NIAGS muốn xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp trong thời đại mới phải hội tụ đầy đủ các điều kiện sau:
Tạo được bản sắc riêng cho doanh nghiệp, giúp phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Hiện nay, NIAGS đang được biết đến là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Tạo được sự hấp dẫn của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác chính phủ và cổ đông.
Để đạt được mục tiêu trên, văn hóa kinh doanh ngày nay được tóm gọm lại là văn hóa kinh doanh có trách nhiệm xã hội. Xã hội ở đây được hiểu rất rộng, đó là tất cả các chủ thể chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Văn hóa kinh doanh có trách nhiệm với khách hàng
Văn hóa kinh doanh có trách nhiệm với đối tác, nhà cung cấp Văn hóa kinh doanh có trách nhiệm với chính phủ, cơ quan quản lý Văn hóa kinh doanh có trách nhiệm với cổ đông
Văn hóa kinh doanh có trách nhiệm với môi trường, xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.
Tùy theo mục tiêu, đặc điểm riêng, tính khả thi của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà xác định những ưu tiên về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với từng chủ thể.
3.4 Quảng bá hình tƣợng, quan hệ công chúng của doanh nghiệp PR
Đây thực chất là vấn đề marketing hình ảnh doanh nghiệp một cách hiện đại, cũng là cách thức tạo nên bản sắc, văn hóa doanh nghiệp và cũng rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Cho dù doanh nghiệp có làm tốt những bước xây dựng trên như thế nào mà không biết cách quảng bá hiệu quả những việc mình làm thì cũng chưa thể xây dựng được một bản sắc văn hóa doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc tuyên truyền hiệu quả là cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp doanh nghiệp truyền đạt đến khách hàng những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, chính sách, dịch vụ,…của doanh nghiệp.
55
Nội dung cơ bản của hoạt động PR bao gồm:
Quan hệ báo chí và các thông tin truyền thông: Đây là hoạt động nhạy cảm và rất quan trọng, gồm các việc: tổ chức họp báo để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; soạn thảo các thông cáo báo chí, tổ chức các buổi thông tin, chỉ dẫn mang tính cập nhật cho các nhà báo về sản phẩm dịch vụ và hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt khi giới thiệu những loại hình dịch vụ mới doanh nghiệp sẽ cung cấp; sắp xếp các cuộc phỏng vấn, phóng sự đặc biệt về doanh nghiệp, về tư vấn giới thiệu sử dụng những dịch vụ mới của doanh nghiệp. Tùy theo mục đích tuyên truyền và điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới mà nhiều công ty trong lĩnh vực điện tử thường áp dụng hoặc giới thiệu về các hoạt động xã hội mà doanh nghiệp đã làm cũng như chính sách chất lượng mà doanh nghiệp đang theo đuổi…Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin và kích thích sự nhập cuộc của báo chí, có thể sử dụng chiến thuật “rò rỉ” thông tin. Chiến thuật này không chỉ gây sự tò mò cho báo giới mà còn hấp dẫn cả các đối tượng khác như các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và ngay cả nhân viên của doanh nghiệp.
Tổ chức tốt các sự kiện: Tham gia và tổ chức các sự kiện có thể như khai trương, động thổ, khánh thành, lễ kỷ niệm,…Đây sẽ là dịp tốt để khách hàng biết nhiều hơn về doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ và hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng tạo niềm tin và long tự hào riêng cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, góp phần củng cố quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và gia tăng khả năng tuyên truyền từ chính những nhân viên trong doanh nghiệp. Tham gia các sự kiện doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các chương trình quảng cáo, tuyên truyền. Nên chọn lựa các sự kiện có liên quan và gắn bó với thương hiệu, cần tuyên truyền và có sự đầu tư thích đáng khi tham gia nhằm tạo sự chú ý của công chúng.
Đối phó với rủi ro và khắc phục các sự cố: Đối phó với các sự cố có thể là giải quyết tốt các khiếu nại hoặc sự cố của khách hàng phàn nàn về chất lượng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, bồi thường co hành khách,…Chính điều này
56
đã tạo được lòng tin của khách hàng, hành khách đối với hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp.
Các hoạt động tài trợ cộng đồng: các hoạt động tài trợ và từ thiện trước hết cần xuất phát từ mục đích mang lại lợi ích cho cộng đồng, sau đó là quảng bá thương hiệu. Các chương trình cho hoạt động này cần thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và không quá lạm dụng quảng cáo vì có thể sẽ tạo ra tác dụng ngược, gây khó chịu cho đối tượng được tuyên truyền. Hoạt động tài trợ cộng đồng và từ thiện thường được sử dụng trong quá trình quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Bởi trong trường hợp này, hình ảnh về một doanh nghiệp dễ được chấp nhận hơn hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Việc quản bá thương hiệu trong hoạt động từ thiện dễ làm cho đối tượng được tài trợ và tuyên truyền có cách nhìn sai lệch về ý đồ cũng như thiện chí của doanh nghiệp.
Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng: Hội nghị khách hàng, chương trình huấn luyện về sử dụng và vận hành sản phẩm, chương trình sử dụng thử hàng hóa và lấy ý kiến người tiêu dùng, tổ chức các triển lãm, showroom…là nhóm các hoạt động có chi phí đôi khi không quá cao nhưng hiệu quả thường là rất lớn. Đây là cơ hội tốt nhất để khách hàng, hành khách tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và được tư vấn đầy đủ chính thức từ doanh nghiệp. Làm tốt hoạt động này, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội in đậm trong tâm trí khách hàng, hành khách những nguòi sử dụng dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay. Tuy nhiên khi tiến hành các hoạt động này cần xác định rõ khách hàng cần hướng tới. Định vị không chính xác sẽ luôn mang đến nguy cơ thất bại của chương trình.
PR là con dao hai lưỡi, doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong quan hệ công chúng, bất kỳ sự sai sót nào cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, xóa bỏ mọi hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong long khách hàng, công chúng. Việc không truyền bá hay thổi phồng quá mức việc mình không làm đều gây tác hại đến doanh nghiệp. Tốt nhất là truyền bá những điều doanh nghiệp làm một cách thuyết phục đối với công chúng.
57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Toàn cầu hóa nền kinh tế yêu cầu doanh nghiệp phát triển nhanh và mạnh để có thể tồn tại bền vững. Vai trò của công nghệ kỹ thuật trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thhời đại ngày nay chỉ mang tính chất tạm thời, không lâu dài. Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tạo nên tính cạnh tranh lâu dài nhờ khả năng ảnh hưởng về tư duy chiến lược, tạo bản sắc riêng trong từng hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên tinh thần, môi trường làm việc hiệu quả.
Văn hóa hình thành theo thời gian, là yếu tố không dễ thay đổi, doanh nghiệp thừa nhận những giá trị văn hóa khi những giá trị văn hóa đó chứng minh được sự thành công trong quá khú. Việc duy trì văn hóa là quan trọng trong sự thành công tiếp tục của doanh nghiệp trong tương lai, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải luôn xem xét những giá trị văn hóa nào nên tiếp tục được duy trì, phát huy trong bối cảnh hiện tại cũng như những giá trị văn hóa nào không còn phù hợp, cản trở cho sự phát triển của doanh nghiệp thì cần phải thay đổi, loại trừ. Có như thế mới đảm bảo sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Văn hóa có ý nghĩa kế thừa và phát huy chứ không có nghĩa vĩnh cửu.
58
KẾT LUẬN
Với sứ mạng lớn lao là thay mặt cả nước, Thủ đô Hà Nội đón, tiễn bạn bè khắp nơi trên thế giới qua lại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài thông qua việc cung cấp dịch vụ cho các chuyến bay. Với phương châm “khách hàng quyết định sự tồn tại và phát triển của NIAGS”, bằng nỗ lực, quyết tâm thực hiện cam kết “thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng” Niags đã xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp mình. Đó là hình ảnh về đội ngũ nhân viên lành nghề, đáng tin cậy và hết mình với công việc đã được tạo dựng trong tâm trí khách hàng. Toàn thể nhân viên làm việc hăng say hướng đến sự phát triển bền vững của dịch vụ, tạo ra một môi trường dịch vụ ngập tràn sự thân thiện và hiểu biết. Niags trở thành đơn vị số một tại Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ hàng không cao cấp tại sân bay Quốc tế Nội Bài thông qua việc cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả về chi phí, đề cao tính cá nhân và độc đáo đối với từng khách hàng. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu đề tài này tôi đã đưa ra một số vấn đề còn tồn tại trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại NIAGS và đề xuất một số biện pháp khắc phục thực trạng trên.
Điều cốt lõi là tất cả các thành viên NIAGS cam kết với chính mình phấn đấu đạt được những chuẩn mực đã đề ra, việc thực hiện tốt những yêu cầu đặt ra chính là cách nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, tăng sức cạnh tranh và làm giàu văn hóa NIAGS.
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Minhh Cương (1991), “Văn hóa kinh doanh, Triết lý kinh doanh”, [ Tr. 25- 28, 40-55, 69-72]
2. Hoàng Văn Hải (2010), “Quản trị chiến lược”, Tr. 287- 292
3. Nhà xuất bán Công ty in hàng không (2008), “ Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài (Niags) 15 năm xây dựng và phát triển”
4. Nguyễn Mạnh Quân (2004), “Giáo trình đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp”, NXB Lao động và Xã hội
5. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), “Giáo trình quản trị nhân lực”, NXB Lao động và Xã hội
6. Lê Văn Tâm (2004), “Giáo trình quản trị doanh nghiệp”, NXB Lao động và Xã hội
7. Ts. Phan Quốc Việt & Ths. Nguyễn Huy Hoàng,Trung tâm Phát triển Kỹ năng Con người Tâm Việt . Nguồn:Bài viết cho Diễn đàn Năng suất Chất lượng của Trung tâm Năng suất Việt nam
http://www.sb2.vn/gioi-thieu/van-hoa-doanh-nghiep/172/xay-dung-van- hoa-doanh-nghiep.aspx
8. “Văn hóa doanh nghiệp- Những điều cơ bản” Nguồn:
http://www.nhansu.com.vn/chien-luoc/van-hoa-doanh-nghiep/331-van-hoac- doanh-nghiep.html
9. Nguồn:http://www.sb2.vn/gioi-thieu/van-hoa-doanh-nghiep/172/xay- dung-van-hoa-doanh-nghiep.aspx
10. Nguồn: http://www.niags.com.vn/portalid/52/tabid/227/catid/549.html
11.Edgar H.Schein, Organizational Culture and Leadership 3rd ed, Jossey-Bass A Wiley Imprint 2004
12. Geert Hofstede: Culture’s Cosequense: International Differences in Work-Related Values, 1984.
13.Đề tài “Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2004.
60
14. Phan Quốc Việt – Nguyễn Huy Hoàng, Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Tạp chí Văn hóa doanh nhân (số 3), 2005.
15. Nguyễn Quang Thuật, Thay đổi và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, HCM, 2006. Cuốn Bài giảng Văn hóa kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2006 của PGS.TS Dương Thị Liễu