Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng kim sơn (Trang 39 - 51)

kiểm kê định kỳ.

1.7.1. Tập hợp chi phí sản xuất.

Để tổng hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 631Giá thành sản xuất.

Nội dung Tài khoản 631:

Nợ TK 631

+Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến chế tạo sản phẩm. +Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. +Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. +Giảm chi phí. TK 631 không có số dư

TK 631 được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, theo loại sản phẩm và bộ phận sản xuất.

40 Lớp : Kế toán 4D SV: Ngô Thị Linh Hoà

Sơ đồ 8: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo PP KKĐK

1.7.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm.

Tương tự như kế toán tính giá thành sản phẩm theo PP KKTX.

1.8. Các hình thức kế toán.

- Khái niệm: Hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán, có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau, được liên kết với nhau theo một trình tự hạch toán trên cơ sở của chứng từ gốc:

Để thực hiện những yêu cầu và nguyên tắc tổ chức hệ thống sổ kế toán người ta đã xây dựng được một số phương án tổ chức hệ thống sổ kế toán sử dụng cho các đơn vị nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng gọi là hình thức kế toán. Các hình thức kế toán phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp bao gồm:

+ Hình thức kế toán nhật ký sổ cái; + Hình thức kế toán nhật ký chung; + Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ; + Hình thức kế toán nhật ký chứng từ.

Còn một hình thức kế toán ghi sổ đơn hiện nay rất ít các doanh nghiệp áp dụng, thường ở các đơn vị không có bộ máy kế toán, cán bộ làm kế toán mang tính kiêm nhiệm ở các đơn vị phụ thuộc của các khối hành chính sự nghiệp, những tổ chức nhỏ không mang tính tìm kiếm lợi nhuận ít tài sản và nợ lần. Những ghi chép tài chính được ghi vào một quyển sổ thu – chi nhỏ, khoản thu ở trang bên trái, khoản chi ở trang bên phải, mỗi khoản thu chi đều có ghi ngày tháng và tóm tắt. (Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 về việc ban hàng chế độ kế toán doanh nghiệp thì không có hình thức kế toán đơn).

1.8.1. Hình thức nhật ký chung.

41 Lớp : Kế toán 4D SV: Ngô Thị Linh Hoà

+ Hình thức này tách rời trình tự ghi sổ theo thời gian với ghi sổ theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh trong kỳ để ghi vào 2 sổ kế toán tổng hợp riêng biệt: Sổ nhật ký chung và sổ cái.

+ Tách rời việc ghi chép kế toán tổng hợp với việc ghi chép kế toán chi tiết để ghi vào 2 loại sổ kế toán riêng: Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

+ Cuối kỳ phải lập bảng cân đối kế toán để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán tổng hợp trong kỳ vì các tài khoản cấp I được mở trên các tờ riêng trong sổ cái.

- Trình tự ghi sổ

Sơ đồ 9: Trình tự ghi sổ kế toán nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

42 Lớp : Kế toán 4D SV: Ngô Thị Linh Hoà

- Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm: Đây là hình thức đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán (đặc biệt khi sử dụng máy vi tính), thuận tiện cho việc phân công tác.

+ Nhược điểm: Khi ghi nhật ký chung dễ phát sinh trùng lắp, do vậy cuối tháng phải loại bỏ số liệu trùng lắp mới ghi sổ kế toán.

+ Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khối lượng nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh không nhiều, bộ máy kế toán ít người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các loại sổ theo hình thức Nhật ký chung

Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt và sổ cái

+ Sổ nhật ký chung: Là sổ phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Ngoài ra còn phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ việc ghi sổ cái. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc chứng từ gốc cùng loại kế toán định khoản ghi vào nhật ký chung.

+ Sổ nhật ký đặc biệt: Dùng để tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, theo định lỳ ngắn ghi vào sổ nhật ký chung hoặc ghi vào sổ cái. Định kỳ lấy số liệu ở nhật ký đặc biệt để định khoản ghi vào sổ cái (không cần ghi qua nhật ký chung).

+ Sổ cái: Sổ cái được mở ghi tiếp số liệu kế toán từ sổ nhật ký. Đây là sổ kế toán tổng hợp có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời nhưng phải đánh số trang và đăng ký theo quy định dùng để hệ thống hoá các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh theo từng kế toán mở cho mỗi đối tượng kế toán.

- Sổ kế toán chi tiết: Cũng được mở cho các đối tượng kế toán phản ánh trong tài khoản cấp I cần phải theo dõi chi tiết.

1.8.2. Hình thức kế toán Nhật ký –sổ cái

43 Lớp : Kế toán 4D SV: Ngô Thị Linh Hoà

+ Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi sổ theo trình tự thời gian kết hợp với ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh vào một sổ kế toán tổng hợp duy nhất – sổ nhật ký sổ cái.

+ Tách biệt ghi chép tổng hợp với ghi chép kế toán chi tiết để ghi vào 2 loại sổ kế toán riêng là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Các loại sổ chủ yếu trong hình thức này là Nhật ký sổ cái, sổ quỹ, các loại sổ, thẻ chi tiết.

+ Cuối tháng, cuối quý không cần lập bảng cân đối tài khoản, để kiểm tra tính chính xác của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ có thể kiểm tra ngay ở dòng cộng cuối tháng, cuối quý.

- Trình tự ghi chép (hệ thống hoá thông tin)

Sơ đồ 10: Trình tự ghi sổ kế toán Nhật ký – Sổ cái

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tồng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại NHẬT KÝ - SỔ CÁI

44 Lớp : Kế toán 4D SV: Ngô Thị Linh Hoà

Đối chiếu, kiểm tra

+ Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại kế toán tiến hành ghi vào Nhật ký – Sổ cái, đồng thời ghi vào thẻ, sổ kế toán chi tiết.

+ Cuối tháng phải khoá sổ và tiến hành đối chiếu số liệu giữa nhật ký sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết về nguyên tắc số phát sinh bên nợ, số phát sinh bên có của từng tài khoản trên Nhật ký – sổ cái phải bằng số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tương ứng.

- Ưu nhược điểm của hình thức này

+ Ưu điểm: Đơn giản rõ ràng, dễ làm, dễ vận dụng, đảm bảo được yêu cầu của việc đối chiếu, lấy số liệu,

+ Nhược điểm: Sử dụng một sổ KT tổng hợp duy nhất, kết cấu mẫu sổ kế toán cồng kềnh nên không thuận tiện chi việc ghi sổ và phân công kế toán viên.

+ Phù hợp với đơn vị có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế, nội dung hoạt động kinh tế đơn giản, sử dụng ít tài khoản, số người làm kế toán ít. (đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhở thuộc sở hữu tập thể).

- Các loại sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái

+ Sổ kế toán tổng hợp: Một sổ KT tổng hợp duy nhất là Nhật ký – Sổ cái, sổ này được mở cho từng niên độ KT (tháng, quý, năm) và khoá sổ hàng tháng.

+ Sổ kế toán chi tiết: Được mở chi tiết cho tất cả các tài khoản cấp I cần theo dõi chi tiết. Số lượng tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Kết cấu sổ rất đa dạng, tên gọi của sổ phù hợp với đối tượng kế toán ghi trong sổ (sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết ngân hàng, chi tiết tiền vay…).

1.8.3. Hình thức Chứng từ ghi sổ.

45 Lớp : Kế toán 4D SV: Ngô Thị Linh Hoà

+ Cũng giống như hình thức nhật ký chung nhưng nó được phát triển cao hơn hình thức này tách rời trình tự ghi sổ theo thời gian với trình tự ghi sổ phân loại thành 2 bước công việc độc lập vào 2 sổ kế toán riêng biệt: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái.

+ Tách rời việc ghi chép kế toán tổng hợp với việc ghi sổ kế toán chi tiết. Cơ sở để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc, còn cơ sở để ghi sổ kế toán chi tiết là các chứng từ gốc đính kèm theo chứng từ ghi sổ đã lập.

+ Cuối tháng phải lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán tổng hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình tự ghi sổ:

+ Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó đăng ký qua chứng từ ghi sổ trước khi làm căn cứ ghi vào sổ cái.

+ Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ được ghi vào các sổ hoặc các thẻ chi tiết.

+ Cuối tháng phải khoá sổ, tính tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối tài khoản.

46 Lớp : Kế toán 4D SV: Ngô Thị Linh Hoà

Sơ đồ 11: Trình tự ghi sổ kế toán Chứng từ ghi sổ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

- Ưu nhược điểm

+ Ưu điểm: Dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, công việc kế toán được phân công đều trong tháng, dễ phân công chia nhỏ.

+ Nhược điểm: Ghi chép trùng lắp, làm tăng khối lượng ghi chép, việc ghi chép đối chiếu thường dồn vào cuối tháng làm cho báo cáo thường bị chậm ảnh hưởng đến năng xuất và hiệu quả của công tác kế toán.

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ Sổ, thẻ kế

toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ đăng ký

47 Lớp : Kế toán 4D SV: Ngô Thị Linh Hoà

+ Hình thức này phù hợp với mọi loại hình sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp.

- Các loại sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

+ Sổ kế toán tổng hợp: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái:

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Dùng để đăng ký các chứng từ ghi sổ đã lập và hệ thống hoá thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh theo trình tự thời gian nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ đã lập và phản ánh được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh khi ghi sổ kế toán, tránh thất lạc, sai sót.

Sổ cái: Được mở riêng cho từng tài khoản sử dụng. Cơ sở duy nhất để ghi sổ cái là các chứng từ ghi sổ đã lập và hoàn thành các yếu tố cấu thành trên kết cấu sổ. Sổ cái có thể ghi định kỳ ghi chứng từ ghi sổ hoặc có thể ghi 1 lần vào cuối tháng.

Sổ kế toán chi tiết: Được mở theo yêu cầu quản lý các đối tượng kế toán phản ánh các tài khoản cấp I cần phải theo dõi chi tiết.

1.8.4. Hình thức Nhật ký chứng từ.

- Đặc điểm:

+ Đây là hình thức kế toán phát triển cao nhất so với 3 hình thức trên. Nó kế thừa ưu điểm của các hình thức trước đó nó đảm bảo chuyển môn hoá cao của sổ kế toán.

+ Hình thức này tập hợp và hệ thống hoá các nghệp vụ kinh tế tài chính theo bên Có cảu các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối nợ, kết hợp ghi theo trình tự thời gian (nhật ký) với việc hệ thống hoá các nội dung kinh tế (theo tài khoản).

+ Các nhật ký chứng từ được mở theo bên Có của các tài khoản cấp I để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh bên Có của tài khoản cấp I

48 Lớp : Kế toán 4D SV: Ngô Thị Linh Hoà

theo trình tự thời gian đồng thời ghi theo quan hệ đối ứng với bên Nợ của các tài khoản liên quan ngay trên cùng một trang sổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực chất các nhật ký chứng từ là bảng tổng hợp nhật ký các chứng từ gốc cùng loại để ghi các nghiệp vụ cùng loại theo bên có của các tài khoản cấp I. Số tổng cộng của các nhật ký chứng từ chính là định khoản kế toán để ghi vào sổ cái, do đó nó vừa mang tính chất như chứng từ ghi sổ.

+ Hình thức có thể kết hợp một phần hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một loại sổ kế toán trong cùng 1 quá trình ghi sổ (kết hợp theo trình tự thời gian và theo đối tượng kế toán).

+ Theo hình thức này cuối tháng kế toán không cần lập bảng cân đối tài khoản vì có thể kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán tổng hợp ngay trên dòng tổng cộng cuối tháng của các nhật ký chứng từ.

- Trình tự ghi sổ:

Sơ đồ 12: Trình tự ghi sổ kế toán Nhật ký chứng từ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp

chi tiết NHẬT KÝ

CHỨNG TỪ Sổ cái

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng kê

49 Lớp : Kế toán 4D SV: Ngô Thị Linh Hoà

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Ưu, nhược điểm

+ Ưu điểm: Tránh được việc ghi sổ trùng lặp, giảm khối lượng công việc ghi chép hàng ngày, kết hợp ghi theo trình tự thời gian với ghi theo nội dung kinh tế (TK), kết hợp giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết, dùng mẫu số bàn cờ nên giảm nhẹ công tác đối chiếu, nâng cao năng suất lao động của người làm công tác kế toán, tiện lợi cho việc chuyên môn hoá cán bộ kế toán.

+ Nhược điểm: Mẫu sổ phức tạp, không phù hợp với đơn vị có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế, đòi hỏi trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán.

- Các loại sổ kế toán  Nhật ký chứng từ  Bảng kê  Bảng phân bổ  Sổ cái  Các sổ chi tiết 1.8.5. Hình thức kế toán máy.

Trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay việc làm kế toán trên máy vi tính được phổ biến rộng rãi, không còn là vấn đề mới mẻ, hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh hiện nay đều trang bị máy điện toán để quản trị kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng.

- Đặc điểm:

+ Công tác kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức trên.

50 Lớp : Kế toán 4D SV: Ngô Thị Linh Hoà

+ Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

- Ưu nhược điểm

+ Ưu điểm: Làm việc một cách khoa học, truy cập số liệu nhanh chóng và dễ dàng, tránh được nhầm lẫn.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng kim sơn (Trang 39 - 51)