Nghiên cứu liên quan đến tính an toàn và hiệu quả của tiêm BoNT/A điều trị bàng quang tăng hoạt động sau chấn thƣơng tủy sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh bằng tiêm BoNTA trong phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống (Trang 30 - 34)

BoNT/A điều trị bàng quang tăng hoạt động sau chấn thƣơng tủy sống

Patel và cộng sự phân tích tổng hợp nhiều nghiên cứu cho thấy:

BoNT/A hiệu quả, an toàn và dung nạp tốt, đặc biệt là nhóm A trong điều trị bàng quang tăng hoạt động do nguyên nhân thần kinh và bàng quang tăng hoạt động nguyên phát. Các tác giả cũng cho rằng tiêm BoNT/A là phƣơng pháp điều trị ít xâm lấn có thể điều trị cho cả bệnh nhân ngoại trú. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt, kéo dài đến một năm sau một lần

điều trị. Phƣơng pháp này ít có tác dụng phụ và bảo vệ đƣờng tiết niệu trên cho bệnh nhân bàng quang tăng hoạt động do nguyên nhân thần kinh, làm giảm áp lực trong bàng quang [65].

Tow và cộng sự, điều trị bàng quang tăng hoạt động do nguyên nhân thần kinh bằng cách tiêm BoNT/A (300 đơn vị Botox) vào thành bàng quang kết hợp đặt thông tiểu ngắt quãng sạch cho bệnh nhân chấn thƣơng tủy sống tại Trung tâm PHCN tủy sống, Bệnh viện Tan Tock Seng, Xingapo. Tiến hành nghiên cứu hiệu quả trƣớc và sau can thiệp dựa vào các chỉ số: mức độ hài lòng, nhật ký đi tiểu ba ngày, các thông số về niệu động học. Các tác giả nhận thấy đây là phƣơng pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân chấn thƣơng tủy sống có bàng quang tăng hoạt động khó chữa sau khi uống thuốc kháng muscarin thất bại. Hiệu quả điều trị duy trì tới 26 tuần sau tiêm [50].

MacDonald và cộng sự tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên có đôi chứng hiệu quả và tác dụng không mong muốn của BoNT/A trong việc cải thiện triệu chứng rỉ tiểu do bàng quang tăng hoạt động. Ba cuộc thử nghiệm đƣợc tiến hành với 104 bệnh nhân bàng quang tăng hoạt động chủ yếu sau chấn thƣơng tủy sống (93%) không dung nạp với thuốc kháng muscarin. BoNT/A làm giảm số lần rỉ tiểu hàng ngày so với giả dƣợc nhƣng độ giảm chỉ khác nhau tại một vài thời điểm trong 24 tuần sau tiêm. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng BoNT/A bao gồm nhiễm khuẩn tiết niệu, đau tại vị trí tiêm, tiểu ra máu và rối loạn phản xạ tự động. Tuy vậy, chƣa có khuyến nghị về liều dùng và chƣa có kết luận về hiệu quả lâu dài và tính an toàn, do đó cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu sử dụng những biện pháp lâm sàng quy chuẩn và đã đƣợc kiểm chứng [66].

Hori và cộng sự khảo sát ý kiến bệnh nhân về việc lựa chọn BoNT/A để điều trị lâu dài bàng quang tăng hoạt sau chấn thƣơng tủy sống. Kết quả cho thấy trong 72 bệnh nhân đƣợc khảo sát, 48 bệnh nhân (67%) vẫn đang tiêm nhắc lại BoNT/A. Trong 48 bệnh nhân, 43 ngƣời (90%) cho biết họ sẽ tiếp tục lựa chọn BoNT/A là phƣơng pháp điều trị lâu dài. Nhƣ vậy, với tỷ lệ

hài lòng cao và tỷ lệ bỏ cuộc hàng năm thấp, lƣợng bệnh nhân lựa chọn thuốc này ngày càng nhiều. Phần lớn bệnh nhân cân nhắc sử dụng tiêm BoNT/A lâu dài, vì vậy nhu cầu đối với phƣơng pháp này ngày càng cao. Nhóm tác giả nhấn mạnh: Cần có thêm nghiên cứu về việc tối ƣu hóa phƣơng pháp tiêm BoNT/A vào thành bàng quang cho bệnh nhân bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh [67].

Gamé nghiên cứu ứng dụng BoNT/A (300 đơn vị Botox) ở 30 bệnh nhân độ tuổi trung bình 39,4 ±12,1 mắc chứng bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh đƣợc so sánh trƣớc và sau điều trị can thiệp cho thấy giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu. Trƣớc khi tiêm, số lần nhiễm khuẩn tiết niệu trung bình trong 6 tháng là 1,75 ± 1,87. Sau khi tiêm, số lần trung bình là 0,2 ± 0,41 ( p = 0,003) [68].

Novara và cộng sự cũng đồng tình với Gamé khi cho rằng tiêm BoNT/A vào bàng quang là điều trị chuẩn mực cho bệnh nhân có bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh, không dung nạp thuốc kháng muscarin. Các tác giả dẫn chứng cụ thể những tác dụng của BoNT/A nhƣ giảm số lần rỉ tiểu hàng ngày, giảm áp lực bàng quang tối đa trong giai đoạn bài xuất, tăng thể tích bàng quang tối đa và độ giãn nở bàng quang, cho phép giảm liều hay ngừng điều trị bằng thuốc kháng muscarin và cải thiện đáng kể chất lƣợng sống của bệnh nhân [69].

Abdel-Meguid xem xét có nên tiêm BoNT/A vào vùng tam giác để điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh hay không. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên các bệnh nhân kháng thuốc muscarin. Bệnh nhân đƣợc chia làm hai nhóm: một nhóm đƣợc tiêm liều 300 đơn vị Botox không bao gồm vùng tam giác trigone và một nhóm đƣợc tiêm 200 đơn vị vào cơ bàng quang kèm theo 100 đơn vị vào vùng tam giác. Phân tích giữa nhóm tại tuần thứ 8 và 18 tuần, tác giả kết luận không bệnh nhân nào có hiện tƣợng trào ngƣợc bàng quang - niệu quản hay có tác dụng không mong muốn, mọi chỉ số

đều cải thiện đáng kể ở cả hai nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, nhóm tiêm vào vùng tam giác có ƣu thế hơn rõ ràng [70].

Wefer và cộng sự đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh sử dụng Botox ® ở Đức. Nghiên cứu tiến hành trên 214 bệnh nhân từ 7 bệnh viện (độ tuổi trung bình 14,8 tuổi, 145 nam, 69 nữ) có bàng quang tăng hoạt do chấn thƣơng tủy sống (81%), thoát vị tủy màng tủy (14%) hay xơ cứng rải rác (5%). Khoảng thời gian trung bình giữa các lần điều trị là 8 tháng. Kết quả cho thấy hiệu quả lâm sàng của Botox® làm giảm chi phí điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh, ít phải dùng công cụ hỗ trợ rỉ tiểu hay thuốc điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu [71].

Kulaksizolu tổng hợp các nghiên cứu đánh giá ứng dụng BoNT/A trong điều trị bàng quang tăng hoạt động do nguyên nhân thần kinh. Tác giả khẳng định triệu chứng bàng quang tăng hoạt động và rỉ tiểu là vấn đề lớn làm giảm chất lƣợng cuộc sống của cả bệnh nhân và ngƣời chăm sóc. Thuốc kháng muscarin hiệu quả nhƣng có hạn chế do có tác dụng phụ cao, ảnh hƣởng quá trình tiến triển bệnh và điều trị. Tiêm BoNT/A vào cơ bàng quang ngày càng trở nên phổ biến do ít tác dụng phụ, hiệu quả cao, tác dụng tại chỗ nên ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng thêm hay ảnh hƣởng những thuốc đang dùng [72].

Herschorn và cộng sự nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng, mù đôi, đa trung tâm ở 57 bệnh nhân có độ tuổi từ 18 đến 75 mắc chứng bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh sau chấn thƣơng tủy sống hoặc xơ cứng rải rác có rỉ tiểu, không muốn điều trị bằng thuốc kháng muscarin. Những bệnh nhân này đƣợc chia làm hai nhóm: một nhóm gồm 28 bệnh nhân đƣợc tiêm 300 đơn vị onabotulinumtoxin A (Botox) vào thành bàng quang không bao gồm vùng tam giác Trigon và nhóm chứng gồm 29 bệnh nhân đƣợc điều trị bằng giả dƣợc. Theo dõi 36 tuần, 6 tháng và 24 tháng sau điều trị so sánh với nhóm chứng. Nhóm tác giả kết luận: onabotulinumtoxin A dung nạp tốt và có hiệu quả điều trị làm giảm tần suất rỉ tiểu hàng ngày, cải thiện chỉ số niệu động học

và chất lƣợng cuộc sống lên tới 9 tháng đối với bệnh nhân bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh [73].

Theo Schulte-Baukloh, trong 12 năm trở lại đây, BoNT/A ngày càng đƣợc tin dùng trong điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh. Hiện nay, đây là phƣơng pháp thay thế cho điều trị bảo tồn nội khoa và làm giảm chỉ định can thiệp ngoại khoa. Kể từ tháng 9 năm 2011, BoNT/A đã đƣợc cho phép sử dụng điều trị rối loạn bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh ở Châu Âu [74].

Tóm lại: Kết quả các nghiên cứu trên thế giới từ mƣời năm nay đều cho thấy tiêm BoNT/A điều trị bàng quang tăng hoạt sau chấn thƣơng tủy sống là phƣơng pháp an toàn, hiệu quả. Đây là phƣơng pháp trung gian giữa điều trị nội khoa thất bại và điều trị ngoại khoa xâm lấn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng khẳng định: rất cần những nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng để không chỉ lựa chọn đúng bệnh nhân điều trị mà còn xác định đúng liều lƣợng cho từng nhóm đối tƣợng bệnh nhân, kỹ thuật tiêm, tần suất tiêm và những biến chứng về lâu dài [8],[57],[75],[76].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh bằng tiêm BoNTA trong phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống (Trang 30 - 34)