Công bố các tài liệu có liên quan đến vụ án tranh chấp

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sử dun ̣g đất tại tòa án nhân dân cấp sơ thẩm (Trang 47)

5. Bố cục đề tài

2.3.4.4. Công bố các tài liệu có liên quan đến vụ án tranh chấp

đất tại Tòa án.

Trong quá trình diễn ra viê ̣c hỏi ta ̣i phiên toà, vâ ̣t chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhâ ̣n vâ ̣t chứng được đưa ra để xem xét như quy đi ̣nh trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sử a đổi, bổ sung năm 2011): “Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên toà; Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với các đương sự đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được”.36

Viê ̣c xem xét các vâ ̣t chứng , ảnh có liên quan đến vụ án sẽ giúp cho Hội đồng xét xử xem xét các chứng cứ mô ̣t cách đầy đủ khách quan và cũng là giúp các đương sự thực hiện đầy đủ nghĩa vu ̣ cung cấp chứng cứ , chứng minh cùng với viê ̣c thực hiê ̣n quyền bảo vê ̣ mình trên cơ sở các chứng cứ được đưa ra trình trước toà.

2.3.5. Thủ tục tranh luận tại phiên Toà sơ thẩm gi ải quyết tranh chấp quyền sƣ̉ du ̣ng đất tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm

Tranh luâ ̣n tại phiên toà là hoạt động trung tâm của phiên toà , bảo đảm cho đương sự bảo vê ̣ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước toà án . Do đó, Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự đã quy đi ̣nh mở rô ̣ng quyền tranh luâ ̣n của đương sự , đề cao vai trò chủ động của đương sự trong viê ̣c tranh luâ ̣n tại phiên toà

35

Điều 222 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

36

2.3.5.1. Trình tự phát biểu khi tranh luận

Mục đích của tranh luâ ̣n là làm rõ thêm các tình tiết , sự kiê ̣n của vu ̣ án . Trong phần tranh luâ ̣n hô ̣i đồng xét xử lắng nghe những người tham gia tố tu ̣ng tranh luâ ̣n về các chứng cứ, tài liệu của vụ án đồng thời dựa vào pháp luâ ̣t đề xuất với Hô ̣i đồng xét xử hướng giải quyết vu ̣ án để bảo vê ̣ cho yêu cầu và quyền lợi của ho ̣ . Đề cao vai trò của đương sự vớ i người bảo vê ̣ quyền và lợ i ích hợp pháp của ho ̣ trong tranh luâ ̣n , đảm bảo cho quá trình tranh luâ ̣n đa ̣t kết quả , tránh tình trạng tranh luận biến thành cuộc cãi vã thì Bô ̣ luâ ̣t Tố tu ̣ng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy đi ̣nh: “1. Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên toà. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau: a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn phát biểu. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến; b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phát biểu. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến; c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến. 2. Trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình phát biểu khi tranh luận”.37Thời gian tranh luâ ̣n tại phiên toà dài hay ngắn là do tính chất phức tạp của từng vụ án chứ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sử a đổi, bổ sung năm 2011) không quy đi ̣nh.

2.3.5.2. Phát biểu khi tranh luận và đối đáp

Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả việc hỏi tại phiên toà. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.38

2.3.5.3. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa giải quyết tranh chấp quyền

sử dụng đất

Tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sử a đổi, bổ sung năm 2011) quy định: “Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các

37Điều 232 Bô ̣ luâ ̣t Tố tu ̣ng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

38http://iso-vietnam.com/cac-quy-dinh-chung-ve-phap-luat-hinh-su--hoi-va-dap/www.hslaw.vn/phap-luat-ve-cu-tru-- hoi-va-dap/thu-tuc-giai-quyet-vu-an-tai-toa-an-cap-so-tham--hoi-va-dap/quy-dinh-ve-phat-bieu-khi-tranh-luan-va- doi-dap.html.

phiên toà sơ thẩm đối với những vụ án do Toà án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần”.39

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát mà cụ thể là của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ thẩm được thể hiện tại bài phát biểu sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong. Nội dung bài phát biểu của Kiểm sát viên phải tập trung vào việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án (Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự).

Như vậy, pháp luật đã xác định rất rõ ràng nội dung phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ thẩm. Nếu như Kiểm sát viên tham gia phiên toà cho rằng Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử vi phạm tố tụng, chẳng hạn còn thiếu người tham gia tố tụng, cần xác minh thu thập thêm chứng cứ,v.v…thì có quyền đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên toà để khắc phục những thiếu sót đó. Ví dụ: Ngày 01 tháng 01 năm 2008, ông A cho ông B vay số tiền là 100.000.000đ với lãi suất là 1%/tháng để kinh doanh với thời hạn vay là một năm. Đến thời hạn trả nợ, ông B vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên vào năm 2010, ông A khởi kiện ông B đòi số tiền nợ gốc và lãi trên. Sau khi hoà giải không thành, Toà án đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, tại phiên toà sơ thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên toà cho rằng Hội đồng xét xử cần phải đưa vợ của ông B là bà C vào tham gia tố tụng mới đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự và đúng quy định pháp luật. Do đó, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên toà để khắc phục thiếu sót này.

Vấn đề đặt ra là ý kiến phát biểu trên của Kiểm sát viên có được ghi nhận vào trong bản án hay không? Đối với vấn đề này trên hiện nay có hai luồng ý kiến khác nhau và có cách làm chưa thống nhất.

Quan điểm thư nhất cho rằng do hiện nay Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao mà cụ thể là Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc ghi nhận ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên trong bản án, do vậy trong bản án không phải ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên.

Quan điểm thứ hai cho rằng trong bản án phải ghi ý kiến của Kiểm sát viên tham gia phiên toà trong phần xét thấy thì mới phù hợp và đúng với quy định của pháp luật. Quan điểm này cho rằng, nếu không ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên thì sẽ không xác định được Thẩm phán, Hội đồng xét xử, cũng hay những người tham gia tố

39

tụng có tuân thủ đúng quy định pháp luật tố tụng hay không? Và quan điểm nào của Kiểm sát viên được chấp nhận, quan điểm nào không được chấp nhận?

Trong hai quan điểm trên thì quan điểm thứ hai có lẽ phù hợp và có cơ sở hơn. Bởi lẽ, khi Kiểm sát viên tham gia phiên toà mà ý kiến phát biểu không được ghi vào trong bản án thì sẽ được thể hiện ở đâu? Mặt khác, nếu trong bản án không thể hiện Hội đồng xét xử chấp nhận hay không chấp nhận ý kiến của đại diện Viện kiểm sát thì quyết định trong bản án chưa đảm bảo được tính khách quan. Chẳng hạn từ ví dụ nêu trên, nếu tại phiên tòa mà Kiểm sát viên đề nghị quan phiên toà để đưa bà C vào tham gia tố tụng, nhưng Hội đồng xét xử không hoãn phiên toà mà tiếp tục xét xử và tuyên án nhưng trong bản án lại không ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên. Vậy cơ sở nào thể hiện Kiểm sát viên đã thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án? Đặt giả thuyết nếu cấp phúc thẩm huỷ án sơ thẩm với vi phạm mà Kiểm sát viên đã đề nghị Toà cấp sơ thẩm khắc phục nhưng không được đồng ý, thì lỗi này thuộc về ai?

Ngoài ra, nếu trong bản án không thể hiện ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên sẽ là một thiếu sót của bản án, bởi lẽ theo quy định thì trong phần xét thấy của bản án Hội đồng xét xử phải xem xét toàn diện, đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, chẳng hạn các đương sự trong vụ kiện và kể cả ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Như vậy, vấn đề đặt ra tại sao ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tham gia phiên toà lại không được đưa vào trong bản án?.

Hơn nữa, theo quan điểm thứ nhất cho rằng hiện nay do chưa có hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao nên không đưa ý kiến của Kiểm sát viên vào trong bản án. Việc lý giải này thật sự chưa ổn và chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Tại Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) đã xác định rõ nội dung phát biểu của Kiểm sát viên và giai đoạn phát biểu là sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong. Như vậy, không thể cho rằng pháp luật chưa quy định nên không thể đưa các ý kiến phát biểu của kiểm sát viên vào trong bản án như nhận định của quan điểm thứ nhất.

Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng, ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên toà sơ thẩm phải được đưa vào trong bản án và Hội đồng xét xử phải nhận định cụ thể ý kiến nào của Kiểm sát viên được chấp nhận, ý kiến nào không được chấp nhận thì mới phù hợp.40

40

http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=17003284 &article_details=1 truy cập ngày 29/9/2014/

2.3.6. Nghị án và tuyên án sơ thẩm gi ải quyết tranh chấp quyền sƣ̉ du ̣ng đất tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm

2.3.6.1. Nghị án

Nghị án là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết đi ̣nh giải quyết vu ̣ án, trên cơ sở kết quả của viê ̣c hỏi và tranh luận tại phiên toà. Hô ̣i đồng xét xử vào phòng nghi ̣ án để thảo luận giải quyết các vấn đề của vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất . Viê ̣c nghi ̣ án đươ ̣c quy đi ̣nh trong Bộ luật tố tụng dân sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) như sau:

“1. Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. 2. Chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

3. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả việc hỏi tại phiên toà và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên.

4. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

5. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án, nhưng không quá năm ngày làm việc kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên toà.

Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên toà và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà biết giờ, ngày và địa điểm tuyên án; nếu Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này”.41

Khi nghi ̣ án mà thấy chứng cứ , tài liệu chưa đủ thì Hội đồng xét xử sẽ cho dừng việc nghị án lại và tiến hành xét hỏi la ̣i, tranh luâ ̣n la ̣i.

2.3.6.2. Bản án sơ thẩm

Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án, phần quyết định; Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Toà án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh

chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử; Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, khởi kiện của cơ quan, tổ chức; đề nghị, yêu cầu phản tố của bị đơn; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhận định của Toà án; điểm, khoản và điều luật của văn bản quy phạm pháp luật mà Toà án căn cứ để giải quyết vụ án; Trong nhận định của Toà án phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Trong phần quyết định phải ghi rõ các quyết định của Toà án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

2.3.6.3. Tuyên á n

Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Nếu thấy có người không đứng dậy, thì Thư ký Toà án phải nhắc nhở họ, nếu người đó báo cáo vì lý do sức khoẻ nên không thể đứng dậy được, thì chủ toạ phiên toà cho phép ngồi tại chỗ và sau đó mới tuyên án. Chủ tọa phiên toà hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án; nếu bản án dài thì có thể thay nhau đọc bản án; Trong trường hợp bản án quá dài, thì chủ tọa phiên toà có thể chỉ yêu cầu mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi đọc phần mở đầu và phần quyết định của bản án ; Sau khi đọc xong bản án, tuỳ vào từng trường hợp cụ

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sử dun ̣g đất tại tòa án nhân dân cấp sơ thẩm (Trang 47)