Theo hình thức tài liệu

Một phần của tài liệu Công tác phát triển vốn tài liệu tại thư viện huyện lập thạch (Trang 29 - 31)

* Sách

Hiện tại thư viện huyện Lập Thạch có tổng số sách là 12.404 bản, kho sách của thư viện được sắp xếp theo môn loại của khung phân loại thập phân DDC, và xếp giá theo môn loại tri thức kết hợp với vần chữ cái tên tác giả, tập trung toàn bộ trên tầng 2.

Sách chủ yếu được thư viện đặt mua tại các nhà sách có tiếng, nhằm đảm bảo chất lượng sách. Những tài liệu quý hiếm được thư viện bọc trong bìa cứng, và bảo quản cẩn thận.

* Báo – Tạp chí.

Báo – tạp chí là ấn phẩm thông tin định kỳ hàng tuần, tháng cung cấp nguồn thông tin cho người dùng tin nhanh chóng, thông tin mang tính thời sự, tổng hợp ở nhiều lĩnh vực. Kho báo – tạp chí tập trung toàn bộ ở tầng 1. Thư viện huyện Lập thạch thường bổ sung báo – tạp chí định kỳ theo tháng, với 15 đầu báo tạp chí, chủ yếu ở các lĩnh vực như : Chính trị, Văn hóa, An ninh,Xã hội, Giáo dục, Phụ nữ,...

* Tài liệu mang tính chất chỉ đạo.

Thư viện huyện Lập Thạch có các tài liệu mang tính chất chỉ đạo được sử dụng phổ biến như:

+ Văn kiện Đại hội Đảng

+ Tài liệu học tập, nghị quyết của Đảng

+ Các văn bản quy phạm pháp luật( nghị định, nghị quyết, quyết định) + Công báo( đăng các văn kiện của Nhà nước từ Quốc Hội đến Hội đồng nhân dân, các Bộ).

Các tài liệu mang tính chất chỉ đạo là những tài liệu vô cùng quan trọng với các nhà lãnh đạo quản lý, vì vậy đã được thư viện tiến hành bổ sung cẩn

thận đảm bảo đầy đủ và mang tính thời sự nhất, đồng thời cũng đưa ra phục vụ rộng rãi hơn.

* Tài liệu địa chí

Đây là những tài liệu cũng được thư viện huyện Lập Thạch chú trọng bổ sung, với các tài liệu địa chí nói về Lập Thạch, Vĩnh Phúc về con người, di tích lịch sử, du lịch…

Ví dụ: Cuốn Địa chí Lập Thạch giới thiệu tổng quan về vùng đất Lập Thạch bao gồm: Con người, đất đai, tài nguyên, khí hậu, kinh tế… giúp bạn đọc có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về vùng đất Lập Thạch. Các tài liệu địa chí chiếm số lượng không nhiều trong thư viện, nhưng sách thường có khối lượng lớn về số trang, khổ cỡ to, nên được lưu trữ trên một giá riêng, khi nào bạn đọc có nhu cầu sử dụng, cán bộ thư viện sẽ đem ra phục vụ. Song các tài liệu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý về văn hoá, đây cũng là những tài liệu được các cán bộ quản lý ở các lĩnh vực sử dụng nhiều nhất phục vụ cho mục đích nghiên cứu và công tác của mình.

* Tài liệu điện tử

Các tài liệu điện tử trong thư viện chiếm số lượng nhỏ. Có ít các tài liệu được lưu trữ trên CD – Rom (do thư viện mới ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện).

Song do nhận thấy nhiều ưu điểm của tài liệu điện tử như: Lưu trữ thông tin với khối lượng lớn, dễ tìm kiếm thông tin, tiện ích cho việc truy cập thông tin, quản lý tài liệu... thư viện huyện Lập Thạch đã tạo lâp thêm nhiều cơ sở dữ liệu mới. Cụ thể như “ SACH HUYEN” (1130 biểu ghi) chứa các biểu ghi là sách luân chuyển xuống các thư viện cơ sở, “ SACH MOI” (2085 biểu ghi) là cơ sở dữ liệu chứa các biểu ghi là sách mới bổ sung về thư viện theo chương trình mục tiêu Quốc gia, “ SÁCH ” (3470 biểu ghi) là cơ sở dữ

liệu chứa các biểu ghi sách của thư viện từ năm 2011, là cơ sở dữ liệu bao quát nhiều đề tài, lĩnh vực.

Bảng 1: Danh mục các cơ sở dữ liệu thư mục của thư viện

STT Cơ sở dữ liệu Nội dung Số biểu ghi

1 SÁCH

Là cơ sở dữ liệu sách của thư viện từ năm 2011. Cơ sở dữ liệu bao quát nhiều đề tài, lĩnh vực.

3470

2 SÁCH MỚI

Là cơ sở dữ liệu chứa các biểu ghi là sách mới bổ sung về thư viện theo chương trình mục tiêu Quốc gia

2085

3 SÁCH HUYỆN

Là cơ sở dữ liệu chứa các biểu ghi là sách luân chuyển xuống các thư viện cơ sở

1130

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Công tác phát triển vốn tài liệu tại thư viện huyện lập thạch (Trang 29 - 31)