Văn hóa được định nghĩa là những bản sắc do con người tạo ra nên việc duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, doanh nghiệp cần phải chú ý một số vẫn đề sau trong công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên; phẩm chất của lãnh đạo và trong việc lưu giữ những đặc trưng văn hóa.
51
Tuyển dụng: Văn hóa dân tộc, tính cách tồn tại trong mỗi cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hòa nhập văn hóa của doanh nghiệp. Một cá nhân ưa thích trật tự, điềm đạm ổn định thì khó có thể hòa hợp được trong môi trường doanh nghiệp đòi hỏi sự năng động, nhanh nhẹn và chấp nhận mạo hiểm. Tuyển chọn những nhân viên mà tính cách phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Thứ nhất, nhân viên phải có kỹ năng, kiến thức phù hợp với tính chất công việc. Thứ hai, nhân viên phải có tính cách, giá trị đạo đức...phù hợp với giá trị chung của Xí nghiệp.
Đào tạo: Không một nhân viên mới nào có thể thích ứng ngay được với văn hóa doanh nghiệp cho dù những tính cách của họ có thể đã rất phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên mới cần được đào tạo, hướng dẫn rõ ràng cụ thể về những đặc trưng văn hóa thông qua những vật thể hữu hình và những giá trị thể hiện của doanh nghiệp. Những ngầm định nền tảng chỉ có thể có được khi nhân viên đó thực sự hòa nhập vào môi trường doanh nghiệp. Lúc đó tự động họ sẽ vận dụng những ngầm định nền tảng trong những hành động của mình. Lựa chọn những nhân viên cũ tích cực, gương mẫu để hướng dẫn cho những nhân viên mới vào xí nghiệp, giúp các nhân viên mới nhanh chóng hiểu được những giá trị, nguyên tắc làm việc và kỷ luật...của Niags. Đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc cho nhân viên, để nhân viên thực sự trở thành tài sản của Xí nghiệp. cần đào tạo những kỹ năng làm việc hiện đại cho nhân viên như kỹ năng làm việc nhóm (team wỏking), kỹ năng giao tiếp (communication skills), kỹ năng quản lý thời gian (time management), kỹ năng giải quyết các vấn đề (problem solving skills)…; những khóa đào tạo cơ bản về công nghệ thông tinhỗ trợ công việc như: sử dụng máy tính, sử dụng MS Word, MS Excel, …Đây là những kỹ năng thiết yếu tăng cường đáng kể hiệu quả, năng suất làm việc cho nhân viên trong môi trường hiện đại ngày nay.
Thu hút nhân viên quan tâm tới văn hóa doanh nghiệp, Xí nghiệp nên tiếp tục mở các lớp huấn luyện về văn hóa doanh nghiệp đối với nhân viên mới, hay thường xuyên trưng cầu dân ý về môi trường làm việc của doanh nghiệp.
52
Phẩm chất người lãnh đạo: đây là yếu tố then chốt trong việc duy trì và phát huy văn hóa doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo – những người lái tàu của con tàu doanh nghiệp phải thật sự là những người không những thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp mà phhải là những người có khả năng đưa ra những định hướng phù hợp về văn hóa trong từng thời kỳ; có tố chất, tính cách phù hợp với văn hóa doanh nghiệp mà doanh nghiệp hướng tới. Mẫu lãnh đạo ưu quyền lực cá nhân thì không thể lãnh đạo một tập thể dân chủ, tôn trọng sự tự do cá nhân. Lãnh đạo phải là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp, phải bắt nguồn từ hệ thống quản lý và làm việc khoa học, chuyên nghiệp và định hướng khách hàng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người, và phải phù hợp với điều kiện bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, ban lãnh đạo Xí nghiệp phải tiếp tục đi đầu trong việc thực hiện các tiêu chí văn hóa, phát ngôn dân chủ. Điều này Niags đã làm và cần phải tiếp tục làm tốt hơn, lãnh đạo công ty cần gần gũi hơn nữa với nhân viên của mình nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và dân chủ của nhân viên toàn Xí nghiệp. Những người lãnh đạo phải là những người biết lắng nghe ý kiến của người lao động, thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện trao đổi với nhân viên của mình. Từ đó lãnh đạo Xí nghiệp sẽ hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của họ để đưa ra những chính sách cũng như có những điều chỉnh hợp lý trong quy định chung, tránh sự cứng nhắc trong giải quyết công việc, gây nên sự chán nản và dẫn tới bỏ việc của nhân viên.