nghề.

Một phần của tài liệu trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)