Theo hình thái đường rách

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị rách sụn chêm khớp gối bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện việt đức (Trang 25 - 28)

Phân loại hình ảnh thương tổn sụn chêm được đề cập nhiều vì cần thiết cho việc chẩn đoán và điều trị. Theo cách phân loại tổn thương kinh điển của Trillat chia làm 3 độ và áp dụng cho sụn chêm trong[45]

+ Độ I: Đường rách dọc nằm phía sau dây chằng bên trong.

+ Độ II: Đường rách kéo dài ra phía trước tạo nên một cái quai, có thể trật gây ra kẹt khớp, quai này có thể đứt rời ở phần trước, sau hoặc giữa và trật ra phía sau lồi cầu đùi.

+ Độ III: Quai này trật thường xuyên

Theo Hội phẫu thuật nội soi khớp của Pháp tổn thương sụn chêm có thể chia thành những loại sau:[11][13][42]

+ Tổn thương rách dọc: Đường rách dọc chạy song song với bờ ngoại vi của sụn chêm

+ Tổn thương kiểu nan quạt: Đường rách đi từ bờ chu vi của sụn chêm + Tổn thưong kiểu vạt: Kết hợp kiểu nan quạt với một đường rách dọc, có thể gặp tổn thương kiểu kiểu quai xô nước đứt ở giữa hoặc ở hai đầu

+ Tổn thương kiểu thế: Đường rách dọc mở về phía bờ tự do của sụn chêm, chia sụn chêm thành hai nữa trên và dưới

+ Tổn thương kiểu phức tạp: Phối hợp nhiều tổn thương kể trên

Trong những phân loại thương tổn sụn chêm được đề cập, thì phân loại của O’Connor được coi là đầy đủ nhất [16], chúng tôi áp dụng kiểu phân loại này:

 Đường rách dọc theo thân sụn chêm: đường rách kéo dài dọc

theo thân sụn chêm, đường rách có thể dài hay ngắn, có thể hết hoặc không hết chiều dày nhưng ở hai đầu đường rách vẫn dính với nhau. Tuỳ theo vị trí đường rách mà có hai loại khác nhau (Hình1.13):

+ Rách dọc đơn thuần: phần rách sụn chêm vẫn nằm sát với phần sụn chêm lành.

+ Rách kiểu quai xách: phần ngoại vi của sụn chêm đã trượt vào phía trung tâm của khớp và kẹt trong khe khớp.

 Đường rách ngang thân sụn chêm: đường rách bắt đầu từ bờ tự do và cắt ngang qua thân sụn chêm. Tuỳ theo dài hay ngắn mà đường rách sâu tới nền sụn chêm, chia sụn chêm thành hai nửa trên và dưới (Hình1.15).

 Đường rách chéo thân sụn chêm: đường rách toàn bộ chiều dày sụn chêm, xiên chéo từ bờ tự do ra thân sụn chêm, có thể chéo ra trước hoặc ra sau(Hình 1.13).

 Đường rách hình nan quạt: đường rách từ trong bờ tự do lan toả ra nhiều phía của bờ ngoại biên giống nan quạt, có thể rách hết chiều dày của sụn chêm hay không hết chiều dày. Kiểu rách này thường làm mất khả năng phân phối lực ra phía ngoại biên (Hình1.14).

 Đường rách biến dạng: rách toàn bộ sụn chêm, tổn thương có thể là những xơ tướp nhỏ ở mép sụn chêm hoặc thoái hoá, mất cấu trúc của một phần hay toàn bộ sụn chêm (Hình 1.16).

Hình 1.17. Rách dọc[16]

Hình 1.18. Rách chéo[16]

Hình 1.20. Rách nan quạt[16]

Hình 1.21. Rách biến dạng[16]

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị rách sụn chêm khớp gối bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện việt đức (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w