Bảng 3.5. Kết quả chụp MRI
Kết quả MRI Bệnh nhân Tỉ lệ %
Không tổn thương SC 13 15.5
Có tổn thương SC 71 84.5
Tổng số 84 100.0
Tất cả 84 bệnh nhân đều được chụp phim MRI trong đó có 13 bệnh nhân có kết quả đọc phim MRI không có tổn thương với tỉ lệ là 15.5%. Các bệnh nhân đều được chụp MRI khớp gối nhưng từ nhiều cơ sở khác nhau do đó kết quả chụp không đồng nhất về chất lượng.
3.3. Đặc điểm tổn thương giải phẫu qua nội soi
3.3.1 Phân bố tần suất tổn thương theo sụn chêm
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ tổn thương theo sụn chêm
Có 33/84(38.1%) bệnh nhân tổn thương sun chêm trong và 48/84 (58.3%) bệnh nhân tổn thương sụn chêm ngoài.Tỉ lệ phân bố tổn thương sụn chêm trong và sụn chêm ngoài là như nhau với p < 0.05
3.3.2. Tần suất tổn thương sụn chêm rách theo sừng
Bảng 3.6. Tần suất tổn thương sụn chêm rách theo sừng
Vị trí Sụn chêm Tổng số SC trong SC ngoài n % n % n % Sừng trước 7 19.4 5 9.8 12 13.8 Thân SC 8 22.3 23 45.1 31 35.6 Sừng sau 16 44.4 13 25.5 29 33.3 Sừng trước và thân 1 2.8 2 3.9 3 3.5 Sừng sau và thân 4 11.1 8 15.7 12 13.8 Tổng số 36 100.0 51 100.0 87 100.0
Với sụn chêm trong tỉ lệ rách sừng sau sụn chêm khá cao với 44.4 % ngược lại với sụn chêm ngoài tỉ lệ rách thân sụn chêm lại chiếm tỉ lệ cao tới
45.1%. Tỷ lệ rách sừng trước ở cả sụn chêm trong và sụn chêm ngoài đều thấp hơn nhóm khác
Tỉ lệ tổn thương cả 2 sừng sụn chêm chiếm tỉ lệ ít chủ yếu là rách kiểu quai xô.
3.3.3. Tổn thương phối hợp
Bảng 3.7. Tổn thương phối hợp
Tổn thương Bệnh nhân Tỷ lệ %
Viêm hoạt mạc 12 14.3
Tổn thương bề mặt sụn 10 11.9
Chuột khớp 8 9.5
Tỉ lệ gặp tổn thương phối hợp khá cao với cả 3 loại tổn thương đi kèm là viêm hoạt mạc, tổn thương bề mặt sụn và chuột khớp. Viêm hoạt mạc gặp nhiều nhất với 12 bệnh nhân chủ yếu là các bệnh nhân tràn dịch khớp gối nhiều lần. Một số bệnh nhân vừa tổn thương bề mặt sụn và có chuột khớp.
3.3.4. Đánh giá tổn thương phối hợp và nguyên nhân chấn thương
Bảng 3.8. Đánh giá tổn thương phối hợp và nguyên nhân chấn thương
Tổn thương TNGT TNTT TNSH Tổng số
Bề mặt sụn 4 2 1 7
Chuột khớp 4 1 0 5
Cả 2 tổn thương 1 1 1 3
Tống số 9 4 2 15
Những tổn thương phối hợp là tổn thương bề mặt sụn và chuột khớp gặp nhiều hơn ở những bệnh nhân bị chấn thương do tai nạn giao thông rồi đến tai nạn thể thao.
3.3.5. Liên quan giữa thời gian can thiệp phẫu thuật và tổn thương phối hợp Bảng 3.9. Liên quan giữa thời gian can thiệp phẫu thuật và tổn thương
phối hợp
Tổn thương phối hợp Thời gian chấn thương Tống số
<3 3-12 13-24 24-36
Bề mặt sụn 2 3 0 2 7
Chuột khớp 2 1 2 0 5
Cả 2 tổn thương 2 1 0 0 3
Tống số 6 5 2 2 15
Các bệnh nhân ngoài tổn thương sụn chêm có kèm tổn thương phối hợp thường có thời gian can thiệp phẫu thuật trước 12 tháng. Hai trường hợp tổn thương bề mặt sụn có thời gian can thiệp phẫu thuật rất dài trên 24 tháng.
3.4. Thời gian nằm viện
Bảng 3.10. Thời gian nằm viện
Thời gian (ngày) Bệnh nhân Tỷ lệ %
≤ 5 ngày 83 98.8
> 5 ngày 1 1.2
Thời gian nằm viện của các bệnh nhân đều dưới 5 ngày điều trị chỉ có 1 bệnh nhân có thời gian nằm viện 7 ngày
3.5. Kết quả xa
Tất cả 84 bệnh nhân đã được chẩn đoán tổn thương sụn chêm đơn thuần và phẫu thuật tại Viện chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức đều có địa chỉ cụ thể. Các bệnh nhân này được hẹn khám lại qua thư mời và điện thoại, chỉ có 32/84 bệnh nhân đến khám lại
3.5.1. Đánh giá kết quả theo thang điểm Tegner
Bảng 3.11. Đánh giá kết quả theo mức độ hồi phục khả năng chơi thể thao
Mức độ hồi phục khả năng chơi thể thao Bệnh nhân Tỷ lệ %
Chơi thể thao như trước phẫu thuật 23 71.9
Chơi thể thao kém hơn trước phẫu thuật 9 28.1
Tổng số 32 100.0
ơ
Mức độ thay đổi của thang điểm Tegner tối đa là 2 điểm với 5 bệnh nhân và 1 điểm với 4 bệnh nhân. Điểm Tegner trung bình trước phẫu thuật là 5.45 ± 1.78, điểm Tegner trung bình sau phẫu thuật là 5.03 ± 1.64. Có 9/32 (28.1%) bệnh nhân không phục hồi được khả năng chơi thể thao cũng như khả năng lao động và sinh hoạt như trước chấn thương
3.5.2. Đánh giá sự thay đổi thang điểm Tegner và nguyên nhân chấn thương Bảng 3.12. Đánh giá sự thay đổi thang điểm Tegner và nguyên nhân chấn thương
Điểm Tegner trước và sau phẫu thuật
Nguyên nhân chấn thương
Tổng số
TNGT TNTT TNSH
Không thay đổi 10 10 3 23
Giảm so với trước khi
chấn thương 6 1 2 9
Tổng số 16 11 5 32
Số bệnh nhân có tổn thương sụn chêm do tai nạn giao thông có mức độ phục hồi khả năng chơi thế thao và vận động trở như trước chấn thương là kém hơn so với tổn thương do các nguyên nhân khác. Có 6/9 bệnh nhân không phục hồi được khả năng chơi thể thao và lao động nằm trong nhóm chấn thương do tai nạn giao thông
3.5.3. Đánh giá mức độ thoái hóa khớp theo Kellgren-Lawrence
Bảng 3.13. Đánh giá kết quả theo mức độ thoái hóa khớp trên XQ
Không thoái hóa 15 46.8 Độ 1 10 31.3 Độ 2 4 12.5 Độ 3 2 6.3 Độ 4 1 3.1 Tổng số 32 100.0
Chỉ có 15/32(46.8%) bệnh nhân có kết quả XQ không thoái hóa khớp gối. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối mức độ năng (độ 3, độ 4) chiếm 9.4%
3.5.4. Đánh giá mức độ thoái hóa khớp gối theo tuổi
Bảng 3.14. Đánh giá mức độ thoái hóa khớp gối theo tuổi
Tuổi Mức độ thoái hóa khớp gối theo Kellgren Tổng
số 0 1 2 3 4 <20 2 0 0 0 0 2 20 - 35 10 3 0 0 0 13 35 - 45 3 5 3 0 0 11 >45 0 2 1 2 1 6 Tổng số 15 10 4 2 1 32
Thoái hóa khớp gối bên tổn thương sau phẫu thuật từ 3 – 5 năm ở mức độ nặng chủ yếu gặp các bệnh nhân lớn tuổi. Những bệnh nhân không có hình ảnh thoái hóa khớp đều dưới 45 tuổi.
3.5.5. Đánh giá theo thang điểm Lysholm
Bảng 3.15. Đánh giá theo Lysholm
Số điểm Kết quả Bệnh nhân Tỷ lệ %
91-100 Rất tốt 17 53.1
77-90 Tốt 8 25
68-76 Vừa 5 15.6
< 68 Xấu 2 6.3
32/ 84 bệnh nhân đến kiểm tra lại, đánh giá theo bảng điểm Lysholm kết quả tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ cao với 78.1%, kết quả xấu chỉ có 6.3%
3.5.6. Đánh giá kết quả theo tuổi
Bảng 3.16. Đánh giá kết quả theo tuổi
Tuổi Rất tối Tốt Vừa Xấu Tổng số
<20 1 1 0 0 2
20 - 35 10 3 0 0 13
35 - 45 6 1 3 1 11
>45 0 3 2 1 6
Tổng số 17 8 5 2 32
Lứa tuổi có ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật, tuổi càng lớn kết quả phẫu thuật càng kém hơn. Kết quả xấu gặp ở nhóm tuổi cao.
3.5.7. Đánh giá kết quả theo sụn chêm bị tổn thương
Bảng 3.17. Liên quan giữa sụn chêm tổn thương và kết quả điều trị
Phân loại điểm Lysholm SC tổn thương Tổng số Trong Ngoài Rất tối 7 10 17 Tốt 4 4 8 Vừa 1 4 5 Xấu 1 1 2 Tống số 13 19 32
Không có sự khác biệt về kết quả điều trị theo thang điểm Lysholm với sụn chêm bị tổn thương (p<0.05)
3.5.8. Đánh giá kết quả theo vị trí tổn thương của sụn chêm
Bảng 3.18. Liên quan giữa vị trí tổn thương của sun chêm và kết quả điều trị
Phân loại điểm Lysholm
Vị trí tổn thương
Tổng số
Trước Thân Sau Trước +
thân Thân + sau Rất tối 8 9 0 0 0 17 Tốt 2 1 4 0 1 8 Vừa 0 1 1 0 3 5 Xấu 0 0 0 1 1 2 Tổng số 10 11 5 1 5 32
Tổn thương tại sừng sau và kết hợp sừng sau thân sụn chêm cho kết quả theo thang điểm Lysholm kém hơn so với tổn thương tại sừng trước và thân sụn chêm đơn thuần
3.5.9. Đánh giá kết quả theo thang điểm Lysholm và mức độ thoái hóa khớp gối theo Kellgren-Lawrence
Bảng 3.19. Liên quan giữa thang điểm Lysholm và mức độ thoái hóa khớp gối theo Kellgren-Lawrence
Mức độ thoái hóa khớp theo K-L
Điểm Lysholm
Tổng số
Rất tối Tốt Vừa Xấu
Không thoái hóa 14 1 0 0 15
Độ 1 3 3 4 0 10
Độ 2 0 4 0 0 4
Độ 3 0 0 1 1 2
Độ 4 0 0 0 1 1
Tổng số 17 8 5 2 32
Những bệnh nhân có thoái hóa khớp gối theo K-L càng cao thì điểm Lysholm càng thấp. Các bệnh nhân không có hình ảnh thoái hóa khớp đều có điểm Lysholm rất tốt và tốt
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1.Các yếu tố dịch tễ
4.1.1.Tuổi và giới của bệnh nhân nghiên
Theo kết quả trình bày ở biểu đồ 3.1. các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ giữa nam và nữ khác nhau,tỷ lệ nam chiếm 63.1% và tỷ lệ nứ giới là 36.9%. Có sự chênh lệch về giới này chủ yếu là do nguyên nhân gây chấn thương khớp gối là tai nạn thể thao có tỉ lệ nam cao hơn nữ rất nhiều.Điều này là phù hợp vì tỉ lệ nam giới tham gia chơi thể thao cũng như cường độ và mức độ trong từng môn thể thao của nam giới cao hơn nữ giới rất nhiều.Kết quả này tương tự như của một số tác giả khác như Metcalf M.H thống kê 1485 trường hợp tổn thương sụn chêm đơn thuần thấy tỷ lệ bệnh nhân nam giới chiếm 69% so với 31% bệnh nhân nữ [51]
Trong nhóm các bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình của bệnh nhân là 35.6 tuổi( trẻ nhất là 15 tuổi và già nhất là 64 tuổi). Lứa tuổi gặp tổn thương sụn chêm khớp gối nhiều nhất là 20 đến 35 tuổi chiếm 40.5 %. Đây là lứa tuổi có cường độ lao động và nhu cầu hoạt động mạnh về thể lực nhất là hoạt động thể thao nên là nhóm có nguy cơ chấn thương cao.Trong nghiên cứu của một số tác giả khác như Nguyễn Quốc Dũng[38], Osti L, Liu SH, Raskin A, Merlo F [52] cũng cho kết quả tỷ lệ tổn thương sụn chêm ở nhóm dưới 40 tuổi là rất cao.
Nhìn chung chấn thương kín khớp gối thường gặp ở những bệnh nhân có lứa tuổi hoạt động tích cực, đây là lứa tuổi năng động , đầy đủ về thể chất và thể lực, thích lựa chọn những môn thể thao phổ cập, đối kháng, có nguy cơ chấn thương cao.Mặc dù thương tổn sụn chêm không làm mất hoàn toàn chức
năng vận động của khớp, người bệnh vẫn có thể duy trì công việc nhưng rõ ràng họ phải đến khám để được chẩn đoán và điều trị bởi những triệu chứng không bình thường tồn tại dai dẳng và bản thân người bệnh tự cảm thấy chức năng của khớp gối ngày càng kém đi trong sinh hoạt hàng ngày, khả năng lao động và luyện tập thể thao.
Từ nghiên cứu này ta có thể thấy với sự phát triển nhanh của xã hội trong một số lĩnh vực như giao thông, thể dục thể thao đã làm cho tỷ lệ chấn thương nói chung trong đó có chấn thương khớp gối xu hướng ngày càng tăng.
4.1.2.Nguyên nhân và cơ chế chấn thương
Giải thích nguyên nhân làm cho sụn chêm bị tổn thương, các tác giả đều thống nhât cơ chế là do khớp gối phải chịu một lực tác động đè ép mạnh ở tư thế gấp và xoay cẳng chân. Đây là tư thế thường gặp, đặc biệt trong các chấn thương do hoạt động thể thao. Khi người bệnh ngã do bước hụt hoặc trẹo chân, chân trụ không vững cũng gây chấn thương cho khớp gối.
Ở một số nghiên cứu có số lượng lớn, các tác giả nhận thấy khả năng thương tổn sụn chêm ở gối trái và gối phải là tương đương nhau [52][53]. Kêt quả nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh nhân không nhiều nhưng cũng cho kết quả phù hợp với các tác giả này với 40 gối phải (47.6%) và 44 gối trái (52.4%). Kết quả này cũng giống với một số tác giả khác trong nước như Nguyễn Quốc Dũng [40] nhưng lại khác biệt với nghiên cứu của Trương Chí Hữu, Phạm Chi Lăng với tỷ lệ tổn thương sụn chêm ở gối trái cao hơn gối phải 1,5 lần [13][38]. Có sự khác biệt này do đối tượng trong nghiên cứu của Trương Chí Hữu và Phạm Chi Lăng chỉ là những trường hợp chấn thương thể thao còn trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân ngẫu nhiên trong cộng đồng và chấn thương khớp gối do nhiều nguyên nhân khác.
Trong các nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như ngoài nước tỷ lệ tổn thương sụn chêm do tai nạn thể thao đều cao hơn so với các nguyên nhân khác. Nguyễn Quốc Dũng có kết quả 52.8% bệnh nhân tổn thương sụn chêm do tai nạn thể thao[39], Aglietti P. cho kết quả cao hơn là 64% bệnh nhân và các bệnh nhân đều có cơ chế chấn thương rõ ràng [54]. Chấn thương thể thao hay gặp do điều kiện tập luyện, vui chơi giải trí và nhu cầu sinh hoạt ngày càng phát triển, điều đó khuyến khích mọi người tập luyện thể thao nhưng lại thiếu sự đào tạo kỹ thuật cơ bản nên dễ gây ra chấn thương. Các tác giả đều cho rằng đa số bệnh nhân chấn thương thể thao khớp gối thường ở tư thế gấp và xoay quá mức, lúc này sụn chêm bị kẹt giữa lồi cầu đùi và mâm chày rất dễ bị tổn thương[18]. Theo nghiên cứu của Bonneux I. thì có đến 84.2% trường hợp chấn thương khớp gối gây tổn thương sụn chêm do nguyên nhân thể thao ở tư thế gối gấp[28]. Theo Hulet C.H. thương tổn sụn chêm đơn thuần ở tư thế gối duỗi , cẳng chân ở tư thế cơ năng rất hiếm gặp và thường bị bỏ qua[47].
Đối với nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt đa số các bệnh nhân bị ngã cầu thang hoặc bước hụt làm gối bị gấp sai tư thế .
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu hồi cứu với thời gian sau phẫu thuật từ 3 đên 5 năm, do đó việc tìm hiểu cơ chế chấn thương với các bệnh nhân là rất khó khăn vì đa số bệnh nhân không nhớ chính xác hoàn cảnh mình bị chấn thương. Bên cạnh đó do hạn chế của nghiên cứu hồi cứu một số bệnh nhân không liên lạc lại được để tìm hiểu nguyên nhân chấn thương nên chúng tôi chỉ thống kê nguyên nhân chấn thương khớp gối của 65/84 bệnh nhân.Với nhóm bệnh nhân này chúng tôi có kết quả nguyên nhân chấn thương khớp gối làm tổn thương sụn chêm do tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, tai nạn sinh hoạt là như nhau (bảng 3.3).
4.1.3 Vể thời điểm can thiệp phẫu thuật
Thời điểm tiến hành phẫu thuật là khoảng thời gian được tính từ khi bệnh nhân bị chấn thương đến lúc được can thiệp phẫu thuật. Strobel M. Và đa số tác giả khác đều thống nhất không nên can thiệp nội soi quá sớm với thương tổn ở khớp gối. Đối với một chấn thương kín khớp gối thì nên bất động bằng nẹp sau khi đã chọc hút máu tụ, băng ép. Sau thời gian khoảng ba tuần mới tiến hành can thiệp nội soi. Bất động giúp giảm đau , tạo điều kiện cho tổn thương có thể tự phục hồi được [55]. Các tác giả cũng nhận thấy tiến hành nội soi ngay sau chấn thương khi khớp còn sưng nề, còn chảy máu sẽ gây khó khăn cho việc quan sát, đánh giá tổn thương, ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật. Cảm giác còn đau vẫn còn nhiều sẽ cản trở bệnh nhân tập vận động khớp. Tuy nhiên, cũng không nên tiến hành phẫu thuật muộn quá để tránh ảnh hưởng đến các thành phần khác trong khớp. Theo Strobel M., tình trạng teo cơ tứ đầu đùi sẽ bắt đầu xuất hiện vào tuần thứ 3 sau chấn thương ở 62% những bệnh nhân có tổn thương sụn chêm [56].
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, thời gian trung bình từ khi bị chấn thương đến khi được phẫu thuật là 14.4 tháng (bệnh nhân được phẫu thuật sớm nhất là 3 tuần và bệnh nhân được phẫu thuật muộn nhất là 60