CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh bằng tiêm BoNTA trong phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống (Trang 87 - 90)

- : tùy theo mục đích thông tin cần lấy mà yêu cầu bệnh nhân ho nhiều hay ít, thƣờng cứ truyền đƣợc

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu

4.1. Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu

Qua nghiên cứu 68 bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 41,82 ± 14,71 (bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 20, cao tuổi nhất 74 tuổi); trong khi đó, nhóm chứng có tuổi trung bình 35,29 ± 15,64 (thấp tuổi nhất 18, tuổi cao nhất 74 tuổi). Sự phân bố bệnh nhân theo tuổi ở hai nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt (P > 0,05). Độ tuổi đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi khá tƣơng đồng với nghiên cứu của các tác giả trên thế giới nhƣ Jia và cộng sự [100] tuổi trung bình là 36,88 ± 8,8, của Akkoc và cộng sự [101] là 38,2 ± 14,00, nhƣng thấp hơn của Kennelly và cộng sự [80] (46,4 tuổi) và Ginsberg và cộng sự [102] (46 ±14 tuổi). Có sự khác biệt này là do bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian mang bệnh chƣa lâu, trong khi nhóm bệnh nhân nghiên cứu của Kennelly và Ginsberg có thời gian mang bệnh lâu hơn và tuổi đời nhiều hơn. Mặc dù vậy, sự khác biệt về độ tuổi giữa bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu thế giới là không nhiều; đây là nhóm tuổi lao động chính của gia đình và xã hội, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng, tạo ra của cải vật chất và phát triển xã hội cho mỗi quốc gia. Vì vậy, chấn thƣơng tủy sống không chỉ làm thiệt hại kinh tế do kinh phí chăm sóc y tế lớn mà còn ảnh hƣởng đến lợi ích kinh tế của từng gia đình, xã hội và mỗi quốc gia.

Thời gian mắc bệnh ở hai nhóm tƣơng ứng là 47,41 ± 8,85 tuần và 34,5 ± 130,14 tuần, không thấy có sự khác biệt (P>0,05). Thời gian mắc bệnh trong nghiên cứu chúng tôi ngắn hơn so với các tác giả trên thế giới. Theo Gamé và cộng sự [68] là 13,3 ±19,1 năm, Shin và cộng sự [6] là 23,2 ± 50,4 tháng, Krebs và Pannek [60] là 7,3 năm và Akkoc và cộng sự [101] là 47,92 ± 43,29 tháng. Sở dĩ có sự khác biệt này là do trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh nhân sau chấn thƣơng tủy sống đƣợc xử trí cấp cứu ngoại khoa sau đó đƣợc chuyển trực tiếp về Đơn vị tổn thƣơng tủy sống của Trung tâm Phục hồi chức năng. Trong thời gian điều trị tại Trung tâm, bệnh nhân đƣợc chăm

sóc điều trị vết thƣơng, hô hấp, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, tâm lý xã hội, tình dục và rối loạn chức năng bàng quang, cơ thắt. Sau khi thăm dò niệu động học, nếu đủ tiêu chuẩn lựa chọn chúng tôi tiến hành chia nhóm ngẫu nhiên điều trị. Một số lƣợng không nhiều bệnh nhân về các tuyến tỉnh sau đó về nhà một thời gian ngắn và trở lại Trung tâm điều trị. Chính vì thế, thời gian từ khi bị chấn thƣơng tủy sống đến khi thăm dò niệu động học và điều trị ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi thƣờng ngắn. Trong khi đó, ở các nƣớc trên thế giới, do hệ thống chăm sóc phục hồi chức năng phát triển sớm hơn chúng ta, bệnh nhân chấn thƣơng tủy sống đƣợc quan tâm, chăm sóc tốt nên tuổi thọ bệnh nhân thƣờng cao hơn, thời gian bị bệnh cũng dài hơn.

Phân bố giới tính ở hai nhóm tƣơng đồng nhau (P > 0, 05). Tỷ lệ bệnh nhân nam ở hai nhóm đều cao hơn gấp 3,86 lần so với nữ (P < 0,05). Điều này tƣơng tự với nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc: Nghiên cứu trƣớc đây của chúng tôi [103] cho biết tỷ lệ bệnh nhân nam chấn thƣơng tủy cổ cao gấp 4 lần so với nữ, Cầm Bá Thức [104] báo cáo tỷ lệ bệnh nhân nam so với nữ tổn thƣơng tủy ngực, thắt lƣng cao hơn 4 lần. Trên thế giới, tỷ lệ này tƣơng tự nhƣ của Hori [67] (tỷ lệ nam/nữ là 4/1), Lombardi và cộng sự [105] (nam chiếm 76,5%) và Akkoc [101] (nam chiếm 74,4%). Nhƣ vậy, về mặt dịch tễ học, phân bố giới tính trên bệnh nhân chấn thƣơng tủy sống là tƣơng tự nhau, nam cao hơn gấp khoảng bốn lần nữ. Nam giới, với vai trò là phái mạnh, thƣờng đảm đƣơng các công việc nặng nhọc hơn, nguy hiểm hơn; nam giới có tính cách hăng hái hơn, thích mạo hiểm, có phần thiếu cẩn thận hơn nữ giới, chính vì thế, nguy cơ tai nạn, chấn thƣơng thƣờng cao hơn nữ.

Phân bố bệnh nhân theo vị trí tổn thƣơng trên và dƣới mức D6 ở hai nhóm không có sự khác biệt (P>0,05). Đây là ranh giới cho thấy nguy cơ bị rối loạn phản xạ tự động tủy xảy ra khi thăm dò niệu động học, khi can thiệp điều trị nhƣ nội soi bàng quang, làm bàng quang căng giãn hay kích thích dƣới vị trí tổn thƣơng nhƣ tiểu phản xạ, lấy phân cho bệnh nhân bằng tay [106]. Những bệnh nhân có mức tổn thƣơng từ mức D6 trở lên cần theo dõi

cẩn thận trong các quy trình thăm dò niệu động học, thủ thuật can thiệp tiêm thuốc vào thành bàng quang qua máy nội soi [94],[107].

Theo dõi phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân chấn thƣơng tủy sống, chúng tôi nhận thấy có ba nhóm nguyên nhân phổ biến, trong đó tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất 47,06%, tai nạn lao động 27,94% và tai nạn sinh hoạt 25%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng tự với một số nghiên cứu trong nƣớc nhƣ nghiên cứu của Cầm Bá Thức [104] (tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất) và của chúng tôi [103] (tai nạn giao thông là nguyên nhân gây chấn thƣơng cột sống cổ cao nhất 44,45%, rồi đến tai nạn lao động 33,32 % và tai nạn sinh hoạt 22,23%). Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy tổn thƣơng tủy sống phần lớn là do chấn thƣơng, nhƣ Krebs và Pannek [60] báo cáo 30/34 bệnh nhân (85,7%) là do chấn thƣơng cột sống. Nguyên nhân tai nạn giao thông luôn chiếm vị trí hàng đầu, rồi đến tai nạn thể thao, tai nạn lao động; Akkoc [101] cho biết tai nạn giao thông chiếm 39,3%, ngã cao 36,1% và nhảy cầu 7,9%. Giống nhƣ trên Thế giới, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tai nạn giao thông là tác nhân hàng đầu gây chấn thƣơng tủy sống. Đây là do cơ sở hạ tầng giao thông của chúng ta chƣa phát triển kịp với sự phát triển kinh tế đất nƣớc, sự gia tăng nhanh chóng các phƣơng tiện tham gia giao thông, nhất là hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó phải kể đến ý thức tham gia giao thông của ngƣời dân còn yếu kém, đã góp phần làm gia tăng số trƣờng hợp tai nạn giao thông gây thƣơng tích và tử vong trong đó có chấn thƣơng tủy sống. Một nguyên nhân quan trọng góp phần làm tăng số bệnh nhân chấn thƣơng tủy sống là tai nạn lao động. Đất nƣớc chúng ta đang phát triển, nhiều công trình xây dựng đƣợc mọc lên, song song với đó là tai nạn lao động cũng tăng theo. Điều này do ý thức ngƣời lao động không thực hiện đúng quy định an toàn lao động, bỏ qua nhiều yêu cầu bảo hộ, an toàn bắt buộc. Cho nên, chấn thƣơng tủy sống do tai nạn lao động ở nƣớc ta chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong nhóm các nguyên nhân gây chấn thƣơng tủy sống.

Phân loại mức tổn thƣơng theo phân loại của Hiệp hội Tổn thƣơng Tủy sống Mỹ (ASIA) ở hai nhóm không có sự khác biệt (P>0,05). Kết quả này tƣơng tự với nghiên cứu của Akkoc [101]: ASIA- A chiếm tỷ lệ cao nhất 50,3%, tiếp theo là ASIA- B 15,4%; ASIA- C 14,9% và ASIA- D là 17,9%. Khác với nghiên cứu của Luo [108] tỷ lệ cao nhất là nhóm ASIA- D chiếm 41,11% rồi đến ASIA- A 22,78%, tiếp theo ASIA- B 10% và ASIA- C là 8,89%. Phân bố bệnh nhân theo bảng phân loại ASIA cho thấy, bệnh nhân nặng chiếm một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Chen cho thấy: không có sự khác nhau về hiệu quả điều trị rối loạn chức năng bàng quang tăng hoạt theo mức độ tổn thƣơng tủy sống [83].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh bằng tiêm BoNTA trong phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)