PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH ỔN ĐỊNH:

Một phần của tài liệu Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam mô hình vecto tự hồi quy (VAR) (Trang 50 - 53)

GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM

3.3.2PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH ỔN ĐỊNH:

TTTC mà cụ thể là Thị trường Chứng khoán là nơi cung cấp vốn chủ yếu vốn cho nền kinh tế của một quốc gia. Hiện nay nguồn vốn huy động từ TTCK phục vụ cho sản suất kinh doanh không chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Nguồn vốn huy động từ công chúng còn rất lớn

nhưng Việt Nam chưa huy động được, thị trường chưa thu hút được sự quan tâm cũng như sự yên tâm của công chúng đầu tư, tình trạng vi phạm trong việc công bố thông tin của các tổ chức niêm yết. Việt Nam muốn làm được điều đó thì cần tạo ra một cơ chế hoạt động cho TTTC phát triển lành mạnh, ổn định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tạo ra nhiều sản phẩm cho thị trường, cụ thể:

Một là, nâng cao hiệu quả mô hình giám sát tài chính chuyên biệt, nghiên cứu mô hình giám sát tài chính hợp nhất.

Trong các mô hình giám sát tài chính đã biết trên thế giới, không có một mô hình giám sát tối ưu cho tất cả các quốc gia. Ở Việt Nam, do trình độ quản lý, sự phối hợp giữa các bộ/ngành còn hạn chế nên trong tương lai gần, mô hình giám sát hiệu quả vẫn là mô hình giám sát chuyên ngành. Tuy nhiên, để mô hình giám sát chuyên ngành này hoạt động hiệu quả.Thanh tra, giám sát ngân hàng, chứng khoán không chỉ giám sát các hoạt động hiện tại của các tổ chức mà còn phải phát hiện ra những hạn chế của khung thể chế hiện hành so với sự phát triển thực tế của hệ thống tài chính - ngân hàng, đặc biệt, cần lưu tâm đến hoạt động của thị trường vốn ngầm. Vấn đề nhân sự, các điều kiện/công cụ hoạt động như hệ thống thông tin, các phần mềm phân tích, đánh giá từ xa cần phải được củng cố kịp thời với quá trình tự do hóa, mở cửa hệ thống ngân hàng.

Các công ty cần phải thực hiện hệ thống kế toán theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là vấn đề phân loại nợ theo mức độ rủi ro, hạch toán thu nhập/chi phí một cách trung thực; thực hiện kiểm toán độc lập nghiêm túc hàng năm. Bên cạnh vấn đề minh bạch tài chính ngân hàng, chứng khoán cần có cơ chế, chính sách cho phép kết nối mức độ rủi ro của mỗi tổ chức với chi phí hoạt động của tổ chức đó.

Hai là, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát TTTC dựa trên rủi ro.

Trước mắt, cần thu hẹp các chuẩn mực trong nước với chuẩn quốc tế (hoàn tất Basel II, tiến tới Basel III). Xây dựng và áp dụng các chỉ tiêu giám sát và ngưỡng cảnh báo an toàn

vĩ mô, các mô hình định lượng và các quy chuẩn, chỉ tiêu giám sát các tập đoàn tài chính. Qua đó, giảm thiểu các rủi ro toàn hệ thống và nâng cao hiệu quả giám sát toàn TTTC. Xây dựng các tiêu chí phân loại và giám sát các tập đoàn tài chính, ngân hàng, chứng khoán theo nguyên tắc cơ bản là thực hiện giám sát chặt chẽ, song không làm triệt tiêu tính năng động, sáng tạo của TTTC. Đồng thời, cần xây dựng các quy trình phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan giám sát chuyên ngành trong việc chia sẻ trao đổi thông tin, cùng hợp tác, phân tích, đưa ra cảnh báo, kiến nghị chính sách.

Ba là, nâng cao chất lượng giám sát của từng định chế tài chính

Đẩy mạnh tái cấu trúc các định chế tài chính, đồng thời, hoàn thiện bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của từng tổ chức. Kinh doanh ngân hàng - chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro nhưng trong thời gian qua, do chạy theo thị phần và lợi nhuận trong ngắn hạn, các định chế này chưa coi trong đúng mức kiểm tra kiểm soát nội bộ, quản trị

rủi ro.

Một số hoạt động có tính rủi ro cao, không được ngăn chặn/hạn chế thì khi nền kinh tế bất ổn, thị trường biến động thất thường, một số NHTM, công ty chứng khoán sẽ thiếu thanh khoản, nợ xấu tăng cao. Vì vậy, để TTTC phát triển ổn định, lành mạnh có khả năng chống đỡ các cú sốc cả bên trong và bên ngoài thì từng tổ chức phải cải thiện căn bản chất lượng quản trị, xác định rõ rủi ro, sử dụng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ để nâng cao chất lượng hoạt động.

Bốn là, nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực giám sát

Xây dựng cơ sở dữ liệu đầy dủ, nhất quán, có phạm vi rộng, tần suất cao và áp dụng công nghệ giám sát hiện đại (hệ thống thông tin quản lý - MIS để cập nhật thông tin từ cơ sở được giám sát đến cơ quan giám sát một cách nhanh chóng, kịp thời và đưa ra các dự báo

chính xác) và nâng cao năng lực phân tích chính sách, dự báo tài chính vĩ mô cũng như cảnh báo khủng hoảng tài chính.

Mặt khác, cần tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan giám sát cho dù giám sát toàn hệ thống hay trong phạm vi khu vực. Có cơ chế đãi ngộ hợp lý, để một mặt thu hút được nguồn lực giỏi, mặt khác ngăn chặn rủi ro đạo đức nảy sinh. Bên cạnh đó cần nhanh chóng “xây dựng bộ chứng chỉ hành nghề ngân hàng”.

Như vậy, để bảo đảm sự an toàn và ổn định bền vững của hệ thống tài chính trong điều kiện hội nhập thì cải cách căn bản, toàn diện hệ thống quản lý, giám sát tài chính là hết sức cần thiết nhằm xây dựng một nền tài chính có tính cạnh tranh cao và một hệ thống giám sát hiệu quả, phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Để đạt được điều này đòi hỏi phải có những biện pháp, chính sách cụ thể, để tránh những tác động tiêu cực tới nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam mô hình vecto tự hồi quy (VAR) (Trang 50 - 53)