Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Hà Nội hiện nay) (Trang 57 - 60)

Từ thực tiễn công tác xử lý xung đột trong giải quyết đất đai ở Hà Tây thời gian qua có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu như sau:

Quá trình giải quyết xung đột về đất đai phải đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân cũng phải làm cho quần chúng thấy được trách nhiệm đối với lợi ích của Nhà nước, khi cần cũng phải hi sinh một phần quyền lợi của cá nhân. Mọi việc tranh chấp, khiếu kiện về đất đai đều phải tập trung giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở. Coi trọng công tác phòng ngừa xung đột ngay từ cơ sở, thường xuyên nắm bắt những diễn biến bất thường, nhạy cảm về đất đai, kịp thời đề ra những biện pháp thích hợp để tháo gỡ được những mâu thuẫn xung đột ngay từ đầu không để kéo dài gây bức xúc làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Giải quyết xung đột đất đai phải đảm bảo trung thực, khách quan, đúng chính sách pháp luật. Thường xuyên tham mưu cho các cấp, các ngành thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quan tâm hơn đến việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai để tạo lòng tin trong nhân dân. Thông qua những biện pháp vận động quần chúng nắm chắc những đặc điểm chung của địa bàn, tình hình hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tình hình hoạt động của các loại đối tượng chính trị, hình sự và tình hình nội bộ quần chúng nhân dân. Trong đó đi sâu tìm hiểu những thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đất đai ở địa phương, những yếu tố có thể phát sinh khiếu kiện, gây bất bình, mất lòng tin trong nhân dân, từ đó chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao quá trình giác ngộ về chính trị, hiểu biết về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cho quần chúng nhân dân.

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục chính sách pháp luật cho nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vận động nhân dân thực hiện tốt công tác hoà giải tạo sự đồng thuận, tránh gây xung đột về đất đai ngay từ cơ sở. Khuyến khích người dân góp ý kiến xây dựng chính quyền, nhất là trong việc giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của công dân. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban ngành trong giải quyết công việc phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng nhằm củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong viecẹ tham gia hoà giải tranh chấp, khiếu kiện về đất đai ngay từ cơ sở. Chú trọng tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả các đơn thư khiếu nại, tố cáo; làm rõ nguyên nhân, tính chất, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của từng vấn đề, vụ việc. Thành lập các tổ thanh tra, kiểm tra, làm rõ nội dung quần chúng khiếu nại, tố cáo với yêu cầu thận trọng; tránh tư tưởng làm qua loa, xoa dịu, hứa hẹn chung chung, đùn đẩy, né tránh, đơn thư lòng vòng hoặc có làm nhưng thiếu trung thực, khách quan, bảo vệ cán bộ một chiều, thiếu tôn trọng yêu cầu và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Tổ chức chu đáo, công khai việc công bố các quyết định và kết quả công tác thanh tra, kiểm tra cho các đầu đơn và quần chúng nhân dân trên tinh thần đối thoại thẳng thắn, cầu thị và lắng nghe ý kiến của nhân dân; luôn tôn trọng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, mềm dẻo với số thủ lĩnh, tránh gây căng thẳng nhưng vẫn giữ đúng nguyên tắc pháp luật. Trong thực tế có thể có những đòi hỏi của người dân vượt quá khả năng giải quyết của chính quyền và quy định của Nhà nước, nhưng với quan điểm tất cả vì nhân dân phục vụ, cấp chính quyền, ban ngành chức năng cần đi sâu tìm cách giải quyết trong chừng mực nhất định hoặc động viên nhân dân chờ đợi sự điều chỉnh chủ trương, chính sách của Nhà nước để củng cố lòng tin cho nhân dân.

Trong quá trình thực hiện chính sách đất đai, nhất là đối với vịêc thực hiện các dự án quy hoạch thu hồi đất của người dân cần công khai hoá bản đồ quy hoạch sử dụng đất, diện tích thu hồi, mục đích thu hồi; đồng thời bố trí nơi làm việc của cơ quan tiếp dân tại nơi thu hồi đất để tiện cho việc kê khai và giải đáp thắc mắc của người dân. Khi thu hồi đất phải có phương án bố trí đất ở và đất canh tác cho các hộ bị giải toả để họ sớm ổn định cuộc sống.

Việc thu hồi đất phải theo đúng quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bảo vệ tài sản của Nhà nước và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là về bồi thường, hỗ trợ giải toả, bố trí tái định canh, định cư. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện tốt chủ trương, chính sách thu hồi đất của Nhà nước.

Khi điểm nóng xảy ra, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ra các Nghị quyết chỉ đạo các ban, ngành, các cấp; trong đó xác định rõ sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trong quá trình giải quyết; xác định phạm vi, chức năng nhiệm vụ của từng cấp, ngành; xây dựng kế hoạch cụ thể, nêu rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, các giải pháp cơ bản, giải pháp tình thế và phân công, bố trí lực lượng, phương tiện, đảm bảo tốt chế độ thông tin báo cáo.

Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng; phân hoá cô lập, kiềm chế số chủ mưu, cầm đầu, manh động, quá khích không để chúng thực hiện ý đồ xấu, tìm cách tách số này ra khỏi quần chúng.

Nhìn thẳng vào sự thật, bên cạnh những ưu điểm trong công tác phòng ngừa, giải quyết điểm nóng ở Hà Tây còn bộc lộ một số nhược điểm sau:

Sự chỉ đạo của Tỉnh, huyện và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đối với việc giải quyết xung đột, khiếu kiện trong nhân dân còn chưa kiên quyết, phương pháp

còn lúng túng, tiến độ còn chậm, để vụ việc kéo dài, còn tình trạng đùn đẩy, đơn thư lòng vòng; thanh tra công bố chậm; công tác xử lý cán bộ còn thiếu kiên quyết; phương pháp khắc phục hậu quả còn thiếu tính khả thi, còn mang tính áp đặt, chưa gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể với tình hình phức tạp xẩy ra ở cơ sở.

Một số ngành chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, vai trò, chức năng của mình trong việc giải quyết điểm nóng cho nên có tư tưởng đứng ngoài cuộc, phần lớn phó mặc cho rằng đó là nhiệm vụ của công tác công an là chính.

Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh có lúc còn lúng túng trước diễn biến mới của tình hình phức tạp trong nội bộ quần chúng nhân dân. Do đó chưa kịp thời có các chủ trương, biện pháp sát hợp để tập trung giải quyết, ổn định tình hình tại các điểm nóng.

Một phần của tài liệu Xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Hà Nội hiện nay) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)