Giải pháp chung.

Một phần của tài liệu Xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Hà Nội hiện nay) (Trang 60 - 68)

2.3.1.1. Nhà nước cần hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng cho thỏa đáng, phù hợp với giá cả thị trường. Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Cần có những hoàn thiện về chính sách và thể chế, từ việc xem xét một cách cơ bản những khía cạnh liên quan đến “quyền sở hữu” đất đai theo hướng tạo thuận lợi cho công cuộc phát triển bền vững nông thôn, đến việc xây dựng một cơ chế cụ thể khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và người dân trong việc ra quyết định của các cơ quan lập chính sách về đất đai và môi trường theo hướng hài hòa lợi ích giữa Nhà nước (xã hội), doanh nghiệp (nhà đầu tư) và người dân, đặc biệt là những nông dân bị thiệt thòi.

Cần có chính sách để người dân bị thu hồi đất được thụ hưởng mức chênh lệch do “giá cơ hội” đem lại, mà hầu như đến nay chỉ dành cho doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư. Xem xét chỉnh sửa một loạt các mức hỗ trợ về: tái định cư; tìm kiếm việc làm, chuyển đổi ngành nghề, để cuộc sống nông thôn ổn định và phát triển; đồng thời xây dựng một cơ chế cụ thể khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và người dân trong việc ra các quyết định của các cơ quan lập chính sách đất đai và môi trường, đặc biệt là các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế, môi trường, sức khoẻ của cộng đồng địa phương.

Cần phải thay đổi, bổ sung kịp thời những quy định trong luật đất đai cho phù hợp vời thực tế. Đặc biệt là những quy định về “Quyền sở hữu đất” trong Luật Đất đai hiện nay đang gây những khó khăn, bất lợi cho người nông dân về quyền tự chủ và tạo lập sinh kế bền vững.

Về vấn đề sửa đổi Luật đất đai: Trong 6 tháng đầu năm 2008, Bộ Tài nguyên và môi trường đã tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Luật đất đai năm 2003 tại Hà Nội (12/3) và Thành phố Hồ Chí Minh (5/5). Trong đó đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng. Hội thảo diễn ra tại Hà Nội đã có nhiều ý kiến tập trung cho rằng: Hiện nay, giá của các loại đất nhà nước thu hồi để làm các mục đích công cộng như đường xá, bệnh viện, trường học... cũng không gây ra nhiều bức xúc, mà chủ yếu "nóng" ở việc lấy đất để làm đô thị. Hơn nữa những khiếu kiện của người dân chủ yếu có mấy đối tượng: Một là chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất đô thị, nhưng chênh lệch địa tô quá lớn. Thứ hai là nằm ở những dự án mà quá trình đền bù mất quá nhiều thời gian, trong khi giá đất liên tục thay đổi. Thứ ba là ở một số dự án giá đền bù cho dân còn thấp, do ngân sách nhà nước không đủ để làm. Tất cả những vấn đề đó tới đây cũng phải có sự điều chỉnh. Vì vậy, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cho hay: Cơ sở để xác định giá từng loại đất tới đây sẽ được tổ chức theo hệ thống thống nhất, từ Bộ Tài nguyên và môi trường cho

đến các sở Tài nguyên và môi trường. Cách tính giá ở những miếng đất giáp ranh giữa vùng đô thị và nông thôn, giữa tỉnh này với tỉnh kia, kể cả ngay trong cấp huyện cũng có xác định giáp ranh xã này với xã kia... tới đây cũng phải tính toán như thế nào cho công bằng. Mặt khác, việc xác định giá đất giá đất sẽ tính ở giá trị đang sử dụng chứ không tính giá trị tới đây sẽ sử dụng như thế nào để làm căn cứ xây dựng mức giá. Nếu như trước đây phải đền bù cho dân khoảng 200 nghìn/m2 nhưng sau khi xây dựng đô thị giá tăng gấp hàng trăm lần, "bàn tay" của Nhà nước lúc này sẽ phải làm thế nào để điều chỉnh chênh lệch địa tô này ngay lập tức.

Một vấn đề lớn cũng được Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đề cập đến đó là, cần phải nghiên cứu sửa đổi mục đích, chức năng hoạt động của các tổ chức phát triển quỹ đất. Bộ trưởng cho rằng "Hệ thống này cần phải phát triển xuống tận cấp huyện để làm sao để trung tâm này phải đứng lên để giải quyết vấn đề giá đền bù để không có sự chênh lệch địa tô quá lớn. Tổ chức này sau này còn phải thực hiện luôn cả nhiệm vụ tạo công ăn việc làm và tổ chức tái định cư. Đồng thời tới đây chấm dứt tình trạng doanh nghiệp (chủ đầu tư) thoả thuận đền bù với dân".

Hội thảo diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi xác định: “Nếu vì quyền lợi của người dân, doanh nghiệp và địa phương cũng nên chịu thiệt một chút. Và nội dung sửa đổi Luật dựa trên tinh thần này”. Ông nói vì người dân đã chịu thiệt rất nhiều trong quá trình thu hồi mà không đo đếm hết.

Ở cả 2 Hội thảo đều nhấn mạnh đến 8 điểm cần phải sửa đổi trong Luật Đất đai năm 2003 gồm: Vấn đề về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính về đất đai, giá đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; thời hạn sử dụng đất; quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa, lên sàn giao dịch chứng khoán; thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất; quản lý và phát triển thị trường bất động

sản. Trong đó tập trung vào hai vấn đề trong tâm là “Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất” và “Tài chính đất đai”, mà chủ yếu là giá đất và bồi thường giải phóng mặt bằng.

Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đưa ra nhiệm vụ và giải pháp đến 2020. Đó là “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế chính sách để huy động cáo các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân” (19- Tr ). Trong đó nhấn mạnh cần sửa đổi Luật đất đai theo hướng: Tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có hiệu quả; giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử dụng đất; thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai; công nhận quyền sử dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh. Ban hành chính sách định giá bảo đảm hài hoà quyền lợi của người sử dụng đất, của nhà đầu tư và của Nhà nước trong quá trình giải toả, thu hồi đất. Có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty, vào các dự án đầu tư, kinh doanh khi có đất bị thu hồi. Có chính sách giải quyết tốt vấn đề đất ở, việc làm cho người bị thu hồi đất; có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắc đất trồng lúa.

Mới đây nhất, ngày 13/8/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2009; Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Nộ Tài nguyên môi trường, thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 69/2009/NĐ- CP. Những nội dung được quy định trong 41 điều của Nghị định bước đầu đã giải quyết được những vấn đề còn tồn tại và gây bức xúc trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên cũng cần phải sớm triển khai chỉ đạo việc áp dụng một cách có hiệu quả Nghị định

69/2009/NĐ- CP của Chính phủ đến từng địa phương trong cả nước để đảm bảo tính thống nhất, công bằng và dân chủ.

Như vậy có thể thấy vấn đề thay đổi chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng cho thỏa đáng, phù hợp với giá cả thị trường. Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Hi vọng việc áp dụng một cách có hiệu quả các chính sách về Luật đất đai sẽ sớm được triển khai và tạo được sự đồng thuận trong xã hội về vấn đề đất đai.

2.3.1.2. Củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến việc tăng cường, củng cố và phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể là Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 10/11/1998 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã nhấn mạnh “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt quan tâm củng cố các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch và vững mạnh, coi đây là nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn” (11- Tr51). Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đã nhấn mạnh việc nâng cao năng lực, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng và đảng viên; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của cấp ủy chính quyền, đoàn thể. Nghị quyết số 15/NQ- TW, ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn cũng chỉ rõ: “Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh” (11- trang 95). Nghị quyết Hội nghị lần thứ V- Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ “Các cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đối với đảng viên và toàn xã hội. Đặc biệt quan tâm xây

dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ đảng viên và củng cố các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, coi đây là nhân tố quan trọng đảm bảo thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn” (16 – trang 109). Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy khoá X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” cũng đã đề cập đến vấn đề cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân. Trong đó Hội nghị cũng chỉ ra một trong những nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện tới năm 2010 là tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương VI (Khoá X) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên trên địa bàn nông thôn, củng cố bộ máy quản lý Nhà nước về nông nghiệp.

Cần tăng cường công tác xây dựng, củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền đi đôi với công tác cải cách hành chính nhằm xây dựng một đội ngũ lãnh đạo Đảng, chính quyền cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu lực quản lý của chính quyền; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực đi đôi với việc tăng cường giáo dục nhân dân tuân thủ pháp luật, chủ động khắc phục những sơ hở, thiếu sót, không để các phần tử bất mãn, thoái hóa, biến chất gây mất trật tự, làm nảy sinh mâu thuẫn, xung đột.

Cần xây dựng một cơ chế cụ thể khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và người dân trong việc ra các quyết định của các cơ quan lập chính sách đất đai và môi trường, đặc biệt là các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế, môi trường, sức khỏe và cộng đồng địa phương. Tổ chức xã hội giữ một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết xung đột nông thôn, nhưng năng lực và nghị lực của những người tham gia các tổ chức xã hội có đáp ứng được yêu cầu này không? Khi mà thực tế hầu hết những người tham gia tổ chức xã hội như Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ… đa phần là những người về hưu, hưởng ngân sách của

Nhà nước, chính vì vậy mà ở nhiều nơi tổ chức xã hội dân sự không dám lên tiếng bảo vệ quyền lợi của nông dân.

Quan tâm đến chiến lược đào tạo, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cơ sở; bố trí lại đội ngũ cán bộ cơ sở một cách đồng bộ, toàn diện theo hướng vừa đáp ứng tính tự quản của người dân vừa đảm bảo đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có kiến thức, văn hóa, có trình độ chuyên môn đủ sức đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước ở cơ sở.

Tiến hành rà soát, phân loại, đánh giá chính xác các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể; trên cơ sở đó có chủ trương, biện pháp củng cố đối với từng loại cơ sở, nhất là những nơi vừa giải quyết xong mâu thuẫn, xung đột và điểm nóng, đang đi vào giai đoạn khắc phục hậu quả, khôi phục lại các phong trào. Các tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở, nhất là những nơi có xung đột, khiếu nại, tố cáo cần mạnh dạn kiểm điểm về sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, điều hành trước cán bộ đảng viên và nhân dân; có kế hoạch biện pháp tích cực khắc phục sửa chữa để củng cố lòng tin của nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, nhanh chóng ổn định tình hình, xây dựng địa phương phát triển đi lên…. Kiên quyết thay thế những cán bộ đã kết luận và xác định là có vi phạm về nhân cách và phẩm chất đạo đức, không còn tín nhiệm trong Đảng và nhân dân. Chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc, cải cách, sửa đổi thủ tục hành chính trong các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, khắc phục tệ quan liêu, cửa quyền, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực. Rà soát lại việc ban hành các văn bản của Ủy ban nhân dân các cấp và các ngành chức năng, hủy bỏ các văn bản quy định đặt ra trái pháp luật. Củng cố các ngành trong khối nội chính trong sạch, vững mạnh; bố trí đủ cán bộ và tăng cường chế độ, chính sách cho các lực lượng cơ sở đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

2.3.1.3. Làm tốt công tác dân vận, nâng cao nhận thức của người dân về chính sách pháp luật đất đai.

Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận, củng cố các tổ chức đoàn thể ở địa phương như Hội phụ nữ, hội thanh niên, hội nông dân tập thể, hội cựu chiến binh, tổ tự quản, dòng họ tự quản… đầu tư và phát triển các loại hình thông tin đại chúng như trang bị hệ thống loa truyền thanh, xây dựng các nhà văn hóa thực sự là nơi hội họp, nghiên cứu báo chí, văn bản pháp luật của người dân. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân.

Tập trung phát triển kinh tế xã hội, từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giải quyết tốt các mối quan hệ về đất đai để không nảy sinh mâu thuẫn, xung đột. Rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo giữa các vùng. Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ dân số - việc làm trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, cần có chiến lược phát triển các loại hình doanh nghiệp , dịch vụ, công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn để tạo ra việc làm mới, hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa bàn nông thôn… đây là những vấn đề có mối quan hệ trực tiếp tới sự ổn định xã hội. Nếu không giải quyết tốt những vấn đề trên sẽ dẫn đến hoàng loạt những phức

Một phần của tài liệu Xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Hà Nội hiện nay) (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)