PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
2.1 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM:
Hình 2.1 : Diễn biến lạm phát tại Việt Nam ( 2001-2011)
Trong suốt thời gian qua, lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tổn thương nhiều nhất tới kinh tế Việt Nam khi thường xuyên cao hơn, kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân bao gồm:
Lạm phát nhập khẩu: Do là nền kinh tế có độ mở lớn nên những cú sốc giá quốc tế, đặc biệt là giá nhiên liệu và lương thực, thực phẩm, đã góp phần làm tăng CPI của Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá thế giới đến giá cả trong nước là có mức độ và chưa
phải là nhân tố quyết đị
Lạm phát chi phí đẩy: lạm phát trong nước chịu sự tác động của chi ph
lương và điều chỉnh giá một số mặt hàng cơ bản (theo t
0,75%; giá xăng tăng thêm 20% khiến CPI năm 2011 tăng thêm khoảng 0,5%). Nhưng ảnh hưởng của chi phí đẩy ở vòng 1 đến lạm phát chỉ ở mức độ nhất định, chưa phải là yếu tố quyết định làm lạm phát tăng cao.
Lạm phát cầu kéo: lạm phát cầu kéo ở Việt Nam biểu hiện ở việc tổng cầu tăng quá nhanh, thể hiện qua hai khía cạnh: (i) Tổng phương tiện thanh toán (M2) luôn duy trì tốc độ tăng cao (M2 tăng 22,8%/năm giai đoạn 2000-2005 và 29,5%/năm giai đoạn 2006-2010), khiến “độ sâu tài chính” (tính bằng tỷ số M2/GDP) tăng vọt từ mức 97,6% năm 2006 lên tới mức 133,8% năm 2010. Trong giai đoạn 2007-2010, M2 đã tăng 2 lần, trong khi đó GDP danh nghĩa tăng 1,73 lần và GDP thực tế chỉ tăng 1,2 lần; (ii) sản lượng thực tế trong những năm gần đây đã tăng quá cao so với tiềm năng , từ đó gây ra lạm phát.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như tình trạng phát triển quá nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, tình trạng đôla hóa, vàng hóa nghiêm trọng khiến một lượng vốn lớn của xã hội không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất; “Kỳ vọng lạm phát” cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, tạo thành “lạm phát tâm lý”.
i,