Phương pháp làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng, chỉ khi có phương pháp làm việc cụ thể, khoa học thì mới đạt được hiệu quả công việc. Làm việc theo giờ quy định của cơ quan nhà nước với 8 tiếng / ngày sẽ không đảm bảo yêu cầu khi cán
bộ luôn “đi muộn về sớm” , đó là tình trạng hiện nay khá phổ biến. Để đảm bảo hiệu
quả công việc cũng như giúp tiết kiệm thời gian, công sức cán bộ, thì mỗi một người cán bộ thư viện cần:
+ Lập kế hoạch công việc cụ thể: Trong quá trình làm việc để đảm bảo hiệu quả công việc, cán bộ thư viện nên lập một kế hoạch cụ thể, chi tiết, ưu tiên cho những khâu nghiệp vụ cần giải quyết trước khi có sách mới về như: Dán nhãn, phân loai, vào sổ đăng ký, rồi sau đó mới xếp tài liệu lên giá.
+ Sắp xếp thời gian công việc hiệu quả: Giúp cho cán bộ thư viện tận dụng tối đa thời gian làm việc tại thư viện, đạt hiệu quả cao.
+ Sáng tạo, chủ động trong công việc: Trong quá trình làm việc, cán bộ nên chủ động liên hệ với các thư viện cấp huyện trong tỉnh tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thư viện, luôn sáng tạo trong mọi hoạt động phục vụ bạn đọc, nghiên cứu nhu cầu thông tin từ bạn đọc và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu thông tin.
KẾT LUẬN
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển thư viện huyện Lập Thạch đã không ngừng phát triển cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của đất nước. Trong thời kỳ đất nước đang đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thư viện đã và đang ra sức đáp ứng và phục vụ nhu cầu bạn đọc.
Khi cuộc cách mạng khoa học hiện đại đang diễn ra như vũ bão, khi nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức. Quán triệt quan điểm “ Dựa vào dân, lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh. Đảng ta đã xác định trước hết phải chăm lo nguồn lực con người nhằm hình thành đội ngũ cán bộ giỏi, đội ngũ tri thức - các nhà Khoa học công nghệ có trình độ cao… như vậy có thể nói một trong những nhiệm vụ trước mắt của thư viện huyện Lập Thạch là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một thư viện hiện đại để đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh nhất.
Trong xu thế hội nhập các thư viện Việt Nam nói chung và thư viện huyện nói riêng cần phấn đấu trở thành nơi cung cấp những thông tin khoa học nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thông tin là một bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và nâng cao dân trí cho mọi người dân. Vì vậy việc tổ chức, quản lý, phân tích tạo nguồn lực thông tin, khai thác thông tin đòi hỏi phải có sự quan tâm thường xuyên và cần được thư viện huyện Lập Thạch coi là một chiến lược phát triển lâu dài.
Để nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của người dùng tin tại thư viện cần tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ như: Tăng cường kinh phí bổ sung, tăng cường chất lượng bổ sung vốn tài liệu, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thư viện, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện. Việc tìm tòi nghiên cứu các giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện công tác phát triển vốn tài liệu là công việc cần thực hiện thường xuyên và liên tục.
Mặc dù vẫn còn nhiều tồn tại trong các khâu hoạt động của thư viện, đội ngũ cán bộ còn thiếu chuyên môn, kinh phí còn hạn hẹp. Song trong tương lai thư viện huyện Lập Thạch sẽ phấn đấu trở thành một thư viện hiện đại, với nguồn lực thông tin rồi dào, mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tin của người dùng tin, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của thư viện, phục vụ hiệu quả công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
2. Lê Văn Viết (2006), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa Thông tin, Hà Nội
3. Nguyễn Thị Lương (2010), Tìm hiểu về việc xây dựng và phát triển vốn tài liệu tại thư viện Trung tâm Khoa học Kỹ thuật – Công nghệ Quân sự Bộ Quốc Phòng, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học ngành Thông tin – Thư viện, Trường
Đại Học Văn Hóa Hà Nội
4. Nguyễn Thị Bích (2009), Thực trạng công tác tổ chức và phát triển vốn tài liệu tại thư viện Trường Đại Học Ngoại Thương, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa
học ngành Thông tin – Thư viện, Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
5. Nguyễn Trọng Thanh, Suy nghĩ về công tác thư viện huyện vùng cao Sơn Động, Tập san thư viện (2001). Số 3
6. Nguyễn Thị Hạnh, Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Thông tin – Thư viện ở Việt Nam, Tạp chí thư viện Việt Nam (2011), số 3
7. Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Hữu Giới, Về công tác thư viện các văn bản pháp quy hiện hành về thư viện (2008), Hà Nội
8. Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
9. Thư viện huyện Lập Thạch, Báo cáo tổng kết và kế hoạch công tác thư viện năm 2012
10. Trần Kiều Hương, Hoạt động thư viện Quận, Huyện ở Hà Nội – Thực
trạng và giải pháp, Tập san thư viện (2004). Số 4
11. Trần Anh Dũng, Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin trong hoạt động thư viện, Tập san thư viện ( 1996), Số 4
12. Trần Thanh Nga, Phát triển vốn tài liệu tại thư viện Đại Học Tây nguyên
(2009), Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học ngành Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội
13. Vi Thị Biên, Hiện trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên (2012), Khoá luận tốt nghiệp cử nhân khoa học
ngành Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2. 14. Http://vi.wikipedia.org/wiki/Lập Thạch
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Mẫu phiếu điều tra nhu cầu tin của bạn đọc tại thư viện huyện Lập Thạch
Bạn đọc thân mến!
Thư viện huyện Lập Thạch rất hân hạnh được phục vụ bạn đọc, nhằm giúp thư viện nắm bắt được nhu cầu thông tin của bạn đọc một cách chính xác nhất và có định hướng cụ thể, phù hợp trong công tác phát triển tài liệu. Chúng tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra nhu cầu tin của bạn đọc. Thư viện hy vọng sẽ nhận được những đóng góp của bạn đọc để thư viện có thể hoàn thiện tốt hơn công tác phát triển vốn tài liệu, và đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của bạn đọc.
Sau mỗi câu hỏi, thư viện đã có sẵn những đáp án, nếu đồng ý với đáp án nào, xin bạn vui lòng tích dấu X vào ô trống
Ở câu hỏi mở, xin mời bạn đóng góp ý kiến, những ý kiến đóng góp của bạn sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho thư viện.
1. Họ và tên bạn đọc ………..
2. Nghề nghiệp ………... Tuổi ……….
3. Mục đích sử dụng thư viện của bạn
Học tập Giải trí Nghiên cứu Mục đích khác
4. Ngôn ngữ tài liệu bạn thường sử dụng
Tiếng việt Tiếng anh
5. Đánh giá của bạn về mức độ đáp ứng số lượng tài liệu trong thư viện
Đáp ứng Chưa đáp ứng
6. Đánh giá của bạn về nội dung vốn tài liệu hiện nay của thư viện
Phù hợp và cập nhật
Chưa phù hợp
7. Đánh giá của bạn về hình thức vốn tài liệu của thư viện
Cũ nát khó đọc Dễ đọc, dễ sử dụng
8. Hình thức tra cứu bạn thường sử dụng
Tra cứu mục lục
Trực tiếp tra cứu tài liệu trên giá
Hỏi trực tiếp cán bộ thư viện
9. Bạn thường sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin nào tại thư viện
Đọc tự chọn
Mượn về nhà
Giải đáp thông tin theo yêu cầu
Dịch vụ triển lãm trưng bày tài liệu
Tổ chức hội thảo, hội nghị
Các dịch vụ khác
10.Theo bạn mức độ cần thiết của việc bổ sung vốn tài liệu hiện nay như thế nào
Cần thiết Bình thường Không cần thiết
11.Loại hình tài liệu mà bạn có nhu cầu sử dụng hiện nay
Sách tham khảo chuyên ngành
Sách nghiên cứu khoa học
Sách dùng trong nhà trường
Sách văn học
Báo – Tạp chí thường kỳ
Các loại hình tài liệu khác
Sách chính trị
12.Theo bạn hiện nay thư viện cần bổ sung thêm những loại hình tài liệu nào?
Tài liệu chính trị - xã hội
Khoa học và toán học
Kỹ thuật, Y học
Văn học, nghiên cứu văn học Ngôn ngữ Lịch sử, địa lý Sách thiếu nhi Sách tham khảo dùng trong nhà trường 13.Ý kiến đóng góp của bạn nhằm giúp thư viện phục vụ bạn đọc tốt hơn. ……… ……… ……… ……… ………..
KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN
Trong thời gian 3 tháng thực tập tại thư viện huyện Lập Thạch, để nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thông tin của bạn đọc, tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra nhu cầu tin cho 150 bạn đọc tại thư viện, sau đây là kết quả thu
được: Nội dung Khảo sát Số lượng Chiếm phần trăm (%) 1. Nghề nghiệp Cán bộ lãnh đạo, quản lý 10 6.7% Công chức, viên chức 40 26.6% Cán bộ hưu trí 25 16.7% Học sinh 75 50% 2. Mục đích sử dụng thư viện Học tập 70 46.7% Giải trí 40 26.6% Nghiên cứu 30 20% Mục đích khác 10 6.7 3. Ngôn ngữ thường sử dụng Tiếng việt 120 80% Tiếng anh 30 20% 4. Đánh giá về mức độ đáp ứng số lượng tài liệu Đáp ứng 90 60% Chưa đáp ứng 60 40% 5. Đánh giá về nội Phù hợp và cập nhập 98 65.3%
dung vốn tài liệu hiện nay của thư viện
Chưa phù hợp 52 34.7% 6. Đánh giá về hình thức vốn tài liệu Cũ nát, khó đọc 130 86.7% Dễ đọc, dễ sử dụng 20 13.3% 7.Hình thức tra cứu bạn thường sử dụng Tra cứu mục lục 20 13.3%
Trực tiếp tra cứu tài liệu trên giá
80 53.3%
Hỏi trực tiếp cán bộ thư viện 40 26.7%
Không sử dụng hình thức nào 10 6.7%
8. Bạn thường sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin nào tại thư viện
Đọc tự chọn 28 18.6%
Mượn về nhà 80 53.4%
Giải đáp thông tin theo yêu cầu
20 13.3%
Dịch vụ triển lãm trưng bày tài liệu
10 6.7%
Tổ chức hội thảo, hội nghị 8 5.3%
Các dịch vụ khác 4 2.7%
Sách tham khảo chuyên ngành 15 10%
9. Loại hình tài liệu mà bạn có nhu cầu sử dụng hiện nay Sách dùng trong nhà trường 27 18% Sách văn học 43 28.6% Báo – Tạp chí thường kỳ 25 16.7% Sách chính trị 15 10% Sách y học, Kỹ thuật 10 6.7% Các loại hình tài liệu khác 5 3.3% 10. Theo bạn hiện nay thư viện cần bổ sung thêm những loại hình tài liệu nào?
Tài liệu chính trị - xã hội 12 8 %
Khoa học và toán học 15 10%
Kỹ thuật, Y học 8 5.3%
Văn học, nghiên cứu văn học 40 26.7%
Ngôn ngữ 8 5.4%
Lịch sử, địa lý 12 8%
Sách thiếu nhi 20 13.3%
Sách tham khảo dùng trong nhà trường
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN HUYỆN LẬP THẠCH
Hình 2: Phòng mượn sách thư viện
Hình 4: Phòng Công nghệ thông tin
Hình 6: Bạn đọc đến đọc sách tại thư viện
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tại thư viện huyện Lập Thạch, để hoàn thành đề tài khóa luận, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị tại Trung tâm Văn hóa Thông tin – Thể thao huyện Lập Thạch, cùng toàn thể thầy cô giáo và các bạn trong Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô giáo trong suốt thời gian em học tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các cô chú, anh, chị tại Trung tâm Văn hóa Thông tin – Thể thao huyện Lập Thạch đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận của mình.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã động viên và làm chỗ dựa vững chắc về tinh thần để em có thể hoàn thiện tốt nhất bài khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo: Th.S Tạ Thị Mỹ Hạnh – người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em thực hiện và hoàn thiện bài khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận, song do thời gian và khả năng có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong khóa luận là sản phẩm nghiên cứu, tìm hiểu của riêng cá nhân tôi. Trong toàn bộ nội dung của khóa luận, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân tôi thu thập được trong suốt thời gian thực tập tại thư viện, hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Tất cả tài liệu tham khảo đều có xuất sứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật cho lời cam đoan của mình.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN HUYỆN LẬP THẠCH ... 5
1.1 Vài nét giới thiệu về thư viện huyện Lập Thạch. ... 5
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện ... 7
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của thư viện ... 9
1.1.3 Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin của thư viện ... 11
1.2 Đặc điểm hoạt động của thư viện huyện Lập Thạch ... 13
1.2.1 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ... 13
1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ... 16
1.2.3 Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện ... 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN HUYỆN LẬP THẠCH ... 23
2.1 Công tác phát triển vốn tài liệu tại thư viện huyện Lập Thạch ... 23
2.1.1 Khái niệm vốn tài liệu. ... 23
2.1.2 Yêu cầu trong công tác phát triển vốn tài liệu ... 24
2.1.3 Vai trò của vốn tài liệu. ... 25
2.2 Thành phần vốn tài liệu. ... 28
2.2.1 Theo nội dung tài liệu ... 28
2.2.2 Theo hình thức tài liệu ... 29
2.2.3 Theo ngôn ngữ tài liệu ... 31
2.3 Công tác bổ sung vốn tài liệu ... 32
2.3.1 Các yếu tố tác động đến công tác bổ sung ... 32
2.3.2 Diện bổ sung ... 33
2.3.3 Hình thức và nguyên tắc bổ sung ... 35
2.3.4 Các nguồn bổ sung tài liệu ... 37
2.3.5 Kinh phí bổ sung ... 38
2.3.6 Phối hợp bổ sung, trao đổi vốn tài liệu giữa các thư viện huyện trên địa bàn Tỉnh 39 2.3.7 Thanh lý tài liệu ... 40
2.4 Tổ chức quản lý vốn tài liệu ... 40
2.4.1 Hệ thống sổ sách thư viện ... 40
2.4.2 Tổ chức kho ... 42
2.4.3 Tổ chức mục lục ... 42
2.5 Kết quả hoạt động công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện . ... 44
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN HUYỆN LẬP THẠCH ... 45
3.1 Một số nhận xét chung về công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện huyện