Giải pháp cụ thể.

Một phần của tài liệu Xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Hà Nội hiện nay) (Trang 68 - 80)

2.3.2.1. Về phía các cấp, cơ quan, ban ngành: Cần làm tốt công tác phối hợp trong việc thực hiện các chính sách và giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân.

Cần phải có sự phối hợp đồng bộ trong quá trình chỉ đạo và giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai, tránh để nảy sinh xung đột cũng như giải quyết những vấn đề khi có xung đột xảy ra trên địa bàn. Cần quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp, vùng nguyên liệu, phát triển các ngành nghề trong một tổng thể thống nhất, tránh tình trạng quy hoạch treo. Giao cho chính quyền địa phương đứng ra làm chủ đầu tư thực hiện thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, đường điện, hệ thống xử lý nước thải… sau mới kêu gọi đầu tư tránh tình trạng để các doanh nghiệp tự xây dựng không thống nhất dẫn tới mạnh ai nấy làm gây ra tình trạng mâu thuẫn khiếu kiện phức tạp khi triển khai dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tổ chức nghiêm túc thẩm định kỹ tư cách pháp nhân, ngành nghề kinh doanh, năng lực tài chính của các doanh nghiệp trước khi cấp giấy phép đầu tư, tránh tình trạng các doanh nghiệp được cấp phép xong không đủ năng lực tài chính để xây dựng cơ sở sản xuất dẫn tới nhượng quyền sử dụng đất mà thực chất là bán đất bất hợp pháp gây bất bình trong nhân dân.

Quan tâm đến các lợi ích chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề thiết thực liên quan đến lợi ích của nhân dân trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo việc làm mới để từ đó tham mưu cho cấp trên hoàn chỉnh phương án bồi thường, đảm bảo sự công bằng và những lợi ích hợp pháp của người dân.

Coi trọng nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; nơi nào có khiếu nại tố cáo thì người đứng đầu phụ trách nơi đó phải có trách nhiệm tiếp dân, nhận đơn và giải quyết theo thẩm quyền. Những trường hợp đã có quyết định giải quyết cuối cùng mà vẫn còn khiếu nại, tố cáo thì thực hiện đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh thanh tra; đồng thời giải thích cho nhân dân và chuyển hồ sơ sang tòa hành chính để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Để giảm bớt những mâu xung đột, lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan ban ngành phải thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ với phương châm “phòng ngừa từ xa”, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai sót, khuyết điểm từ cơ sở, hạn chế phát sinh tiêu cực, tham nhũng, khiếu tố.

Việc phân công phân cấp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo phải dựa trên cơ sở quy định của Luật khiếu nại tố cáo, với nguyên tắc là: Việc xảy ra ở địa phương phải được giải quyết tại địa phương, theo đúng thẩm quyền. Khi giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo cần phải cân nhắc kỹ từng trường hợp cụ thể, vận dụng hợp lý các quy định của pháp luật để giải quyết tại chỗ những vướng mắc mới phát sinh từ thực tiễn, đảm bảo hài hoà giữa 3 lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư để tạo ra sự đồng thuận. Trong đó đặc biệt coi trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân bị thu hồi đất. Đồng thời căn cứ tình hình thực tiễn, những vấn đề mới phát sinh, những vướng mắc và phương hướng, kinh nghiệm giải quyết của địa phương để tham mưu cho cấp trên kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách quản lý đất đai nhằm khắc phục những thiếu sót bất hợp lý. Phải coi trọng công tác hoà giải,

vận động thuyết phục người dân, quan tâm chia sẻ, cảm thông với những khó khăn của người dân, đặc biệt là những hộ dân trong diện tái định cư, không để khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, xung đột xã hội phát sinh trên địa bàn. Phải duy trì được vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng từ tỉnh, thành, huyện đến xã, không để vô hiệu hóa, không để quần chúng cho rằng chỉ có cấp trên hoặc trung ương mới giải quyết được.

Phát huy vai trò mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, nhất là Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên các cấp để giải quyết tại cơ sở các vụ việc mâu thuẫn xung đột. Những vụ việc khiếu nại tố cáo cán bộ đảng viên vi phạm tiêu cực tham nhũng do Thanh tra kiểm tra và các tổ chức Đảng, chính quyền tham mưu đề xuất kế hoạch kế hoạch giải quyết. Vụ việc tranh chấp đất đai, địa giới hành chính do cơ quan địa chính làm tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền kế hoạch, giải pháp giải quyết, các ngành có liên quan phối hợp. Đối với vụ việc về đền bù giải phóng mặt bằng, trước hết chỉ đạo rà soát các bước kê khai, áp giá đền bù… phát hiện những sai sót để có biện pháp khắc phục ngay và tập trung làm tốt công tác vận động quần chúng. Việc cưỡng chế chỉ tiến hành sau khi đã làm đầy đủ công tác tuyên truyền, thông báo, xử lý vi phạm hành chính theo đúng vi phạm của pháp luật.

2.3.2.2. Về phía chính quyền địa phương: Luôn công khai, dân chủ, đảm bảo tính công bằng, chống tham nhũng; trên cơ sở thực tế kịp thời định hướng cho người dân phát triển kinh tế tại địa phương.

Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, nhất là ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, đủ sức thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Giải quyết tốt những vấn đề mâu thuẫn nội bộ, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, đề cao nguyên tắc phê bình và tự phê

bình, tập trung dân chủ; tăng cường kiểm tra của cấp ủy, chính quyền cấp trên; tổ chức thực hiện nghiêm những điều cấm đảng viên không được làm.

Cần giải quyết kịp thời những kiến nghị của nhân dân, tránh tình trạng đơn thư khiếu kiện không được giải quyết dứt điểm gây bất bình trong nhân dân; phải hết sức tránh lãng phí tiền bạc và công sức của nhân dân; kiên quyết xử lý những đối tượng tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm giàu bất chính từ những đóng góp của người dân. Đồng thời thực hiện tốt các vấn đề công bằng xã hội ở nông thôn trong thực hiện nghĩa vụ và thụ hưởng quyền lợi.

Nâng cao năng lực hoạt động, quản lý, điều hành của chính quyền cấp xã; gắn bó mật thiết với nhân dân, phát huy vai trò giám sát của nhân dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã, phản ánh kịp thời nguyện vọng của nhân dân. Đặc biệt trong việc giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai cần phải có những thông báo công khai, tổ chức họp dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân cho đảm bảo tính dân chủ và đồng thuận.

Xây dựng các tổ chức đoàn thể nhân dân, phát huy vai trò tập hợp, vận động quần chúng tích cực tham gia các phong trào của địa phương, của các tổ chức đoàn thể. Các tổ chức đoàn thể nhân dân phải là nơi sinh hoạt văn hoá chính trị bổ ích, là nơi tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng , Nhà nước và quy định của địa phương, đồng thời các tổ chức đoàn thể nhân dân phải giữ vai trò nòng cốt trong phản biện xã hội, kịp thời đề xuất những thắc mắc, kiến nghị của nhân dân đến với chính quyền và các cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo động lực cho sự ổn định và phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của

địa phương; tạo điều kiện cho nhân dân tham gia nhiều hơn vào đời sống chính trị, các hoạt động văn hóa xã hội… đây chính là những vấn đề mấu chốt để giải quyết những yếu tố nội sinh, nguyên nhân và điều kiện không phát sinh xung đột trong nội bộ nhân dân, hạn chế điểm nóng xảy ra trên địa bàn.

Chính quyền địa phương cần có những biện pháp tạo thêm nhiều nghệ mới phù hợp (về nhu cầu thị trường, khả năng, điều kiện của người dân) cho người dân ở nhưng nơi bị thu hồi đất. Công tác đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động. Điều mà hiện nay ngân sách thường mắc phải là cấp phát dàn trải đều cho địa phương theo hệ thống ngành dọc, trong lúc nơi có nhu cầu đào tạo nhiều như khu vực người dân bị thu hồi đất lại không được ưu tiên gì về chính sách đào tạo. Ngoài ra, trong đào tạo phải tuỳ từng loại nghề mà có thời gian đào tạo, kinh tế hỗ trợ một cách hợp lý. Trong quá trình đào tạo cũng nên giao cho các tổ chức có chuyên môn sâu để những người đào tạo khi ra trường có thể đáp ứng ngay cho thị trường lao động. Cần có sự ràng buộc và gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với những khu công nghiệp tập trung đóng tại địa bàn trong đào tạo và tuyển dụng nghề tại địa phương.

Đối với những người không làm tại các khu công nghiệp mà sản xuất các sản phẩm mới mà trước đây chưa bao giờ làm thì một mặt vừa dạy nghề cho họ, mặt khác vừa hướng dẫn cả kiến thức thị trường, giúp đỡ họ trong việc giải quyết đầu vào, đầu ra, tiêu bao sản phẩm, có như vậy người dân mới yên tâm phát triển sản xuất.

Cần có phương pháp sử dụng diện tích đất sau thu hồi một cách có hiệu quả; khuyến khích người dân trồng các loại cây, nuôi các loại con có nhu cầu trên thị trường nhưng không cần nhiều đất vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng các trung tâm thương mại, khu chợ, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho người dân và công nhân tại các khu công nghiệp. Việc phát triển các loại hình này vừa không đòi hỏi

đào tạo công phu, vừa huy động được một lực lượng lớn lao động với các độ tuổi phong phú và có thu nhập ổn định.

2.3..2.3. Về phía các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn: Thực hiện tốt các cam kết khi xây dựng và triển khai khu công nghiệp liên quan đến nông dân.

Các doanh nghiệp cần phải khẳng định tư cách pháp nhân, ngành nghề kinh doanh, năng lực tài chính của mình, cam kết không nhượng quyền sử dụng đất mà thực chất là bán đất bất hợp pháp gây bất bình trong nhân dân. Đồng thời phải thực hiện đúng các cam kết trong qúa trình đầu tư, xây dựng và đưa doanh nghiệp vào hoạt động.

Các doanh nghiệp phải có cam kết đóng góp nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương và đem lại nguồn lợi kinh tế cho xã hội.

Đối với các doanh nghiệp cần sử dụng lao động phổ thông thì cần có chính sách ưu tiên phát triển, đào tạo nghề, tuyển dụng nhân công tại địa phương. Tránh để tình trạng nhân dân mất đất rơi vào tình trạng thất nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở, khu vui chơi, sinh thái… cần có chính sách tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia các hoạt động kinh doanh đồng thời tích cực bảo vệ môi trường, ổn định tình hình dân cư không để xẩy ra mâu thuẫn phức tạp.

Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng cần phải có những cam kết nhằm đảm bảo môi trường sống không ô nhiễm do khí thải công nghiệp, đảm bảo giao thông và các điều kiện sinh hoạt khác của người dân ở địa phương không bị ảnh hưởng.

KẾT LUẬN

Xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) và Hà Nội mới là một vấn đề nóng bỏng luôn cần được quan tâm giải quyết kịp thời. Những xung đột xã hội xảy ra ở Hà Tây cũng như các địa phương trên cả nước tuy không mới nhưng ít được nghiên cứu và nhìn nhận dưới góc độ xung đột, phần lớn các xung đột chỉ được phát hiện và giải quyết khi nó đã phát triển thành điểm nóng. Dó đó, việc nghiên cứu đề tài xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai ở Hà Tây nhằm mục đích nghiên cứu, nhận diện xung đột xã hội ngay từ khi bắt đầu để giải quyết kịp thời không để phát sinh điểm nóng trên địa bàn Hà Tây cũ nói riêng và các tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung.

Do đề tài được phát triển và nghiên cứu trên một khía cạnh khá mới mẻ, mặt khác khi đề tài được hoàn thiện thì Hà Tây đã sáp nhập với Hà Nội nên việc nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Xong do được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và của địa phương, sự giúp đỡ của Đảng uỷ, Ban giám đốc Công an tỉnh Hà Tây (cũ), Đảng uỷ, Ban Giám đốc CATP Hà Nội và các phòng chức năng, đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo, định hướng của giáo viên hướng dẫn, người nghiên cứu đề tài đã phần nào làm rõ những mục đích, nội dung cần nghiên cứu. Phân tích diễn biến và thực chất của xung đột xã hội và bài học kinh nghiệm xử lý xung đột xã hội trong việc giải quyết vấn đề đất đai ở tỉnh Hà Tây, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phòng ngừa, giải toả xung đột, không để phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn Hà Tây (cũ), Hà Nội (mới) cũng như các địa phương trên cả nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An ninh nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay: Nhà xuất bản CAND, 2000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Bộ Chính trị khóa VI (1998) Văn kiện Nghị quyết 10/CT-TW ngày 5/4/1988 “Về đổi mới quản lý nông nghiệp”.

3. Bộ Chính trị khóa VI (1998) Nghị quyết 06/NQ-TW ngày 10/11/1998 “Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”.

4. Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) (1998),Chỉ thị 08- CT/BNV ngày 18/4/1998 của Bộ trưởng Bộ nội vụ, Công tác công an góp phần đảm bảo An ninh nông thôn,

5. Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) (1998), Quyết định 205/1998-QĐ/BNV (A11) ngày 18/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành “Quy định về công tác công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn và quy trình công tác công an tham gia giải quyết “điểm nóng”.

6. Ban nội chính Trung ương Đảng 2000) Một số tình hình và giải pháp phòng ngừa giải quyết điểm nóng ở cơ sở nông thôn nước ta, NXB Chính trị quốc gia 2000

7. Trần Hồng Châu, (1999), Thử bàn về điểm nóng và các biện pháp hạn chế phát sinh điểm nóng”, tạp chí cộng sản tháng 4/1999.

8. Chỉ thị 763/TTg ngày 15/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ “Về phát huy dân chủ giải quyết khiếu nại, tố cáo có đông người tham gia, thu, quản lý và sử dụng đúng mục đích các khoản đóng góp của nông dân”

9. PGS, TS Đặng Ngọc Dinh, Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án "Giải quyết xung đột tại các vùng nông thôn đô thị hoá, sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự", VNmedia.vn ngày 26/9/2008.

10. Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin 2004

11. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

12. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 (Khóa VII) “Về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn”

13. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 (Khóa VIII), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997

Một phần của tài liệu Xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Hà Nội hiện nay) (Trang 68 - 80)