NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHƢA ĐỘC LẬP:

Một phần của tài liệu Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam mô hình vecto tự hồi quy (VAR) (Trang 34 - 35)

PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM

2.3.3 NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHƢA ĐỘC LẬP:

Việc hoạch định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm: (1) xây dựng dự án điều hành chính sách tiền tệ hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô (lạm phát, GDP v.v...) của Quốc hội đề ra, Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án chính sách tiền tệ hàng năm để thực hiện mục tiêu của Quốc hội và trình Chính phủ phê duyệt, trong đó Ngân hàng Nhà nước đề xuất định hướng điều hành CSTT cũng như xây dựng các chỉ tiêu tiền tệ định hướng của năm; và (2) xây dựng phương án điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá

hàng quý, tháng, các phương án điều hành chính sách tiền tệ đột xuất. NHNN theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ, rà soát, đánh giá các giải pháp điều hành các công cụ CSTT đã thực hiện, dự báo các diễn biến tiền tệ, xây dựng dự án điều hành CSTT bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, đề xuất các giải pháp điều hành CSTT đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, vậy NHNN Việt Nam ở mức độ 3 về sự đôc lập.

Hiện nay NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ trực thuộc chính phủ nên hiện tại thì quyết định mục tiêu của chính sách tiền tệ do Quốc hội đề ra và NHNN điều hành là vấn đề kỹ thuật chứ không có quyền quyết định mục tiêu theo mong muốn. Chính sách tiền tệ của ta lại là chính sách đa mục tiêu mà lại không quy định rõ mục tiêu nào là ưu tiên số một nên rất khó cho NHNN trong việc điều hành. Khi chính phủ cần đạt mục tiêu nào đó phát hành thêm tiền để chi tiêu hoặc vì mục tiêu khác thì NHNN phải tuân theo. Điều đó làm ảnh hưởng đến lượng cung tiền và làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước đã độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ, song nếu NHNN chưa độc lập về hoạt động tài chính thì sự độc lập ấy vẫn phải chịu áp lực nhất định từ phía Chính phủ. Độc lập tài chính của NHNN thể hiện ở ba khía cạnh: (1) NHNN có quyền tự chủ trong việc quyết định phạm vi và mức độ tài trợ cho chi tiêu Chính phủ; (2) có nguồn tài chính đủ lớn để không phụ thuộc vào sự cấp phát của Chính phủ; (3) Thống đốc có toàn quyền quyết định hầu hết các khoản chi tiêu trong khuôn khổ ngân sách được phê duyệt. Trong ba khía cạnh trên, khía cạnh thứ nhất là đặc biệt quan trọng.

Một phần của tài liệu Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam mô hình vecto tự hồi quy (VAR) (Trang 34 - 35)