0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đƣa thuốc vào trong bàng quang

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG TĂNG HOẠT DO NGUYÊN NHÂN THẦN KINH BẰNG TIÊM BONTA TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG (Trang 25 -27 )

Thuốc đƣợc truyền vào trong bàng quang điều trị bàng quang tăng hoạt động do nguyên nhân thần kinh, nhằm giảm tác dụng không mong muốn của thuốc khi sử dụng qua đƣờng uống. Thuốc dạng Vanilla (capsaicin và resiniferatoxin) làm mất cảm giác sợi C và bằng cách đó giảm hoạt động cơ bàng quang trong thời gian vài tháng. Liều 1-2 mmol capsaicin trong 100ml dung dịch cồn 30%, hoặc 10-100 nmol resiniferatoxin trong 100ml dung dịch cồn 10% đƣợc truyền trong 30 phút. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy các phƣơng pháp trên có hiệu quả lâm sàng kém hơn BoNT/A tiêm vào thành bàng quang [52],[54],[55].

1.4.4.4.Tiêm Botulinum toxin nhóm A vào thành bàng quang

Tác dụng của BoNT/A là kết quả của ức chế giải phóng Ach từ đầu mút thần kinh trƣớc khớp thần kinh. Khi hiện tƣợng này xảy ra, thụ thể Ach trong tế bào mô cơ không đƣợc kích hoạt. Đặc biệt khi tiêm vào cơ bàng quang, những thụ thể muscarin trong cơ bị ức chế và cơ không co bóp chủ động. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả chính của BoNT/A là tác dụng lên cơ bàng quang co bóp không tự chủ và áp lực cơ bàng quang tăng. Các chất dẫn truyền thần kinh khác không phải Ach nhƣ chất dẫn truyền cho sợi thần kinh cảm giác C cũng bị ảnh hƣởng bởi BoNT/A và có vai trò quan trọng trong điều trị bàng quang tăng hoạt động đặc biệt do nguyên nhân thần kinh. Storher là ngƣời đầu tiên sử dụng BoNT/A điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh và cho biết kết quả là khả quan [56],[57],[58],[59].

Hình 1.11: Cơ chế tác dụng của BoNT/A trên cơ bàng quang [57]

Tóm lại: Kiểm soát rối loạn tiểu tiện là mục tiêu quan trọng trong điều trị bàng quang tăng hoạt động do chấn thƣơng tủy sống. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, có nhiều phƣơng pháp điều trị, trong đó điều trị bằng thuốc kháng muscarin là phƣơng pháp truyền thống và hay đƣợc sử dụng nhất hiện nay. Nghiên cứu cho thấy thuốc kháng muscarin có hiệu quả nhất định nhƣng nhiều tác dụng không mong muốn nhƣ nhức đầu, khô miệng, khô mắt, táo bón, tác dụng trên tim mạch... Krebs và Pannek [60] nghiên cứu hiệu quả của solifenacin với bệnh nhân rối loạn chức năng bàng quang do chấn thƣơng tủy sống. Các tác giả đi đến kết luận solifenacin cải thiện sức chứa bàng quang, độ giãn nở, thể tích tiểu phản xạ và áp lực tối đa. Tuy nhiên, solifenacin không làm giảm số lƣợng bệnh nhân rỉ tiểu, số lƣợng bỉm dùng hàng ngày hay số lần đặt thông tiểu hàng ngày để làm trống bàng quang. Mặc dù là thuốc thế hệ mới đã ít tác dụng phụ hơn những thuốc kháng muscarin cũ nhƣng vẫn còn 2 bệnh nhân (6%) ngừng sử dụng solifenacin do không chịu đƣợc các tác dụng phụ nhƣ khô miệng, táo bón, mệt mỏi. Tow và cộng sự [50] nghiên cứu tác dụng của BoNT/A trên bệnh nhân chấn thƣơng tủy sống có rối loạn chức năng bàng quang sau khi điều trị không có hiệu quả với liều cao thuốc kháng muscarin hoặc không chịu đƣợc những tác dụng không mong muốn của thuốc. Các tác giả nhận thấy sử dụng thuốc kháng muscarin có hai nguy cơ. Thứ nhất, hơn 61% bệnh nhân sử dụng oxybutynin theo đƣờng uống cho biết có những tác dụng phụ hệ thống, dẫn đến bệnh nhân bỏ thuốc. Những loại

thuốc mới ít tác dụng phụ hơn và khả năng dung nạp cao hơn có thể làm giảm tỷ lệ bỏ cuộc nhƣng hiệu quả lại không cao. Thứ hai, thuốc với liều cao nhất vẫn có thể chƣa đủ để làm bệnh nhân hết rỉ tiểu hay đạt đƣợc áp lực an toàn trong bàng quang giai đoạn chứa. Visco và cộng sự [61] so sánh tác dụng của thuốc kháng muscarin (solifenacin) và tiêm BoNT/A trong điều trị rỉ tiểu. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc kháng muscarin và tiêm BoNT/A có tác dụng tƣơng tự trong việc làm giảm số lần rỉ tiểu trong ngày. Tuy có tỷ lệ bí tiểu cao hơn nhóm tiêm BoNT/A ít bị khô miệng và có khả năng hồi phục kiểm soát tiểu tiện cao hơn. Nhƣ một số nghiên cứu trên cho thấy, trong bối cảnh thuốc kháng muscarin còn nhiều tác dụng phụ khiến tỷ lệ bệnh nhân bỏ cuộc cao, cần tìm ra một phƣơng pháp mới dễ chấp nhận với bệnh nhân hơn và tiêm BoNT/A đang nhận đƣợc sự chú ý của các nhà nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG TĂNG HOẠT DO NGUYÊN NHÂN THẦN KINH BẰNG TIÊM BONTA TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG (Trang 25 -27 )

×