Đặc điểm lâm sàng đối tƣợng nghiên cứu trƣớc điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh bằng tiêm BoNTA trong phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống (Trang 90 - 93)

- : tùy theo mục đích thông tin cần lấy mà yêu cầu bệnh nhân ho nhiều hay ít, thƣờng cứ truyền đƣợc

4.2.Đặc điểm lâm sàng đối tƣợng nghiên cứu trƣớc điều trị

* Triệu chứng lâm sàng tiết niệu - thần kinh ở hai nhóm nghiên cứu tƣơng đồng nhau (P > 0,05). Khám lâm sàng thần kinh, đặc biệt khám thần kinh hệ tiết niệu rất quan trọng, bao gồm: khám cảm giác tầng sinh môn theo khoanh tủy (hình 2.4), các phản xạ hậu môn, phản xạ hành - hang ở nam giới và âm vật ở nữ giới, phản xạ đùi - bìu ở nam, co thắt chủ động cơ thắt hậu môn. Đây là những thăm khám bắt buộc trƣớc khi thăm dò niệu động học [35]. Vì những dữ liệu lâm sàng qua thăm khám kết hợp cùng chỉ số niệu động học cho phép đánh giá sự toàn vẹn của tổn thƣơng vùng tủy thấp, chức năng cơ bàng quang, chức năng cơ thắt vân niệu đạo ngoài cũng nhƣ dự đoán tiến triển, khả năng bình phục của hệ tiết niệu sau chấn thƣơng tủy sống.

* Nhật ký đi tiểu ba ngày ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu: ba ngày là lƣợng thời gian đủ để đánh giá đầy đủ, khách quan triệu chứng đi tiểu và không quá dài đảm bảo tính khả thi cho việc theo dõi của bệnh nhân [50].

Số bỉm dùng trung bình trong ngày lần lƣợt ở hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng là 1,97 ± 1,69 chiếc và 1,85 ± 2,09 chiếc (P>0,05). Nhƣ vậy, trƣớc điều trị không có sự khác biệt giữa hai nhóm về số lƣợng bỉm dùng trung bình trong ngày. Kết quả này tƣơng tự với nghiên cứu của tác giả trên thế giới nhƣ Wefer [71] số bỉm cần dùng trung bình trong 24 giờ trƣớc điều

trị là 1,7 chiếc, Birzele [109] là 1,9 ± 0,9 chiếc. Những năm gần đây, có nhiều loại bỉm đƣợc sản xuất và bệnh nhân dễ dàng mua, sử dụng mỗi khi có hiện tƣợng tiểu, đại tiện không tự chủ. Ở bệnh nhân bàng quang tăng hoạt sau chấn thƣơng tủy sống, bỉm đƣợc dùng do các biện pháp hứng tiểu ngoài khác không đƣợc áp dụng hoặc không giải quyết triệt để đƣợc tình trạng rỉ tiểu gây phiền phức cho bệnh nhân.

Số lần rỉ tiểu trung bình trong 24 giờ giữa hai nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi trƣớc điều trị không có sự khác biệt (P>0,05). Kết quả này tƣơng đối đồng nhất với một số nghiên cứu trên thế giới: Visco [61] cho biết số lần rỉ tiểu trung bình trong 24 giờ ở nhóm điều trị BoNT/A là 4,8 ± 2,7 và nhóm điều trị thuốc kháng muscarin là 5,2 ± 2,7. Conté [110] nhận thấy số lần rỉ tiểu trong 24 giờ là 4,8 ± 0,2 lần trƣớc khi điều trị, Chen [83] là 6,43 ± 1,07; Herschorn [73] là 3,06 ± 1,69, Giannatoni [4] là 4,8 ± 2,7; Stohrer M và cộng sự [111] là 3,3 ± 3,4 lần và Tow [50] là 3,75±1,9 lần. Nhƣ vậy, số lần rỉ tiểu trung bình trong 24 giờ trƣớc khi điều trị là khá cao ở tất cả các nghiên cứu, điều này chứng tỏ rỉ tiểu ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân. Đây là lý do chính khiến bệnh nhân đi khám và điều trị, khiến bệnh nhân mong muốn đƣợc áp dụng phƣơng pháp điều trị có hiệu quả để giảm số lần rỉ tiểu, cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Rỉ tiểu trong 24 giờ đƣợc coi là triệu chứng lâm sàng quan trọng giúp chẩn đoán bệnh, mức độ bệnh cũng nhƣ theo đõi kết quả điều trị của bệnh nhân.

Số lần thông tiểu trung bình trong 24 giờ trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu (1,82 ± 0,72 lần) và nhóm chứng (1,91 ± 1,89 lần) (P>0,05). Trong khi đó, theo nghiên cứu của Chen [83], số lần đặt thông tiểu ngắt quãng trung bình trong 24 giờ trƣớc điều trị BoNT/A là 6,43 ± 1,07 lần và Giannatoni [4] là 7,4 ± 2,9 lần. Có sự khác biệt lớn về số lần thông tiểu ngắt quãng trƣớc khi điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu trên thế giới là do kỹ thuật thông tiểu ngắt quãng mới đƣợc áp dụng tại Việt Nam từ khi có phác đồ điều trị chăm sóc tiết niệu

cho bệnh nhân chấn thƣơng tủy sống tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai. Hơn nữa, do quan niệm đặt thông tiểu nhiều lần có nguy cơ tăng nhiễm khuẩn tiết niệu nên nhân viên y tế không chỉ định kỹ thuật này trong điều trị cho bệnh nhân rối loạn tiểu tiện ngay cả tại các đơn vị y tế lớn. Trong khi đó, ở các nƣớc tiên tiến trên Thế giới, thông tiểu ngắt quãng đã đƣợc chứng minh hiệu quả, an toàn khi áp dụng cho bệnh nhân chấn thƣơng tủy sống từ những thập kỷ 60 của thế kỷ trƣớc, nhờ đó tỷ lệ tử vong do biến chứng tiết niệu giảm đáng kể [53,[112]. Bằng chứng là nửa đầu thế kỷ XX, 80% bệnh nhân chấn thƣơng tủy sống không sống quá 2 năm, đến cuối thế kỷ XX đã có sự thay đổi, có tới 85% bệnh nhân sống trên 12 năm. Có đƣợc kết quả này là nhờ những tiến bộ trong hƣớng dẫn chăm sóc, điều trị rối loạn tiết niệu, trong đó kỹ thuật đặt thông ngắt quãng để bài xuất nƣớc tiểu là cần thiết và đã trở thành quy trình thƣờng quy ở các nƣớc tiên tiến [46]. Cần thêm thời gian để phƣơng pháp thông tiểu ngắt quãng đƣợc phổ biến rộng rãi cho bệnh nhân chấn thƣơng tủy sống tại Đơn vị tủy sống Bệnh viện Bạch Mai và tất cả cơ sở y tế Việt Nam, đảm bảo quyền lợi và lợi ích lâu dài cho bệnh nhân.

Thể tích tối đa trong một lần thông tiểu trƣớc khi điều trị lần lƣợt là 146,62 ± 72,26 ml ở nhóm nghiên cứu và 154,21 ± 40,83 ml ở nhóm chứng, không có sự khác biệt giữa hai nhóm (P>0,05). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi thấp hơn thể tích tối đa trong một lần thông tiểu 312,33±145,68 ml trong nghiên cứu của Tow và cộng sự [50]. Sự khác nhau này đƣợc giải thích là do đối tƣợng nghiên cứu khác nhau giữa hai nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào những bệnh nhân có bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh chƣa điều trị bất kỳ phƣơng pháp nào làm ảnh hƣởng đến chức năng cơ bàng quang. Tow và cộng sự lựa chọn những bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng muscarin không đáp ứng tốt hoặc không dung nạp đƣợc tác dụng không mong muốn của thuốc sẽ chuyển sang điều trị bằng phƣơng pháp tiêm Botox vào thành bàng quang. Bên cạnh đó cũng phải kế đến liều dùng trong nghiên cứu của Tow và cộng sự là 300 đơn vị Botox, cao hơn liều

200 đơn vị đƣợc sử dụng cho bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi. Chính vì thế, lƣợng nƣớc tiểu tối đa qua một lần thông tiểu ngắt quãng ở những bệnh nhân trong nghiên cứu của tác giả này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh bằng tiêm BoNTA trong phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống (Trang 90 - 93)