3.2.2 ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO KHUÔN KHỒ HÀNH LANG LÃI SUẤT:

Một phần của tài liệu Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam mô hình vecto tự hồi quy (VAR) (Trang 48 - 49)

GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM

3.2.2 ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO KHUÔN KHỒ HÀNH LANG LÃI SUẤT:

LANG LÃI SUẤT:

Tô Thị Ánh Dương và cộng sự (2012) cho rằng mục tiêu ưu tiên hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, xét các điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay cho thấy chưa đủ các điều kiện cần thiết để NHNN thực hiện chuyển hoàn toàn sang khuôn khổ CSTT điều tiết lãi suất. Do đó, NHNN tiếp tục lựa chọn mục tiêu điều hành theo khối lượng kết hợp với việc điều tiết lãi suất, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để chuyển dần sang điều tiết lãi suất để nâng cao hiệu quả và tăng tính minh bạch trong điều hành chính sách tiền tệ, tiến tới thực hiện khuôn khổ CSTT theo mục tiêu lạm phát. Theo đó NHNN tiếp tục điều hành lượng tiền cung ứng trong phạm vi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đạt được các chỉ tiêu tiền tệ định hướng (tổng phương tiện thanh toán và tín dụng) kết hợp với điều tiết lãi suất, trên cơ sở đó đạt được mục tiêu lạm phát đã được Quốc hội thông qua. Do đó, trong khi chưa chuyển sang cơ chế lạm phát mục tiêu, NHNN vẫn có thể nghiên cứu áp dụng việc điều hành CSTT theo lãi suất, trước mắt xây dựng một hành lang lãi suất (cao nhất và thấp nhất) để điều chỉnh thị trường, để từ đó tác động đến lạm phát. Trong thời gian tới, NHNN cần xây dựng hành lang lãi suất đủ rộng để tạo động lực cho thị trường liên ngân hàng với lãi suất cho vay qua đêm của NHNN là lãi suất trần, lãi suất tiền gửi của các TCTD tại NHNN là lãi suất sàn, cụ thể:

- Đối với lãi suất sàn: là lãi suất tiền gửi mà các TCTD được hưởng khi thừa vốn và gửi tại NHNN, nó được hình thành trên cơ sở đấu thầu hoặc do NHNN ấn định. Trong điều kiện thiếu vốn khả dụng như hiện nay, NHNN nên ấn định mức lãi suất này.

- Đối với lãi suất trần: là lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các TCTD, theo đó lãi suất cho vay qua đêm sẽ điều chỉnh cho phù hợp quan hệ với các loại lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.Việc lựa chọn lãi suất cho vay qua đêm của NHNN làm lãi suất trần do: (1) hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng không ngừng phát triển và giữ vai trò là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, bởi vậy, các TCTD thực hiện giao dịch liên ngân hàng chủ

yếu qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; (2) các TCTD đáp ứng đủ điều kiện sẽ được NHNN cho vay qua đêm (vào cuối ngàylàm việc, nếu các TCTD thiếu hụt tạm thời về thanh khoản và có tàisản cầm cố theo quy định của NHNN, các TCTD sẽ được NHNN cho vay qua đêm); và (3) hiện nay, lãi suất cho vay qua đêm của NHNN đối với TCTD là lãi suất cho vay cao nhất của NHNN. Trong trường hợp TCTD sau khi tham giam gia thị trường mở vẫn thiếu vốn nhưng không vay được từ các TCTD khác thì sẽ được vay NHNN bằng mức lãi suất cho vay qua đêm (lãi suất trần); hoặc nếu TCTD vẫn thừa vốn không cho vay trên thị trường liên ngân hàng sẽ có thể gửi tại NHNN với lãi suất tiền gửi (lãi suất sàn). Cơ chế điều hành lãi suất này sẽ tạo động lực cho các TCTD vay mượn lẫn nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, nếu không sẽ phải đi vay NHNN với lãi suất trần (nếu thiếu vốn) hoặc chỉ được hưởng lãi suất sàn (nếu thừa vốn).

Một phần của tài liệu Các điều kiện thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam mô hình vecto tự hồi quy (VAR) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)