Nghĩa vụ của ngƣời bào chữa

Một phần của tài liệu Chế định người bảo chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam-lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 55 - 61)

Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật qui định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định NBTG, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị can, bị cáo. Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì NBC có trách nhiệm giao cho CQĐT, VKS, TA. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa NBC và CQTHTT phải được lập biên bản theo qui định tại Điều 95 BLTTHS (điểm a khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003):

NBC có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật qui định để tìm ra sự thật khách quan của vụ án giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời

49

đƣợc bào chữa. Đây là nghĩa vụ đƣơng nhiên và cũng là chức năng của bào chữa. Sử dụng mọi biện pháp ở đây không có nghĩa là sử dụng cả những biện pháp không hợp pháp để bào chữa cho thân chủ của mình nhƣ: cố tình xui bị cáo giả vờ ốm để hoãn phiên tòa dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài, viện lý do bận việc không tham gia phiên tòa để HĐXX hoãn phiên tòa, hoặc lợi dụng sự quen biết với ngƣời THTT để “chạy án” giúp ngƣời đƣợc bào chữa,…NBC không đƣợc buộc tội hoặc làm tăng nặng TNHS đối với ngƣời đƣợc bào chữa kể cả trong trƣờng hợp hành vi phạm tội của đối tƣợng bào chữa đã rõ ràng thì cũng cần phân tích giúp họ thành khẩn khai báo để nhận đƣợc sự khoan hồng của pháp luật, nếu họ không đồng ý thì NBC có quyền từ chối nhƣng không đƣợc phép buộc tội thân chủ trƣớc CQTHTT. Nếu nhƣ vậy là hoàn toàn trái với chức năng bào chữa và đạo đức nghề nghiệp. Qui định này nhằm hạn chế tình trạng NBC không có trách nhiệm với công việc bào chữa cho thân chủ của mình, đặc biệt trong trƣờng hợp NBC tham gia theo yêu cầu của CQTHTT. Trên thực tế, chính tâm lý của NBC nhận thức sự tham gia của họ là hình thức nên họ không tích cực, chủ động trong việc sử dụng mọi biện pháp do pháp luật qui định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định thân chủ vô tội, những tình tiết giảm nhẹ TNHS của thân chủ họ.

Giúp NBTG, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ (điểm b khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003):

Thông thƣờng, NBTG, bị can, bị cáo khi bị “vƣớng vào vòng tố tụng” với tâm lý không ổn định, mặt khác trình độ nhận thức, kiến thức pháp lý của họ bị hạn chế nên sự trợ giúp về mặt pháp lý đối với họ là vô cùng cần thiết. Ví dụ: NBC có thể giải thích về quyền và nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bào chữa, của cơ quan, ngƣời THTT, về việc thành khẩn khai báo để nhận đƣợc sự khoan hồng của pháp luật, động viên đối tƣợng bào chữa tự nguyện sữa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả để đƣợc hƣởng tình tiết giảm nhẹ TNHS,…

50

Không được từ chối bào chữa cho NBTG, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận nếu không có lý do chính đáng (điểm c khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003):

Đây là một qui định quan trọng xuất phát từ vai trò của NBC trong TTHS. Trƣờng hợp NBC đã nhận bào chữa khi đƣợc NBTG, bị can, bị cáo mời hoặc đƣợc CQTHTT yêu cầu thì NBC không đƣợc từ chối bào chữa nếu không có lý do chính đáng. Bởi đó không chỉ vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của pháp luật TTHS mà còn vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp, đồng thời gây khó khăn cho quá trình tố tụng, ảnh hƣởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc bào chữa. NBC là chỗ dựa tin cậy về mặt pháp lý cho ngƣời đƣợc bào chữa, nếu NBC từ chối bào chữa sẽ gây tâm lý hoang mang cho ngƣời đƣợc bào chữa. Trong trƣờng hợp NBTG, bị can, bị cáo mời NBC nếu NBC từ chối bào chữa không có lý do chính đáng sẽ là hành vi đơn phƣơng hủy bỏ hợp đồng. Do đó, pháp luật qui định chỉ khi có lý do chính đáng NBC mới đƣợc từ chối việc bào chữa, chẳng hạn nhƣ các trƣờng hợp qui định tại khoản 2 Điều 56 BLTTHS năm 2003: “Người đã THTT trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang THTT trong vụ án đó; Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch”[43, khoản 2 Điều 56].

Bên cạnh các nghĩa vụ của NBC nêu trên, BLTTHS năm 2003 còn có những qui định mới về nghĩa vụ của NBC so với BLTTHS năm 1988 nhƣ:

Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật (điểm d khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003):

Khi tham gia tố tụng, NBC cần thực hiện song hành hai nhiệm vụ: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời đƣợc bào chữa và bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật. Hai nhiệm vụ này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, quyền và

51

lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc bào chữa muốn đƣợc đảm bảo thì NBC cần tôn trọng sự thật và tôn trọng pháp luật, ngƣợc lại, muốn pháp luật đƣợc tôn trọng, bảo vệ thì NBC phải thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời đƣợc bào chữa trên cơ sở các qui định pháp luật. Nếu NBC chỉ chú ý đến việc bảo vệ quyền và lợi ích cho ngƣời đƣợc bào chữa thì dễ dẫn tới sai lầm, rơi vào ngụy biện, bóp méo sự thật hoặc nếu chỉ chú ý đến bảo vệ pháp luật sẽ có thể trở thành ngƣời buộc tội thân chủ của mình.

Trong trƣờng hợp NBTG, bị can, bị cáo cố tình không nhận tội thì NBC cũng không đƣợc đề nghị CQTHTT buộc tội đối tƣợng bào chữa, nếu làm ngƣợc lại là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và NBC cũng không đƣợc từ chối bào chữa nếu không có lý do chính đáng. Trong trƣờng hợp này, NBC cần thuyết phục thân chủ khai đúng sự thật và phải tìm ra những căn cứ, lý lẽ nhằm giảm nhẹ TNHS cho họ. Hoặc có trƣờng hợp đối tƣợng bào chữa không có tội nhƣng lại nhận tội thay ngƣời khác hoặc do nhận thức hạn chế nên nghĩ mình đã phạm tội,... Trƣờng hợp này, NBC không thể đồng nhất quan điểm với họ mà phải đƣa ra chứng cứ để bác bỏ lời nhận tội nhằm chứng minh sự vô tội cho họ. Trong trƣờng hợp họ có tội và đã nhận tội thì NBC có nghĩa vụ tìm ra những tình tiết giảm nhẹ TNHS cho họ vì mặc dù họ nhận tội và có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của họ nhƣng đó không phải là căn cứ để CQTHTT ra phán quyết đối với họ và đảm bảo rằng không có những sai sót trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, cần thiết phải có sự tham gia của NBC để giúp tìm ra những tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ tội cho đối tƣợng bào chữa.

Để thực hiện tốt chức năng gỡ tội, NBC phải sử dụng mọi biện pháp tìm ra chứng cứ, lý lẽ bảo vệ cho thân chủ. Điều đó không đồng nghĩa với việc NBC có quyền làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án nhằm đạt đƣợc mục đích của mình bằng mọi cách mà cần phải tôn trọng sự thật và tôn trọng pháp luật, tức là chỉ thực hiện chức năng bào chữa trên cơ sở những gì tồn tại

52

khách quan theo qui định của pháp luật. Hành vi mua chuộc, cƣỡng ép hoặc xúi giục ngƣời khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật là những hành vi trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp. Đối với ngƣời đƣợc bào chữa thƣờng tin cậy vào sự giúp đỡ của NBC, coi NBC là chỗ dựa tin cậy, vững chắc về mặt pháp luật nên họ dễ chịu sự tác động từ NBC, dễ bị NBC xúi giục để họ khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. Do đó, pháp luật TTHS qui định nghĩa vụ này đối với NBC nhằm tránh tình trạng NBC không tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, vi phạm pháp luật, có hành vi mua chuộc, cƣỡng ép hoặc xúi giục ngƣời đƣợc bào chữa khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án (điểm đ khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003):

Quy định này nhằm ràng buộc sự tham gia của NBC trong các hoạt động tố tụng tại TA để họ thực hiện nhiệm vụ bào chữa, đảm bảo sự theo dõi, giám sát của NBC trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Mọi sự chuẩn bị của NBC ở các giai đoạn trƣớc đó đều nhằm bào chữa cho bị cáo trƣớc phiên tòa. Nếu NBC vắng mặt thì ý nghĩa của việc bào chữa không còn. Quy định này cũng đƣợc thể hiện tại Điều 190 BLTTHS năm 2003: “NBC có nghĩa vụ tham gia phiên tòa…Nếu NBC vắng mặt thì TA vẫn mở phiên tòa xét xử. Trong trường hợp bắt buộc phải có NBC theo qui định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà NBC vắng mặt thì HĐXX phải hoãn phiên tòa”[43, Điều 190]. Tại phiên tòa, nếu NBC không tham gia mà chỉ gửi bản luận cứ bào chữa thì hiệu quả bào chữa không cao, có thể gây thiệt thòi cho ngƣời đƣợc bào chữa, bởi thông qua việc xét hỏi, tranh luận công khai có thể xuất hiện thêm những tình tiết mới, nảy sinh nhiều tình huống có lợi cho bị cáo mà họ nhận bào chữa, nếu NBC không có mặt thì không thể trợ giúp cho bị cáo đƣợc kịp thời. Mặt khác, sự tham gia của NBC tại phiên tòa cũng phù hợp với tinh thần cải cách tƣ pháp và những

53

qui định khác của BLTTHS “khi nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa”[43, khoản 3 Điều 222].

Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân (điểm e khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003):

Tại Điều 124 BLTTHS năm 2003 cũng qui định: Trong trƣờng hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải báo trƣớc cho ngƣời tham gia tố tụng, ngƣời chứng kiến không đƣợc tiết lộ bí mật điều tra. Việc báo này phải đƣợc ghi vào biên bản. Điều tra viên, Kiểm sát viên, ngƣời tham gia tố tụng, ngƣời chứng kiến tiết lộ bí mật điều tra thì tùy từng trƣờng hợp phải chịu TNHS về các tội qui định tại Điều 263 (Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nƣớc), Điều 264 (Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nƣớc, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nƣớc), Điều 286 (Tội cố ý làm lộ bí mật công tác), Điều 287 (Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác, Điều 327 (Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự) và Điều 328 (Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự) của Bộ luật hình sự năm 1999.

Khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, NBC không đƣợc tiết lộ bí mật điều tra cho bất kỳ ai hoặc kể cả đối với thân chủ của mình. Chẳng hạn, đối với những tin báo, tố giác về tội phạm nếu tiết lộ thì việc điều tra tội phạm gặp nhiều khó khăn, ngƣời phạm tội bỏ trốn, sự an toàn của ngƣời cung cấp tin báo, tố giác về tội phạm không đƣợc đảm bảo; đối với những quyết định tố tụng nhƣ: kê biên tài sản, khám xét, thu giữ vật chứng,… nếu bị tiết lộ trƣớc thời điểm thực hiện quyết định tố tụng, có thể dẫn đến việc tẩu tán tài sản, xóa dấu vết, tiêu hủy vật chứng,…

Mục đích ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án của NBC là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ngƣời đƣợc bào chữa nhƣng không

54

vì thế mà NBC sử dụng những tài liệu đã ghi chép, sao chụp đƣợc vào mục đích xâm phạm lợi ích của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Một phần của tài liệu Chế định người bảo chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam-lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 55 - 61)