Cơ chế hoạt động của Botulinumtoxin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh bằng tiêm BoNTA trong phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống (Trang 29 - 30)

Giai đoạn gắn: chuỗi nặng (H) lựa chọn các đầu thần kinh có chứa cholin cho Botulinum tới và có khả năng gắn kết chọn lọc với thụ thể tiếp nhận tại màng trƣớc khớp thần kinh.

Giai đoạn nhập bào và di chuyển: sau khi gắn kết chuỗi nặng (H) với thụ thể tiếp nhận màng trƣớc khớp thần kinh, Botulinum đƣợc vận chuyển vào trong bằng cơ chế nhập bào, gắn kết với thụ thể Botulinum và trở thành thể nội bào. Trên màng thể nội bào có bơm proton tác dụng acid hóa các thành phần bên trong một cách chủ động. Khi túi chứa Botulinum bị acid hóa, cấu trúc phân tử Botulinum bị thay đổi và làm bộc lộ phần kỵ nƣớc trên chuỗi H, tạo các kênh trên màng lipid thể nội bào. Botulinum xuyên qua đó vào trong bào tƣơng.

Giai đoạn gây độc tính: chuỗi nhẹ (L) đƣợc gắn với Zn 2+

chia tách một số điểm trên các protein của SNARE bởi trypsin và enzym vi khuẩn, ngăn không cho tổng hợp thành phức hợp SNARE. Phá vỡ cấu trúc phức hợp này sẽ ngăn ngừa giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh ở đầu mút trƣớc khớp thần kinh và ức chế các thụ thể sau khớp thần kinh. Các nhóm Botulinum khác nhau phá vỡ phức hợp SNARE ở các vị trí khác nhau. Botulinum/A,C và E cắt đứt protein SNAP 25 trên màng bào tƣơng. Botulinum/ B,D,F và G cắt

đứt protein VAMP trên màng túi khớp thần kinh. Khi hiện tƣợng này xảy ra, phức hợp SNARE không đƣợc tạo thành, túi chứa Ach và các chất dẫn truyền thần kinh khác không đi vào và hợp với màng tế bào thần kinh, khi đó các chất dẫn truyền thần kinh không đƣợc giải phóng [64].

Hình 1.14: Cơ chế hoạt động của Botulinum toxin [64]

1.6 nhóm A thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh bằng tiêm BoNTA trong phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống (Trang 29 - 30)