SỰ KỲ VỌNG LẠM PHÁT CAO VÀ TÍN NHIỆM CỦA CÔNG CHÖNG ĐỐI VỚI NHNN TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHƢA CAO:

Một phần của tài liệu Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam mô hình vecto tự hồi quy (VAR) (Trang 35 - 37)

PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM

2.3.4 SỰ KỲ VỌNG LẠM PHÁT CAO VÀ TÍN NHIỆM CỦA CÔNG CHÖNG ĐỐI VỚI NHNN TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHƢA CAO:

ĐỐI VỚI NHNN TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHƢA CAO:

Trịnh Nguyễn Thanh Hải (2012) khảo sát sâu hơn mức độ tín nhiệm của công chúng đối với mục tiêu của chính phủ. Tác giả tiến hành đưa ra câu hỏi trực tiếp về sự tín nhiệm của các đối tượng khảo sát với mục tiêu lạm phát chính phủ đặt ra, với sự nhấn mạnh cụ thể mục tiêu lạm phát một chữ số của chính phủ trong năm nay. Kết quả cho thấy chỉ 37.1% đáp

viên tin tưởng vào mục tiêu lạm phát mà NHNN đề ra, và đến 62.9% không tin tưởng vào khả năng bình ổn lạm phát của chính phủ, xảy ra ở hầu hết các đối tượng chứ không chỉ tập trung ở một đối tượng nhất định nào. Điều này giải thích một nguyên nhân lớn tại sao NHNN và Chính phủ Việt Nam luôn gặp khó khăn trong vấn đề bình ổn lạm phát thậm chí ngay cả khi lạm phát ở mức thấp (Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành, 2011). Với 62.9% công chúng không tin tưởng vào các chính sách và mục tiêu kinh tế vĩ mô đề ra thì bao nhiêu phần trăm những biện pháp thi hành của chính phủ sẽ phát huy tác dụng? đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu tín nhiệm này cần phải được xem xét một cách cụ thể và nghiêm túc.

Đa số người dân Việt Nam chưa hiểu về cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, họ không biết mục tiêu của NHNN là gì, hành động của của NHNN như thế nào. Khi NHNN hạ lãi suất huy động xuống kiềm chế lạm phát thì người dân không đồng tình và có hiện tượng rút tiền để chuyển sang đầu tư vào các tài sản khác, một phần còn gửi tại ngân hàng là vì chưa tìm được cơ hội sinh lời khác cao hơn (thị trường Chứng khoán không còn hấp dẫn, thị trường Bất động sản đóng băng, và việc mua bán vàng, ngoại tệ gặp một số hạn chế). Họ không hiểu là khi lãi suất càng tăng cao thì đồng nghĩa với tình trạng bất ổn của nền tài chính quốc gia, ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát và từ đó sẽ ảnh hưởng đến giá trị của đồng nội tệ. Do tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm vừa qua tăng cao nên tạo nên kỳ vọng về lạm phát sẽ tiếp tục tăng vì thế khi lãi suất giảm thì người dân cho là họ đang bị thiệt (lãi suất thực âm). Để người dân ủng hộ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thì cần có các hoat động cụ thể như tuyên truyền cho người dân hiểu thêm về cơ chế lạm phát mục tiêu này, có cơ chế điều hành minh bạch, rõ ràng của NHNN. Khi hiểu được mục tiêu và cơ chế điều hành của NHNN thì người cho vay cũng như người đi vay sẽ có những hành động hợp lý và điều đó tác động ngược trở lại làm cho chính sách tiền tệ đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam mô hình vecto tự hồi quy (VAR) (Trang 35 - 37)