Xung đột lợi ích giữa nông dân với chính quyền Nhà nước trong việc thực thi những quy định, chế độ và chính sách về đất đai, đền bù giải phóng mặt

Một phần của tài liệu Xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Hà Nội hiện nay) (Trang 37 - 40)

thực thi những quy định, chế độ và chính sách về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng và chuyển đổi nghề..

Trong những năm gần đây, khi Nhà nước có chủ trương đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường thu hút đầu tư, Trên địa bàn tỉnh Hà Tây đã triển khai hàng loạt các dự án lớn, các công trình quan trọng của Nhà nước và địa phương dẫn đến một khối lượng lớn đất đai bị thu hồi. Thực tế có những dự án thu hồi đến hàng ngàn ha đất nông nghiệp như : dự án đường Láng – Hòa Lạc, làng văn hóa dân tộc Việt Nam, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu đô thị Nam An Khánh, Văn Phú, Dự án Tuần Châu II- Quốc Oai… Trong số đó, phần lớn là đất nông nghiệp màu mỡ, phục vụ sản xuất lúa 2 vụ, và 1 vụ hoa màu của nông dân. Việc thu hồi đất làm mất đi một phần tư liệu sản xuất của nhân dân địa phương. Do đó, tình hình xung đột về đất đai ở Hà Tây đang là một vấn đề nhức nhối, cần giải quyết.

Tại cụm công nghiệp An Khánh - Hoài Đức, trong quá trình giải phóng mặt bằng đa số các hộ nông dân cho rằng giá đền bù còn thấp, thêm vào đó, lại có sự chênh lệch rõ rệt về giá cả giữa các khu vực đền bù, giải toả nên người dân không đồng tình và yêu cầu chính quyền xem xét. Xong những sự việc nảy sinh không được giải quyết triệt để, nghiêm túc, bộc lộ nhiều sơ hở thiếu sót nên đã gây ra sự bất bình trong quần chúng. Đến năm 2004 vụ việc đã lan rộng thành điểm nóng.

Một thực tế đáng tiếc là không ít các dự án mang danh nghĩa "lợi ích quốc gia" hoặc "lợi ích địa phương" nhưng khi triển khai chúng lại làm cho người dân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột. Qua điều tra dư luận xã hội, đa phần người dân cho rằng giá đền bù đất và hoa lợi trên đất thấp; việc bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất chưa tương xứng và chậm trễ; thiếu việc làm, không chuyển đổi được nghề, thu nhập giảm…

Chính sách đền bù đất thu hồi phục vụ đô thị hóa, xây dựng khu công nghiệp chưa bám sát giá thị trường như Luật Đất đai quy định mà thông thường chỉ bằng 20- 30% giá thị trường. Ngay tại Luật Đất đai cũng quy định khung giá đất quá thấp so với thị trường, vừa có khoảng cách dao động quá lớn giữa giá sàn và giá trần (từ 4 - 90 ngàn đồng/m2 đất đồng bằng trồng cây hàng năm, 5 - 105 ngàn đồng/m2 đất đồng bằng trồng cây lâu năm, khung giá đất ở là 10 - 1.250 ngàn đồng/m2). Khi vận dụng Luật để xây dựng chính sách về khung giá đất đền bù cho nhân dân các dự án công nghiệp và công ích lại thường lấy chuẩn gần với giá sàn đã gây nên sự bất bình trong nhân dân. sự bức xúc, sự bất bình của người dân bị thu hồi đất còn do họ không được thụ hưởng (chia sẻ) mức chênh lệch giữa giá đền bù đất nông nghiệp với giá cơ hội tăng lên tới hàng chục, hàng trăm lần khi mặt bằng đất đó được chuyển mục đích sử dụng, từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Ví như ở việc giải phóng mặt bằng xây dựng bến xe Hà Đông mới là một dẫn chứng điển hình… Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng, khu đất đó thuộc diện tích đất nông nghiệp. Khi giải phóng mặt bằng, Nhà nước đã áp dung mức giá đền bù đất nông nghiệp theo Luật đất đai với diện tích đất bị thu hồi. Trong khi đó, diện tích đất còn lại xung quanh khu vực đất giải phòng mặt bằng được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì giá trị đất được chuyển đổi cao hơn gấp nhiều lần đã gây lên một làn sóng xung đột trong xã hội.

Việc bố trí tái định cư, giải quyết việc làm cho người lao động sau khi bị thu hồi đất đang là một vấn đề phức tạp. Mặc dù khi thu hồi đất, Tỉnh đã có chính sách đền bù cho người dân có đất bị mất, trong đó bao gồm cả kinh phí chuyển đổi sang nghề mới. Sau một vài năm phát triển kinh tế, bên cạnh thành tích đã đạt được là có một cơ cấu kinh tế thay đổi (tỉ trọng công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp và dịch vụ tăng nhanh trong GDP) thì người dân đang phải đối mặt với những vấn đề không chỉ sát sườn, hàng ngày của người dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định chính trị, trật tự xã hội của địa phương. Đó là giải quyết công ăn việc làm và bảo đảm thu nhập cho người dân bị mất đất. Một thực tế là chưa có vụ khiếu nại, tố cáo, xung đột xã hội nào mà nguyên nhân chính từ thiếu việc làm, mặt khác người nông dân cũng không thể đình công theo kiểu của công nhân. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài không kịp thời giải quyết thì sẽ dẫn đến tình trạng tái nghèo trong xã hội, làm gia tăng tệ nạn xã hội, đi ngược với mục đích phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đến một giai đoạn nào đó xung đột xã hội tất yếu sẽ bùng phát.

Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã rất chú ý đến việc xây dựng mới hệ thống chính sách về quản lý kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn chưa thực sự đồng bộ và còn nhiều kẽ hở trong quản lý. Thêm vào đó là thủ tục hành chính tuy có cải cách nhưng chưa triệt để, còn rườm rà, nhiều khâu trung gian nên tạo điều kiện sinh sôi cách làm việc quan liêu, tệ tham ô, tham nhũng. Ruộng đất là vấn đề thiết thân nhất đối với nông dân, nhưng chính sách về ruộng đất còn nhiều sơ hở để cán bộ chiếm dụng. Việc giải quyết đền bù đất đai, giải tòa mặt bằng thiếu nhất quán, phần thiệt thòi thường thuộc về nhân dân, vấn đề y tế, giáo dục, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều bất cập… Để giải quyết những xung đột, không thể một lúc hoàn thiện đầy đủ hệ thống pháp luật của Nhà nước. Vì vậy đòi hỏi các ngành, đoàn thể ở địa phương phải nắm bắt tình hình, giải thích

rõ các chủ trương, chính sách và lợi ích của việc thực hiện các chủ trương, chính sách và lợi ích của việc thực hiện các chủ trương của Nhà nước ở địa phương cho nhân dân hiểu. Nghiên cứu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho nhân dân địa phương. Đồng thời phải công khai, minh bạch các khoản thu chi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; có quy định tiền công thưởng rõ ràng cho những cán bộ, nhân dân tham gia xây dựng các dự án, công trình để đảm bảo không có cán bộ phải “ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng” cũng không có người lợi dụng công quỹ để tham ô, tham nhũng, tư lợi cá nhân.

Mâu thuẫn, xung đột giữa một bộ phận nhân dân bị thu hồi đất để xây dựng các dự án, công trình của Nhà nước với các cấp chính quyền thực chất là mâu thuẫn trong nội bộ, hay nói cách khác, đó là những đòi hỏi chính đáng của nhân dân về công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội. Yêu cầu đó không được giải quyết sẽ tích tụ lại và bùng phát thành điểm nóng. Khi Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách, giải pháp đáp ứng yêu cầu ấy thì xung đột về đất đai sẽ được hạn chế và thúc đẩy xã hội phát triển.

Một phần của tài liệu Xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Hà Nội hiện nay) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)